Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Phí và lệ phí Thú y: Dùng giằng giữa bỏ và không

Thời gian qua, dư luận khá bức xúc về việc con gà, quả trứng phải cõng hàng chục loại phí. Điều này, không chỉ gây phiền hà cho người chăn nuôi mà còn đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Thế nhưng khi Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn; Bộ Tài chính  dự kiến bãi bỏ 14 mục thu lệ phí quy định tại phụ lục 1 của Thông tư 04/2012/TT-BTC (gọi tắt là Thông tư 04) ngày 5/1/2012 và 17 loại phí trong cùng thông tư, chỉ xem xét giữ lại một số loại phí trong công tác thú y thì lại nhận được ý kiến  đa chiều.
Phí ATM “móc túi” khách hàng
Chấn chỉnh việc thu phí và lệ phí tràn lan
Thu phí bảo trì đường bộ: Còn nhiều bất cập

Phí chồng phí

Theo ông Huỳnh Tấn Phát, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, chăn nuôi nhỏ lẻ hiện chiếm 65 - 70% tổng đàn tại Việt Nam, trong khi thực tế cho thấy, việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không khai báo kiểm dịch, không được kiểm soát chặt chẽ ngay trong nội tỉnh là một trong những nguyên nhân làm dịch bệnh lây lan. Nếu không kiểm soát được hoạt động vận chuyển sẽ rất khó kiểm soát dịch bệnh lây lan, chưa kể, chúng ta khó kiểm soát về an toàn vệ sinh thực phẩm, không thể truy xuất được nguồn gốc thực phẩm nên không thể bãi bỏ việc cấp giấy kiểm dịch an toàn dịch bệnh (ATDB).

Cũng theo ông Phát, chi phí thú y lên con gà là lớn nhất nhưng cũng chỉ chiếm 1,65% giá thành trong khâu sản xuất con giống, 0,31% giá thành đối với cơ sở sản xuất gà thịt và 0,83% đối với đơn vị giết mổ. Nhưng nếu bỏ hoàn toàn phí, lệ phí thú y thì sẽ ảnh hưởng tới đời sống của cán bộ thú y các địa phương đang nhận lương từ phí, lệ phí.

Phí và lệ phí Thú y: Dùng giằng giữa bỏ và không
Người chăn nuôi đang phải gồng mình gánh phí

Không đồng tình với quan điểm của ông Phát, ông Âu Thanh Long, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, cho rằng, ngành thú y đang can thiệp vào quá nhiều khâu của quá trình sản xuất kinh doanh nên bộ máy cồng kềnh và không hiệu quả. Đồng quan điểm này, giám đốc một doanh nghiệp giết mổ gia cầm trên địa bàn Hà Nội khẳng định, dù mức thu phí tính trên đầu con gà không lớn nhưng cũng tác động đến giá thành sản xuất, tức là ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Hơn nữa, phí và lệ phí chỉ là một phần, điều doanh nghiệp đang phải chịu phiền hà là có quá nhiều thủ tục rườm rà, trùng lặp liên quan đến thú y làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp cũng như người chăn nuôi.

Vị giám đốc này ví dụ, để một cơ sở chăn nuôi (tư nhân) đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận ATDB, cơ quan thú y trước đó đã tiến hành rất nhiều thời gian thẩm định. Chi phí cho việc thẩm định đã có ở phần phí. Cụ thể là tại mục 2, phụ lục 2 về phí phòng chống dịch bệnh cho động vật, đã quy định phí thẩm định đối với cơ sở chăn nuôi tư nhân (do xã, huyện quản lí, có hạn 6 tháng đến 2 năm) là 300.000 đ/lần. Thế nhưng đến khi cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATDB cho cơ sở đó, tại phần lệ phí (khoản 1, phụ lục I, Thông tư 04) lại vẫn quy định thu thêm 70.000 đồng/lần cấp. Điều này có nghĩa, chỉ một việc xác định cơ sở chăn nuôi đạt yêu cầu ATDB, đã lại thu tới hai lần tiền, trong đó, việc thu 70.000 đồng/lần chỉ cho mỗi việc cấp một tờ giấy. Không nói đến việc phí chồng phí mà còn gây phiền hà, mất thời gian cho người chăn nuôi lẫn doanh nghiệp khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Cần rà soát và loại bỏ

