Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Phong tục trong Tết Đoan Ngọ của người Việt

(LĐTĐ) Tết Đoan Ngọ, diễn ra vào mùng 5 tháng 5 âm lịch, là lễ truyền thống quan trọng của người Việt. Các phong tục phổ biến bao gồm ăn bánh tro, rượu nếp cái, khảo cây, ăn trái cây, dâng hương tổ tiên và thả diều, nhằm diệt sâu bọ và cầu mong sức khỏe bình an.
Người Hà Nội sắm mâm cỗ đẹp ngất ngây cho Tết Đoan Ngọ
Phong tục trong Tết Đoan Ngọ của người Việt
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ. (Ảnh minh họa)

Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết Đoan Dương, được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm, Tết Đoan Ngọ 2024 (ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch) sẽ rơi vào thứ Hai ngày 10/6/2024. Đây là một ngày tết truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc. "Đoan" có nghĩa là mở đầu, "Ngọ" là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều, ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ tức là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất. Ở Việt Nam, tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên khá dân dã đó chính là "tết giết sâu bọ". Hiểu đơn giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Theo truyền thuyết kể lại, một ngày sau khi thu hoạch, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Mọi người đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan Ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Phong tục trong ngày Tết Đoan Ngọ

Khảo cây vào giờ Ngọ: Vào ngày Tết Đoan Ngọ, đúng 12 giờ trưa, nhiều địa phương sẽ thực hiện nghi thức khảo cây hay còn gọi là đánh cây. Theo quan điểm xưa, nếu thực hiện điều này và kèm theo ước muốn sung túc, đầy đủ thì sẽ được theo ý nguyện.

Khi khảo cây, người ta sẽ chọn những loại cây ăn quả ít ra quả hoặc bị sâu bệnh với ý nghĩa lấy đi những điều không hay, không tốt. Nghi thức khảo cây gồm 2 người. Một người trèo lên cây và hóa thân thành cây. Người còn lại sẽ ở dưới, cầm dao, gõ vào gốc cây và hỏi các câu như “Tại sao năm nay cây cối không đơm hoa, kết trái?”, “Mùa cây sau quả có ra nhiều không?”... Người trên cây sẽ trả lời các câu hỏi của người ở dưới. Các câu hỏi được đưa ra liên tục và người ở dưới sẽ “dọa” đốn cây nếu mùa sau không được như ý. Người trên cây phải trả lời nhanh với giọng điệu cuống quýt và phải hứa sẽ cho nhiều quả vào mùa sau.

Ăn trái cây: Vào ngày này, người Việt Nam thường ăn các loại cây có vị chua như mận, xoài, cam, bưởi... với mong muốn là loại trừ mầm bệnh. Những loại trái cây đó cũng thường xuất hiện trên mâm cúng hầu hết gia đình vào ngày này. Bên cạnh đó, việc ăn trái cây đầu mùa cũng thể hiện được mong muốn một cuộc sống đầy đủ, cây cối đơm hoa, kết trái.

Ăn bánh tro và rượu nếp cái: Bánh tro cũng là một món ăn đặc trưng và không thể bỏ qua trong ngày Tết Đoan Ngọ. Để có một chiếc bánh tro thơm ngon, người làm bánh phải rất tỉ mỉ trong khâu chọn nguyên liệu, gạo nếp phải thơm dẻo và phải được ngâm trong nước tro tàu, lá gói bánh phải là lá dong chứ không dùng lá chuối… Bánh được gói lại thành từng chùm, một chùm thường từ 7-10 cái và cho vào nồi luộc. Cứ tới ngày này, cha mẹ hay ông bà thường làm rất nhiều để khi con cháu, họ hàng về thăm, gia đình sẽ cùng nhau quây quần bên nhau, ăn bánh tro, uống lá mát và cùng nhau trò chuyện.

Cơm rượu nếp cẩm là cơm từ gạo nếp cẩm được nấu lên men cùng với rượu. Đây là món ăn có vị ngọt và chữa được nhiều bệnh như suy nhược cơ thể, làm giảm cơn khát, trị chứng ra mồ hôi trộm. Vào ngày Tết Đoan Ngọ, mọi người trong cùng một gia đình thường vệ sinh cá nhân sạch sẽ và cùng nhau ăn cơm rượu nếp cẩm. Đây là một phong tục đã có từ lâu đời nhằm thể hiện mong muốn đẩy lùi được mầm bệnh trong cơ thể và mang lại nguồn sức khỏe dồi dào và tươi trẻ.

Dâng hương lên bàn thờ tổ tiên: Giống như nhiều lễ Tết khác ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ cũng không thể thiếu nghi lễ dâng hương lên bàn thờ tổ tiên. Đây là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn và cầu nguyện cho tổ tiên phù hộ.Tùy từng địa phương mà ngày Tết Đoan Ngọ sẽ được cúng lễ theo cách khác nhau. Tuy nhiên, đa số mâm cúng vào ngày này là mâm cúng chay, ở một số địa phương cúng thêm thịt vịt. Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm có: Hoa tươi, vàng mã, hương, nước sạch; cơm rượu nếp, nếp cẩm; hoa quả, người xưa thường chọn các loại quả chua như mận, xoài xanh, vải.

