Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Phố Hàng Bạc: Đau đáu nỗi lo thất truyền nghề

Nếu ngày xưa, tuyến phố cổ Hàng Bạc (Hà Nội) luôn rộn rã những âm thanh của tiếng đe, tiếng búa, tiếng đèn khò… rèn bạc thì nay nó gần như mất hẳn. Nỗi lo thất truyền, không có người kế tục đang là suy nghĩ thường nhật của nghệ nhân nơi đây.
Chuyện về chiếc cổng làng đẹp nhất kinh kỳ
Cái máy nước
Hồ Gươm trong lòng người Nam Bộ

Hoài niệm một thời

Chúng tôi tìm đến tuyến phố Hàng Bạc nức tiếng một thời về nghề kim hoàn với những sản phẩm trang sức vòng, xuyến, nhẫn...được chế tác cầu kỳ, tinh tế. Phố Hàng Bạc xưa kia là nơi tập trung những người thợ kim hoàn tinh xảo nhất trong giới vàng bạc của đất Kinh Kỳ. Trong số những người làm nghề này, ngoài một số người dân Hà Nội gốc, còn phần lớn cư dân của 3 làng khác di cư đến từ Châu Khê, Định Công Thượng, Đồng Sâm (Thái Bình). Không chỉ đúc bạc, làm đồ trang sức, những nghệ nhân nơi đây còn làm những đồ dân dụng để cung tiến lên cung Vua, phủ Chúa. Các đồ chạm bạc tinh tế từng được theo chân các nghệ nhân mang đi trưng bày ở các hội chợ lớn.

Để gia công một món đồ, người thợ phải phác thảo ra giấy rồi mới dựa trên phác thảo ban đầu để tỉa tót theo. Ve chạm thường làm bằng thép, ngắn, chỉ khoảng 3 đốt ngón tay. Một người thợ chuyên chạm thường có từ 50 - 70 ve chạm, mỗi đầu ve có một hình thù khác nhau - dẹp, tròn, dày, mỏng… Khi chạm, người thợ phải đặt miếng bạc trên bàn si rồi mới thực hiện. Món bạc trơn có phần đơn giản và đỡ tốn thời gian hơn, người thợ chỉ tập trung sao cho nuột rồi đánh bóng lại. Với những món đồ trơn, chỉ cần thêm công đoạn cắt và hàn khéo thì hầu như những mối hàn đều phẳng, mắt thường không phát hiện ra.

Phố Hàng Bạc: Đau đáu nỗi lo thất truyền nghề
Phố Hàng Bạc ngày nay.

Theo cụ Hồ Văn Hòa - một nghệ nhân ở phố Hàng Bạc - để làm một món đồ bạc bằng tay thì khách phải mất thời gian chờ đợi. Sau khi chọn mẫu, thợ sẽ đo tay rồi mới chế tác. Được một cái nhẫn bạc ưng ý, có khi khách phải chờ hằng tuần. “Hiện nay, chế tác bằng máy công nghiệp nên nhanh lắm, nhưng giống nhau và giá rẻ, chỉ vài chục ngàn đồng/chiếc" – cụ Hòa cho biết.

Tôi đã từng dìu dắt nhiều học viên từ những ngày đầu chập chững tìm đến học nghề. Tôi chú trọng dạy họ nền tảng cơ bản ban đầu. Ví dụ, thao tác đạp bễ đèn khò sao cho chân đạp đều, nhịp nhàng, làm thế nào để làm cả ngày cũng không mỏi. Để làm được điều này, người thợ phải biết điều tiết và giữ sức, lựa theo nhịp đạp để ngưng nghỉ, còn tay cầm vòi đèn sao cho tia lửa phun ra đều và im. Cái khó là tay phải giữ nguyên tư thế, không được nhúc nhích. Chỉ riêng bài học cơ bản này thôi, những thợ mới vào nghề dù tinh ý cũng phải mất gần một tuần lễ thì mới đảm bảo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các động tác của tay và chân...” – cụ Nguyễn Văn Đức 85 tuổi, chủ cửa hiệu vàng bạc Thuận Thành cho biết.