Tại hội nghị đánh giá tình hình tái cơ cấu chăn nuôi diễn ra ngày 9/7, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã yêu cầu Cục Thú y cùng các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, chấn chỉnh nhằm tạo điều kiện thông thoáng, giảm chi phí cho nông dân, DN. Theo Bộ trưởng, ngành nông nghiệp không thể vì thiếu kinh phí duy trì hoạt động của hệ thống thú y đến nỗi phải đi thu nhiều loại phí, lệ phí, cần phải thu theo đúng nguyên tắc.

Trước thực tế phí chồng phí, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, cho rằng, cần phải bỏ hoàn toàn 17 mục thu phí cấp giấy chứng nhận trong lĩnh vực thú y quy định tại phụ lục I của Thông tư 04. Bởi trước khi cấp giấy chứng nhận nào đó, cơ quan thú y đã phải tiến hành kiểm tra, khảo nghiệm, xét nghiệm, kiểm dịch, khử trùng, thẩm định. Tất cả các thủ tục này, bao gồm tiền công, chi phí vật tư, thiết bị đều tính và thu ở phần phí. Chỉ khi nào đạt yêu cầu, cơ quan thú y mới cấp giấy. Cũng cần phải loại bỏ một số loại phí, đặc biệt là các nhóm phí mang tính chất phục vụ kiểm tra lâm sàng, phí thẩm định.

“Việc kiểm tra lâm sàng động vật, sản phẩm động vật như lợn, gia cầm…, hay kiểm dịch trứng cũng như một số sản phẩm động vật, cán bộ thú y chỉ đến mở lô hàng ra, ngó nghiêng xem có dấu hiệu bị bệnh gì hay không cũng thu phí thì không ổn. Một số mục thu phí thẩm định cũng nên xem xét cắt bỏ. Đơn cử khi cán bộ thú y đi thẩm định một cơ sở chăn nuôi về điều kiện vệ sinh thú y, chỉ xem xét ghi chép xem chỗ này đạt tiêu chuẩn chưa, còn thiếu tiêu chuẩn nào nhưng cũng đè ra thu phí, rồi tới khi cấp giấy chứng nhận lại thu lệ phí rõ ràng là bất cập”, ông Lịch nhận định.

Còn ông Đậu Ngọc Hào, Chủ tịch Hội Thú y Việt Nam, cho rằng, không nên bãi bỏ hoàn toàn phí, lệ phí thú y mà cần rà soát, lược bỏ phù hợp, vì vấn đề bỏ phí, lệ phí sẽ ảnh hưởng tới đời sống cán bộ thú y hợp đồng, nhận lương nhờ vào việc thu phí và lệ phí. Việc cấp các loại giấy kiểm dịch trong quá trình lưu thông, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm nhằm kiểm soát dịch bệnh lây lan giữa nơi này và nơi kia là hết sức quan trọng cần phải giữ lại qui định này, bởi lẽ giấy chứng nhận kiểm dịch giống như “giấy thông hành” giúp cơ quan chức năng xác định lô sản phẩm nào có dịch, lô nào không có dịch để mà kiểm soát ngăn chặn.

Theo ông Hào, cấp giấy nào cần phải thu tiền, giấy nào không nên thu tiền cần phải rà soát, sửa đổi lại cho gọn, để tránh tình trạng có quá nhiều khoản phải thu lệ phí khi cấp giấy. Ví dụ, trước khi cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác, cán bộ thú y sẽ đến kiểm tra lô hàng. Việc kiểm tra này đã được thu phí theo quy định tại phụ lục 4 của Thông tư 04. Chẳng hạn, phí kiểm dịch đối với gia cầm trưởng thành là 100 đồng/con; lợn (trên 15 kg) là 1.000 đồng/con; trứng gia cầm thương phẩm các loại là 4,5 đồng/quả; trứng cút là 1 đồng/quả… Thế nhưng khi cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho lô hàng đó, lại thu thêm một khoản lệ phí là 30.000 đ/lần. Nghĩa là cùng một việc xác định lô hàng có bị nhiễm dịch bệnh hay không, cơ quan thú y lại có tới hai khoản thu. Do đó cần rà soát, lược bỏ các loại phí để tránh phí chồng phí nhưng không bỏ hoàn toàn.

