Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

“Nữ tướng” chống dịch Covid-19 nơi cửa ngõ Thủ đô

(LĐTĐ) Trong suốt hơn 2 năm qua, từ khi bắt đầu xuất hiện dịch Covid-19, đã có rất nhiều gương sáng phụ nữ nơi tuyến đầu chống dịch sẵn sàng gác lại bộn bề lo toan gia đình, nguyện thành “lá chắn thép” nơi cửa ngõ Thủ đô. Và Tiến sĩ, bác sĩ Lã Thị Lan, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội chính là một trong những “nữ tướng” trên chiến tuyến đầu diệt "giặc" Covid-19, góp phần đem lại bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.
Thói quen ăn uống giúp tăng cường miễn dịch, chống lại COVID-19 Cảnh báo tình trạng tuồn thiết bị bảo hộ, máy tạo oxy, kít xét nghiệm Covid-19… đã qua sử dụng Hà Nội không còn xã, phường nào vùng cam và vùng đỏ, vùng vàng tăng so với tuần trước

Xuyên đêm điều tra ổ dịch

Đại dịch Covid-19 đã trở thành cuộc chiến chưa có hồi kết, là nỗi ám ảnh khủng khiếp đối với toàn nhân loại và người dân Việt Nam. Trong cuộc chiến phòng, chống Covid-19 không khoan nhượng này, Tiến sĩ, bác sĩ Lã Thị Lan - Phó Giám đốc CDC Hà Nội, đành gác lại những niềm vui cùng gia đình, ứng trực trên cơ quan, cũng như tại các khu thu dung, ổ dịch… ngày đêm làm nhiệm vụ. Mặc dù là phụ nữ, nhưng khối lượng công việc mà vị Phó Giám đốc này đảm nhiệm trong suốt thời gian qua không hề nhỏ, tuy nhiên, ở bất cứ vị trí nào chị đều "tròn vai".

“Nữ tướng” chống dịch Covid-19 nơi cửa ngõ Thủ đô
Tiến sĩ, bác sĩ Lã Thị Lan, Phó Giám đốc CDC Hà Nội.

Chia sẻ về công việc của mình, bác sĩ Lan cho biết: “Ngay từ những ngày đầu bùng phát dịch Covid 19, tôi đã trực tiếp làm việc tại các khu cách ly tập trung để hướng dẫn vận hành; đồng thời thu thập các vấn đề thực tế để có những đóng góp trong việc xây dựng nội dung hướng dẫn vận hành khu cách ly tập trung và tại nơi cư trú”. Song song với đó, bác sĩ cũng là Chủ trì nhóm chuyên môn của Hà Nội, chuyên xây dựng tài liệu và hướng dẫn các cơ sở sử dụng phòng hộ cá nhân ngay từ những ngày đầu có dịch.

Với tinh thần “chống dịch như chống giặc” và nhiệt huyệt luôn thường trực, bác sĩ Lan không chỉ lên phương án tham mưu tốt mà còn trực tiếp hành động một cách quyết liệt, đầy trách nhiệm để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch có hiệu quả. Trong hai năm 2020 và 2021, mỗi khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cũng là lúc bác sĩ Lan luôn sâu sát, có mặt tại các ổ dịch để cùng làm và “cầm tay chỉ việc”, tập huấn cho cơ sở về công tác phòng, chống dịch.

Đặc biệt, Phó Giám đốc CDC Hà Nội còn phụ trách 5 đội cơ động và 10 quận huyện trong công tác phòng, chống dịch. Bởi vậy, bất kể ngày hay đêm, khi có tin báo ổ dịch mới là chị lập tức có mặt tại địa bàn, điều tra sơ bộ, xử lý nhanh sau đó làm việc với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch địa phương về hướng điều tra, xử lý tiếp theo; kiểm tra giám sát, hướng dẫn tại các khu cách ly, điểm chốt. Chị còn nghiên cứu tài liệu hướng dẫn trong và ngoài nước; họp chỉ đạo chống dịch; tập huấn; đọc phân tích diễn biến từng ca nhiễm, từng ổ dịch để ra hướng xử trí tiếp theo…

“Nữ tướng” chống dịch Covid-19 nơi cửa ngõ Thủ đô
Phó Giám đốc CDC Hà Nội Lã Thị Lan cùng các đồng chí lãnh đạo phường Việt Hưng, quận Long Biên, kiểm tra công tác phòng dịch tại khu cách ly trong năm 2021.