Bạc pha lấn lướt bạc nguyên chất

Tôi đã từng dìu dắt nhiều học viên từ những ngày đầu chập chững tìm đến học nghề. Tôi chú trọng dạy họ nền tảng cơ bản ban đầu. Ví dụ, thao tác đạp bễ đèn khò sao cho chân đạp đều, nhịp nhàng, làm thế nào để làm cả ngày cũng không mỏi. Để làm được điều này, người thợ phải biết điều tiết và giữ sức, lựa theo nhịp đạp để ngưng nghỉ, còn tay cầm vòi đèn sao cho tia lửa phun ra đều và im. Cái khó là tay phải giữ nguyên tư thế, không được nhúc nhích. Chỉ riêng bài học cơ bản này thôi, những thợ mới vào nghề dù tinh ý cũng phải mất gần một tuần lễ thì mới đảm bảo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các động tác của tay và chân...” – cụ Nguyễn Văn Đức 85 tuổi, chủ cửa hiệu vàng bạc Thuận Thành cho biết.

Nếu ngày xưa, tuyến phố này luôn rộn rã những âm thanh của tiếng đe, tiếng búa, tiếng đèn khò... rèn bạc thì ngày nay nó gần như mất hẳn. Cụ Nguyễn Thị Lụa - cửa hàng vàng bạc Vinh Thịnh - cho biết: "Trước, tủ bày đồ bạc còn bày cả dụng cụ, đồ nghề làm hàng như: Hóa chất làm bóng, bàn ghế, đèn khò... nhưng bây giờ phố Hàng Bạc trở thành "phố Đúc Bạc" mất rồi. Đồ nghề hầu hết đều được dẹp xuống nhà sau, bởi thi thoảng mới cần dùng đến chúng để sửa hàng cho khách".

Thấy chúng tôi tần ngần, cụ Lụa thủng thẳng nói: "Bây giờ, người ta chủ yếu đầu tư cửa hàng sao cho sang trọng, đẹp mắt. Sản phẩm bạc thời nay phần lớn là nhập về hoặc đứng ra làm đầu mối chuyên cung cấp hàng với số lượng lớn cho các tỉnh, thành lân cận, số còn lại là bán lẻ cho du khách. Như vậy, chủ hàng vừa nhàn thân lại thu lời lớn từ nghề "bán thương hiệu" này".

Theo xu hướng của giới trẻ hiện nay, phần lớn ưa sử dụng những mặt hàng trang sức bạc "nhân tạo" thường được gọi với cái tên bạc Ý, bạc Mỹ... Nếu những loại bạc này đúng là xuất xứ từ Ý, Mỹ... thì đảm bảo công nghệ pha chế và chế tác theo đúng tiêu chuẩn, nhưng giá thì rất cao, chứ không hề rẻ như những loại bạc nhái đang bày bán tràn lan trên thị trường. Khi được bày trong cửa hiệu thì sáng long lanh, nhưng chỉ qua một thời gian ngắn sử dụng, lập tức nó bị xuống sắc. Thậm chí, bạc Ý rởm khi bị pha quá nhiều sẽ bị giòn, dễ gãy...

Tâm sự với chúng tôi, cụ Hòa không giấu được lo ngại về lớp trẻ kế tục. Thời nay, đồ kim hoàn đang phụ thuộc quá nhiều vào máy móc, dần mất đi sự khéo léo của đôi bàn tay. “Thời xưa, bạc hiếm nên chúng tôi được thầy truyền nghề cũng chỉ dám lấy đồng đỏ để tập. Đầu tiên, học đánh dẹp rồi đánh vuông và kỹ thuật biến từ ngắn thành dài sao cho đều tay và không bị đứt đoạn giữa chừng. Vừa luyện cho dẻo tay, lại vừa luyện được cữ búa đánh theo lối bậc thang để tạo độ vuông vức của thanh bạc. Cứ cần mẫn như thế, những roi bạc từ 3 đồng cân dần nhỏ lại, dài ra cho đến khi bé bằng chiếc tăm là đạt yêu cầu. Hiện nay với sự hỗ trợ của máy móc công nghiệp khiến độ dẻo tay của thợ sẽ kém vì không được luyện tập thường xuyên...” – cụ Hòa tâm sự.