Lê Mai

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ học sinh khó khăn, bổ sung sách giáo khoa cho địa phương ảnh hưởng mưa bão

Hỗ trợ học sinh khó khăn, bổ sung sách giáo khoa cho địa phương ảnh hưởng mưa bão

(LĐTĐ) Các Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cần phối hợp với các đơn vị cung ứng sách giáo khoa tại địa phương kịp thời cung cấp bổ sung sách giáo khoa cho học sinh, bảo đảm cung cấp đủ sách giáo khoa, giúp học sinh nhanh chóng ổn định học tập.
LĐLĐ thành phố Hà Nội - LHCĐ Thủ đô Viêng Chăn chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn

LĐLĐ thành phố Hà Nội - LHCĐ Thủ đô Viêng Chăn chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Chiều 9/9, Liên đoàn game bài uy tín (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức tiếp đoàn Đoàn đại biểu cấp cao và các học viên của Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) Thủ đô Viêng Chăn (Lào) sang thăm, làm việc với LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Vietjet tăng 99 chuyến bay mỗi tuần đón mùa lễ hội cuối năm

Vietjet tăng 99 chuyến bay mỗi tuần đón mùa lễ hội cuối năm

(LĐTĐ) Đón mùa du lịch lễ hội cuối năm, từ ngày 27/10/2024, Vietjet tăng tần suất hàng loạt các đường bay lên 99 chuyến mỗi tuần, mang đến nhiều lựa chọn di chuyển giữa các thành phố lớn với Việt Nam cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn diễn ra xuyên suốt.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm, động viên các hộ dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm, động viên các hộ dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 9/9, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức 3 đoàn tới thăm, tặng quà động viên các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Sửa 7 Luật thuộc lĩnh vực tài chính - ngân sách để gỡ vướng cho sản xuất, kinh doanh

Sửa 7 Luật thuộc lĩnh vực tài chính - ngân sách để gỡ vướng cho sản xuất, kinh doanh

(LĐTĐ) Ngày 9/9, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã chủ trì phiên họp thẩm định dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách Nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia.
Cứu trợ khẩn cấp các gia đình bị thiệt hại do bão số 3 tại Quảng Ninh và Hải Phòng

Cứu trợ khẩn cấp các gia đình bị thiệt hại do bão số 3 tại Quảng Ninh và Hải Phòng

(LĐTĐ) Ngày 9/9, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam quyết định cứu trợ khẩn cấp bước đầu tiền và hàng trị giá hơn 720 triệu đồng trợ giúp khoảng 900 hộ gia đình bị thiệt hại nặng nề do bão số 3 tại tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng.
Quận Hai Bà Trưng: Giải quyết thủ tục hành chính tại nhà cho người có công, người yếu thế

Quận Hai Bà Trưng: Giải quyết thủ tục hành chính tại nhà cho người có công, người yếu thế

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng vừa triển khai mô hình “Phục vụ người có công với cách mạng, người yếu thế, các trường hợp bất khả kháng được tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính tại nhà” đồng loạt tại UBND quận và 18/18 phường thuộc quận.

Tin khác

Giá vàng nhẫn vẫn trụ vững ở đỉnh cao

Giá vàng nhẫn vẫn trụ vững ở đỉnh cao

(LĐTĐ) Sáng 9/9, giá vàng nhẫn trụ vững ở đỉnh cao sau 1 tuần trên mốc 78 triệu đồng/lượng, trong khi vàng SJC lùi về mốc 80 triệu đồng/lượng. Giá USD xuống dưới 25.000 đồng/USD, thấp nhất trong nửa năm qua.
Dự án dành cho trẻ tự kỷ ở Hà Nội được vinh danh Sao vàng thương hiệu đất Việt 2024