Trước tình hình số ca bệnh ngày càng tăng, đồng nghĩa với những khó khăn, vất vả của những cán bộ y tế dự phòng như bác sĩ Lan càng nhiều. Đằng sau mỗi thông báo ca bệnh khô khốc, nhưng phía sau là sự cố gắng làm việc của cả một tập thể cán bộ, nhân viên y tế dự phòng trong công tác điều tra, truy vết, lấy mẫu, xét nghiệm…

Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Lan cho hay: CDC Hà Nội là một tập thể trên tuyến đầu phòng, chống dịch. Do vậy, trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khó lường, đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế của Trung tâm luôn trong tâm thế sẵn sàng về lực lượng, vật chất, trang thiết bị, các kịch bản ứng phó với dịch bệnh khi cần thiết.

“Dù xác định trước khó khăn, vất vả kéo dài, nhưng trong thời gian chống dịch, công việc quá nhiều, nhân viên y tế trong hệ thống phòng dịch ai cũng phải làm việc tăng công suất gấp 2-3 lần, cá nhân tôi cũng vậy. Khó khăn, vất vả trong những ngày đại dịch căng thẳng thì khó có thể kể hết. Nhưng những ngày làm việc xuyên ngày, đêm, không có ngày nghỉ, không cả có giờ giấc, là chuyện trở lên quá đỗi bình thường” - bác sĩ Lan nói.

Hiện, do số mắc tăng cao, hầu hết ngươì nhiễm sẽ theo dõi điều trị tại nhà, họ rất cần được tư vấn, chăm sóc đúng để tránh chuyển bệnh nặng. Nên lúc rảnh rỗi bản thân bác sĩ Lan cũng tham gia tư vấn cho bệnh nhân mắc Covid- 19 điều trị tại nhà. Cùng với công tác chuyên môn, bác sĩ Lan còn là một trong những thành viên tích cực tham gia vận động các tổ chức tài trợ máy móc, sinh phẩm, khẩu trang N95 cho công tác phòng, chống dịch tại Trung tâm cũng như cho các đơn vị trên địa bàn Thành phố.

Sống trọn vẹn, hết mình với những khác biệt của nghề

Không trực tiếp tham gia khám chữa, cấp cứu bệnh nhân, nhưng các cán bộ, nhân viên y tế làm công tác y tế dự phòng luôn là những người đi đầu trong “trận chiến” chống dịch Covid-19, xông pha vào các vùng tâm điểm để dập dịch nhanh chóng và hiệu quả. Vậy nên, trong cuộc chiến cam go chống dịch Covid-19 tại Hà Nội, có không ít cán bộ, nhân viên y tế dự phòng trở thành F1, thậm chí là F0.

“Các cán bộ y tế trực tiếp tại làm việc các ổ dịch, cán bộ xét nghiệm, cũng là những người có nguy cơ nhiễm cao nhất. Ai cũng lo bị nhiễm, ai cũng sợ. Nhưng chúng tôi là người có chuyên môn, biết cách phòng hộ nên ít sợ hơn. Vả lại, đã chọn nghề y thì cũng phải chấp nhận rủi ro của nghề nghiệp”, bác sĩ Lan lý giải.

“Nữ tướng” chống dịch Covid-19 nơi cửa ngõ Thủ đô
Nữ Phó Giám đốc CDC Hà Nội kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các điểm chốt.

Bên cạnh đó, với những cán bộ, nhân viên y tế dự phòng công việc chiếm trọn phần lớn thời gian, bởi vậy những ngày Lễ, ngày Tết thường không trọn vẹn bên gia đình, người thân. Thế nhưng, với tấm lòng của người thầy thuốc, đội ngũ cán bộ y tế dự phòng đã vượt lên trên những khó khăn đặc thù, kể cả nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh… ngày đêm lặng thầm cống hiến, góp phần quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Chia sẻ về động lực làm việc trong suốt thời gian qua, bác sĩ Lan cho biết, tình yêu thương con người cùng với trách nhiệm nghề nghiệp luôn là những động lực hàng đầu giúp đội ngũ cán bộ và nhân viên y tế dự phòng cố gắng hơn trong công việc. “Thực tế làm việc trong suốt thời gian qua, tôi luôn động viên anh, em cố gắng hơn nữa trong công việc, bởi lẽ khi mình cố gắng thêm được bao nhiêu thì sẽ giảm được số ca mắc, số người tử vong vì Covid-19 bấy nhiêu”, bác sĩ Lan cho biết.

Đặc biệt, chính sự sẻ chia, quan tâm động viên bằng cả vật chất và tinh thần của người thân, bạn bè và nhân dân trong thời gian qua, cũng chính là liều thuốc tinh thần giúp đội ngũ nhân viên y tế có thêm động lực “chiến đấu” đẩy lui dịch bệnh. Theo bác sĩ Lan, trong suốt thời gian chống dịch, đã có nhiều phong trào tiếp sức cho cán bộ y tế. Rất nhiều bạn bè, người thân, thậm chí có những người chưa từng quen biết trước đó đã luôn nhắn tin, điện thoại động viên và luôn hỏi “Có cần gì không, cần gì thì cứ bảo nhé”.