Tuệ Liên

Nên xem

Bí thư Quận ủy Hoàng Mai trực tiếp chỉ đạo công tác di dời người dân đến nơi an toàn

Bí thư Quận ủy Hoàng Mai trực tiếp chỉ đạo công tác di dời người dân đến nơi an toàn

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, tối 10/9, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Hoàng Mai Nguyễn Xuân Linh đã trực tiếp đi chỉ đạo công tác di dời người dân ở những vùng có nguy cơ ngập lụt đến các địa điểm an toàn trên địa bàn quận.
Quận Bắc Từ Liêm di dời hơn 1.000 hộ dân vùng ngập úng tới nơi an toàn

Quận Bắc Từ Liêm di dời hơn 1.000 hộ dân vùng ngập úng tới nơi an toàn

(LĐTĐ) Chiều ngày 10/9, quận Bắc Từ Liêm đã di dời hơn 1.000 hộ dân ở vùng ảnh hưởng của ngập úng tới nơi an toàn, đồng thời yêu cầu các đơn vị, phường chủ động kịp thời chuẩn bị nhu yếu phẩm cho người dân sơ tán.
Hoàn thành di dời 276 hộ dân khu vực bờ vở sông Hồng, phường Phúc Xá

Hoàn thành di dời 276 hộ dân khu vực bờ vở sông Hồng, phường Phúc Xá

(LĐTĐ) Đến 22h ngày 10/9, quận Ba Đình đã hoàn thành di dời 276 hộ dân với 1.059 nhân khẩu dọc bờ vở sông Hồng, thuộc phường Phúc Xá.
Thanh Trì: Lực lượng cơ động và nhân dân căng mình đắp đê ngăn lũ

Thanh Trì: Lực lượng cơ động và nhân dân căng mình đắp đê ngăn lũ

(LĐTĐ) Chiều nay (10/9), do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài nên một số đoạn đê thuộc thôn Đại Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì (Hà Nội) nước dâng cao, có nguy cơ bị tràn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân. Để kịp thời ứng phó với thiên tai, các lực lượng cơ động và dân quân đã tích cực phối hợp với nhân dân địa phương dầm mưa đắp đê ngăn lũ.
Linh hoạt các phương án đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân sau bão lũ

Linh hoạt các phương án đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân sau bão lũ

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) sau bão số 3 (Yagi), BHXH Việt Nam tiếp tục chỉ đạo cơ quan BHXH các cấp phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế, cử cán bộ thường trực tại cơ sở khám chữa bệnh để giải quyết ngay những khó khăn vướng mắc, có phương án linh hoạt để đảm bảo đầy đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ khám chữa bệnh cho người dân.
Hà Nội: Nước sông Hồng dâng cao, người dân hối hả sơ tán trong đêm

Hà Nội: Nước sông Hồng dâng cao, người dân hối hả sơ tán trong đêm

(LĐTĐ) Ngày 10/9, nước sông Hồng dâng cao nhanh, gây ngập lụt, cuộc sống tại các khu dân cư ven sông trên địa bàn Hà Nội bị đảo lộn. Trong đêm 10/9, khi nước dâng cao hơn, nhiều người dân hối hả, tất bật sơ tán tài sản, gia súc, gia cầm tới nơi an toàn.
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Chiều 10/9, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra tại tuyến đê Bối, xã Tự Nhiên và đê sông Nhuệ, thôn Phú Lương, xã Tân Minh (huyện Thường Tín).