Dự án dành cho trẻ tự kỷ ở Hà Nội được vinh danh Sao vàng thương hiệu đất Việt 2024

(LĐTĐ) Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội, Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa Đông Nam Á phối hợp với một số cơ quan hữu quan tổ chức Chương trình Sao vàng thương hiệu đất Việt 2024 với chủ đề "Hào khí doanh nhân Việt - Tỏa sáng thương hiệu đất Việt". Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng tâm lý - giáo dục Ngọc Ân dành cho trẻ tự kỷ, khuyết tật được vinh danh Top 10 Sao vàng thương hiệu đất Việt 2024.
Tỷ giá USD hôm nay 9/9: Đồng USD thị trường tự do tăng

Tỷ giá USD hôm nay 9/9: Đồng USD thị trường tự do tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 9/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên mức 24.202. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 101,19 điểm, tăng 0,13%.
Giá vàng hôm nay (9/9): Vàng thế giới chưa lấy lại được mốc 2.500 USD/ounce

Giá vàng hôm nay (9/9): Vàng thế giới chưa lấy lại được mốc 2.500 USD/ounce

(LĐTĐ) Sáng 9/9, giá vàng thế giới hôm nay chững lại và vẫn chưa lấy lại được mốc 2.500 USD/ounce.
Hà Nội: Cơ bản các điểm bán hàng đã mở hoạt động bình thường sau bão

Hà Nội: Cơ bản các điểm bán hàng đã mở hoạt động bình thường sau bão

(LĐTĐ) Đánh giá về tình hình thị trường trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày 8/9, sau khi cơn bão số 3 đi qua, theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, cơ bản các điểm bán đã mở cửa bán hàng bình thường, đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân; chỉ còn một số điểm bán hàng bị ảnh hưởng bởi tuyến đường ngập lụt và hoặc có hư hỏng về cơ sở vật chất, các điểm này sẽ hoạt động lại ngay sau khi được khắc phục.
Xuất, nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Xuất, nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 8/2024, quy mô kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 70,65 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng 7. Tính chung 8 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta ước đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước.
Giá vàng thế giới giảm nhẹ, vàng trong nước đi ngang

Giá vàng thế giới giảm nhẹ, vàng trong nước đi ngang

(LĐTĐ) Sáng 8/9, giá vàng thế giới hôm nay giảm nhẹ 1 USD/ounce so với đầu giờ sáng hôm qua, trong khi giá vàng trong nước không thay đổi.
Hà Nội đổi mới, đa dạng hóa trong các hoạt động xúc tiến thương mại

Hà Nội đổi mới, đa dạng hóa trong các hoạt động xúc tiến thương mại

Được biết đến là “đất trăm nghề” với nhiều làng nghề, làng có nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi, thời gian qua, để đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng tầm thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề, thành phố Hà Nội đã tập trung đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thương mại; hỗ trợ làng nghề xây dựng các kênh bán hàng qua các nền tảng thương mại điện tử… Nhờ đó, sản phẩm làng nghề của Thủ đô ngày càng khẳng định được thương hiệu và vươn xa.
Doanh nghiệp sản xuất chế tạo Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác và liên kết

Doanh nghiệp sản xuất chế tạo Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác và liên kết

(LĐTĐ) Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp tiên tiến như bán dẫn, hàng không vũ trụ và ô tô điện… các doanh nghiệp sản xuất chế tạo tại Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn. Một trong những vấn đề cốt lõi mà các doanh nghiệp này đang phải đối mặt là việc chủ yếu nhận đơn hàng gia công OEM (Original Equipment Manufacturer), thiếu sự liên kết trong chuỗi cung ứng và hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) để tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh và có giá trị gia tăng cao.
Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

(LĐTĐ) Theo trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (7/9), cơn bão số 3 đã tiến sâu vào đất liền. Thời điểm này, tại Hà Nội, dù trời đang mưa và gió lớn, tuy nhiên, hoạt động mua sắm tại các chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng tiện ích… vẫn diễn ra bình thường; hàng hoá, nhu yếu phẩm vẫn dồi dào, đảm bảo phục vụ nhu cầu người dân.
Xem thêm
Phiên bản di động