“Nhiều suất cơm, gói bánh, hộp sữa, gói cà phê, trái cây; nhiều khi là cân giò hoặc hộp thịt bò và cả các phương tiện phòng hộ cá nhân… được mọi người gửi đến tiếp sức cho chúng tôi. Điều này giúp chúng tôi luôn thấy ấm áp, luôn thấy mình không đơn độc. Trong mỗi món quà vật chất đó ngoài chứa đựng tấm chân tình, chúng tôi nghĩ còn có niềm mong mỏi, gửi gắm của bạn bè, của người dân. Họ mong chúng tôi không gục gã, họ dõi theo cán bộ y tế và mong chiến thắng bệnh dịch. Vì thế mà tôi và các đồng nghiệp luôn cố gắng không cho phép mình buông xuôi ngay cả khi đã rất mệt mỏi”, bác sĩ Lan nói.

Mặc dù cả hai năm qua luôn là những giấc ngủ chập chờn, những bữa cơm vội, nhưng nhiều lúc vị Phó Giám đốc CDC Hà Nội vẫn ước một ngày có thể kéo dài ra hơn, bởi với chị luôn mang phương châm “làm hết việc, không làm hết giờ”, ngày nào người dân còn gặp nguy hiểm thì ngày đó chị và đồng nghiệp còn sẵn sàng trực chiến và chiến đấu.

Không thể kể hết được những công sức, sự đóng góp của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế dự phòng nơi tuyến đầu chống dịch, đặc biệt là sự sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của nữ Phó Giám đốc CDC Hà Nội. Nhờ sự cống hiến âm thầm nhưng cao cả của họ, mà trong hơn 2 năm qua, dù dịch Covid-19 vẫn hết sức phức tạp, khó lường nhưng thành phố Hà Nội vẫn đạt được nhiều kết quả khả quan, kiểm soát tốt được tình hình dịch bệnh.

“Nữ tướng” chống dịch Covid-19 nơi cửa ngõ Thủ đô
Bác sĩ Lã Thị Lan thăm, tặng quà các bệnh nhi nhân ngày 1/6 tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn.
Sắp tới Ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2), nhiều cá nhân ngành Y tế Thủ đô sẽ được tôn vinh vì những cống hiến trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Nhắc tới ngày vui của ngành, của bản thân và đồng nghiệp, bác sĩ Lan cho biết: Công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã diễn ra trong suốt hơn 2 năm qua, đã có hàng chục ngàn cán bộ y tế không quản ngày đêm, không quản vất vả, làm việc tăng ca nhằm ngăn chặn đại dịch và chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người dân. Tất cả họ đều xứng đáng được tôn vinh, xứng đáng được nhận bằng khen...

“Hiện nay, có thể nói chúng ta đã vượt qua cơn nguy hiểm của dịch Covid-19. Số nhiễm bệnh ở Hà Nội cũng như nhiều địa phương tăng cao, tuy nhiên số ca tử vong rất thấp và không gây thảm họa như ở một số địa phương trong giai đoạn trước. Đó chính là phần thưởng lớn nhất trong ngày 27/2 với những người đã tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 như chúng tôi suốt thời gian qua”, bác sĩ Lan chia sẻ thêm.

Bên cạnh những thành tích nổi bật trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, bác sĩ Lã Thị Lan còn làm tốt nhiều nhiệm vụ chuyên môn khác. Trong đó, bác sĩ Lan còn phụ trách công tác phòng, chống HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản và phòng, chống bệnh không lấy nhiêm. Thời gian qua, bác sĩ Lan đã xây dựng các quy định, hướng dẫn và triển khai các biện pháp về thích ứng phòng, chống dịch Covid-19 để giữ ổn định công tác phòng, chống HIV/AIDS. Đảm bảo người nhiễm HIV, người nghiện ma túy vẫn được duy trì điều trị ARV và methadone trong hoàn cảnh có dịch Covid-19 và giãn cách xã hội. Với những phấn đấu, nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt thời gian qua, bác sĩ Lã Thị Lan đã vinh dự được nhận nhiều bằng khen từ Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội; nhiều năm liên tiếp đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở…
Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ?

Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ?