Tin khác

Mùa vàng

Mùa vàng

(LĐTĐ) Tôi thường gọi mùa gặt là mùa vàng. Bởi sắc vàng tràn ngập nơi nơi. Đó là sắc vàng tơ của nắng hè đang buông mình bung tỏa. Cánh đồng lúa chín vàng rộm trải dài đến tận triền đê bãi cỏ. Điểm xuyết trên đó vài chiếc máy cắt đang hăng say làm việc trong sự tất bật của mùa màng. Thả ánh nhìn đến bao la, tôi còn thấy sắc vàng óng của từng đụn rơm phơi mình giữa thôn xóm đồng nội, phơi dày đường quê xóm nhỏ. Cả làng quê bừng dậy trong niềm vui thu hoạch, tiếng cười tiếng nói rộn rã khắp chòm xóm.
Trải nghiệm Tết Trung thu đậm bản sắc tại phố cổ Hà Nội

Trải nghiệm Tết Trung thu đậm bản sắc tại phố cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Trung thu truyền thống năm 2024, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các nghệ nhân, thợ thủ công tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày và xưởng trải nghiệm tại các điểm di sản trong khu Phố cổ Hà Nội.
"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

(LĐTĐ) Chương trình "Vinh quang thầm lặng 2024" là lời tri ân sâu sắc, chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 79 năm Ngày truyền thống ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945 - 12/9/2024).
Đêm Gala tôn vinh tiếng Việt 2024: Lời quê hương, lời sắt son

Đêm Gala tôn vinh tiếng Việt 2024: Lời quê hương, lời sắt son

(LĐTĐ) Đêm Gala Tôn vinh tiếng Việt 2024 với chủ đề "Lời quê hương, lời sắt son" sẽ diễn ra vào 20h10, ngày 8/9 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, VTV4 và VTVGo.
Hành trình vượt lên số phận của người phụ nữ mắc căn bệnh viêm tủy cột sống

Hành trình vượt lên số phận của người phụ nữ mắc căn bệnh viêm tủy cột sống

(LĐTĐ) Hành trình đầy cảm hứng của người phụ nữ đầy nghị lực Nguyễn Thị Cẩm Nhung sẽ được chia sẻ trong chương trình "Trạm yêu thương" với chủ đề "Một hành trình mới", phát sóng vào lúc 10h00 thứ Bảy ngày 7/9/2024 trên kênh VTV1.
Sắc màu Trung Thu cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long

Sắc màu Trung Thu cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Nhằm bảo tồn và phát huy những nét đẹp của văn hóa dân tộc, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội sẽ tổ chức Chương trình "Vui tết Trung thu 2024".
Hà Nội đẩy mạnh việc hoàn thiện tiêu chí xét tặng danh hiệu văn hóa

Hà Nội đẩy mạnh việc hoàn thiện tiêu chí xét tặng danh hiệu văn hóa

(LĐTĐ) Ngày 5/9, trong nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân Thủ đô, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức họp lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng các danh hiệu văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tăng cường quản lý và phát huy hiệu quả hoạt động văn hóa cơ sở

Tăng cường quản lý và phát huy hiệu quả hoạt động văn hóa cơ sở

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục phát huy có hiệu quả hoạt động văn hóa cơ sở tại địa phương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy vừa ký ban hành Công văn số 3732/BVHTTDL- VHCS gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị các địa phương chủ động tổ chức thực hiện các nội dung về tăng cường quản lý hoạt động văn hóa cơ sở.
Cao Bằng sẵn sàng cho Hội nghị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8

Cao Bằng sẵn sàng cho Hội nghị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8

(LĐTĐ) Từ ngày 5 - 15/9, tỉnh Cao Bằng sẽ trở thành tâm điểm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
"Nghiên bút còn thơm" hội tụ hàng trăm tác phẩm thư pháp đẹp mắt

"Nghiên bút còn thơm" hội tụ hàng trăm tác phẩm thư pháp đẹp mắt

(LĐTĐ) Ngày 31/8, Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã khai mạc triển lãm thư pháp quốc ngữ "Nghiên bút còn thơm", mang đến cho công chúng cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật thư pháp Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động