(LĐTĐ) Theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ, có 3 cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão (cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5).
Dự báo thời tiết Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025

Dự báo thời tiết Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát bản tin dự báo thời tiết tại các khu vực trên cả nước dịp Lễ khai giảng năm học mới từ ngày 4-5/9/2024.
Từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh, gió giật cấp 17

Từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh, gió giật cấp 17

(LĐTĐ) Bão số 3 có tên quốc tế là Yagi hoạt động trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc biển Đông. Dự báo, từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc biển Đông, gió mạnh có thể lên tới cấp 14, giật cấp 17 ở vùng gần tâm bão.
Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
TP.HCM: Tước giấy phép lái xe gần 900 trường hợp vi phạm giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

TP.HCM: Tước giấy phép lái xe gần 900 trường hợp vi phạm giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Ngày 3/9, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an Thành phố Hồ Chí Minh (PC08) cho biết, trong 3 ngày nghỉ lễ 2/9 năm 2024 (từ ngày 31/8 đến sáng 3/9), lực lượng cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xử lý 5.845 trường hợp vi phạm trên cả đường bộ và đường thủy; tạm giữ 8 xe ôtô, 2.063 xe môtô, 17 xe thô sơ.
Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Hà Nội đang triển khai nhiều dự án giao thông lớn như: Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1); Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai… đáng chú ý, có dự án đã giải ngân 80,9% kế hoạch vốn song vẫn có dự án chỉ giải ngân 10,3% kế hoạch vốn…
Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), tính đến 19 giờ ngày 2/9, đã có khoảng 71.800 lượt hành khách tham quan, trải nghiệm hai tuyến đường sắt đô thị của Thủ đô trong ngày Quốc khánh.

Tin khác

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian qua, các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực, nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh, góp phần rút ngắn thời gian chờ khám của người bệnh, giảm tải áp lực cho nhân viên y tế, đem đến sự hài lòng cho người bệnh và người nhà người bệnh.
Sẵn sàng tâm thế vào năm học mới

Sẵn sàng tâm thế vào năm học mới

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024 đã khép lại với nhiều kết quả toàn diện. Bên thềm khai giảng, cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng về cơ bản đã sẵn sàng tâm thế để bước vào năm học mới 2024 - 2025 với nhiều kỳ vọng thành công.
Hà Nội: Đón 673.000 du khách trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Hà Nội: Đón 673.000 du khách trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Hà Nội đã đón 672,9 nghìn lượt khách du lịch, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, lượng khách quốc tế đạt 58,9 nghìn lượt, tăng 35,8% so với năm trước. Tổng thu từ du lịch ước đạt hơn 2 nghìn tỷ đồng. Để đạt được kết quả này, ngành du lịch Thủ đô đã có nhiều hoạt động nhằm thu hút khách cũng như xây dựng hình ảnh Hà Nội là điểm đến an toàn, chất lượng, hấp dẫn.
Hà Nội đón gần 673.000 lượt khách, thu hơn 2,18 nghìn tỷ đồng trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh

Hà Nội đón gần 673.000 lượt khách, thu hơn 2,18 nghìn tỷ đồng trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh

(LĐTĐ) Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 (từ 31/8 đến 3/9/2024), Thủ đô Hà Nội đã chào đón 672,9 nghìn lượt khách du lịch, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, lượng khách quốc tế đạt 58,9 nghìn lượt, tăng 35,8% so với năm trước, với các thị trường chính đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, và các nước phương Tây.
Cao Bằng sẵn sàng cho Hội nghị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8

Cao Bằng sẵn sàng cho Hội nghị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8

(LĐTĐ) Từ ngày 5 - 15/9, tỉnh Cao Bằng sẽ trở thành tâm điểm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Chiêu trò lừa đảo thu học phí tân sinh viên ngày càng tinh vi

Chiêu trò lừa đảo thu học phí tân sinh viên ngày càng tinh vi

(LĐTĐ) Lợi dụng thời điểm các sinh viên vừa trúng tuyển đang làm thủ tục nhập học, một số đối tượng đã giả mạo là đầu mối của một số trường đại học để lừa chuyển tiền học phí, lệ phí nhập học.
Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

(LĐTĐ) Tự ý uống thuốc, bỏ thuốc hoặc không đi khám thường xuyên... nhiều người mắc bệnh nền mãn tính gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Lấy ý kiến dự thảo quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý liên kết đào tạo với nước ngoài

Lấy ý kiến dự thảo quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý liên kết đào tạo với nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
50 lời chúc ý nghĩa cho ngày khai giảng năm học 2024 - 2025

50 lời chúc ý nghĩa cho ngày khai giảng năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Trong không khí rộn ràng tràn ngập hứng khởi sắp đến ngày khai giảng năm học 2024 - 2025, hãy dành cho thầy cô và các em học sinh những lời chúc tốt đẹp nhất, kỳ vọng một năm học mới với nhiều niềm vui và thành công.
Xem thêm
Phiên bản di động