Ngoài ra, mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ có thể tùy địa phương mà có những nguyên liệu khác như: Bánh tro: Đây là lễ vật đặc trưng ở miền Bắc, bánh được làm từ gạo nếp ngâm cùng nước tro của các loại lá cây khô, gói trong lá chuối rồi đem luộc; thịt vịt - đây là món đặc trưng của người dân miền Trung trong dịp Tết Đoan Ngọ. Nhiều người cho rằng vào tháng 5 âm lịch, thời tiết oi ả, ăn thịt vịt tính hàn sẽ giúp cơ thể mát mẻ hơn; chè trôi nước: Ở miền Nam, người dân thường dâng cúng chè trôi nước được làm từ bột nếp, bên trong có nhân đậu xanh, ăn kèm với nước đường hoặc nước cốt dừa đun đường.

Rửa mặt bằng nước lá mùi: Người Việt thường đun lá mùi hoặc lá ngải cứu để xông nhà và tắm gội với mong muốn xua đi tà khí, bảo vệ sức khỏe. Điều này cũng là thất thụ văn hóa tiên ông đền Thượng Mỗ.

Thả diều: Ở nhiều địa phương, thả diều vào ngày Tết Đoan Ngọ được coi là cách để xua đi mọi điều xui xẻo, mang lại sự bình an và may mắn cho cả năm...

Tết Đoan Ngọ không chỉ là dịp để người Việt bảo vệ sức khỏe mà còn là cơ hội để những giá trị truyền thống và tinh thần cộng đồng được phát huy. Việc duy trì và phát triển các phong tục trong ngày lễ này giúp cho nét đẹp văn hóa dân tộc tiếp tục tỏa sáng qua thời gian.

Kim Quyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (4/9): Đồng USD tăng trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (4/9): Đồng USD tăng trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Hôm nay 4/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên mức 24.224 đồng. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 101,77 điểm - tăng 0,12% so với phiên giao dịch ngày 3/9.
Thông tin vụ va chạm tàu khách và xe tải lúc rạng sáng ở Văn Điển

Thông tin vụ va chạm tàu khách và xe tải lúc rạng sáng ở Văn Điển

(LĐTĐ) Thông tin ban đầu, vụ tai nạn xảy ra lúc 5h20 ngày 4/9, tại km9+300 - đoạn đường tàu gần ga Văn Điển (giáp đường Ngọc Hồi). Thời điểm trên, tàu khách SE4 chạy hướng Thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội bất ngờ va phải một xe tải đang băng qua đường ngang có đèn và biển cảnh báo...
16.425 tài xế bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh

16.425 tài xế bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh

(LĐTĐ) Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh, cảnh sát xử lý hơn 60.300 trường hợp vi phạm giao thông, trong đó 16.425 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Giá vàng hôm nay (4/9): Vàng thế giới tiếp tục giảm sâu

Giá vàng hôm nay (4/9): Vàng thế giới tiếp tục giảm sâu

(LĐTĐ) Sáng nay (4/9), giá vàng thế giới giảm sâu ở dưới mốc 2,500 USD và chưa có dấu hiệu dừng lại, sau khi Mỹ công bố báo cáo lạm phát.
Bão số 3 được dự báo rất mạnh, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc

Bão số 3 được dự báo rất mạnh, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc

(LĐTĐ) Bão số 3 đang được dự báo là cơn bão rất mạnh, gió mạnh có thể lên tới cấp 14, giật cấp 17 ở vùng gần tâm bão, khả năng cao đi vào vịnh Bắc Bộ trong những ngày tới.
Bóng chuyền nữ Việt Nam sẽ thi đấu ở giải World Championship 2025

Bóng chuyền nữ Việt Nam sẽ thi đấu ở giải World Championship 2025

(LĐTĐ) Trang chủ của Liên đoàn bóng chuyền thế giới (FIVB) cho biết đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam sẽ thi đấu ở giải World Championship 2025.
Quyết tâm khởi công dự án Cụm công nghiệp Kim Bài

Quyết tâm khởi công dự án Cụm công nghiệp Kim Bài

(LĐTĐ) Dự án Cụm công nghiệp Kim Bài là một trong những công trình được UBND thành phố Hà Nội chọn là công trình khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), nhằm góp phần vào tăng trưởng ngành công nghiệp theo chỉ tiêu của thành phố Hà Nội đề ra.

Tin khác

Cao Bằng sẵn sàng cho Hội nghị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8

Cao Bằng sẵn sàng cho Hội nghị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8

(LĐTĐ) Từ ngày 5 - 15/9, tỉnh Cao Bằng sẽ trở thành tâm điểm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
"Nghiên bút còn thơm" hội tụ hàng trăm tác phẩm thư pháp đẹp mắt

"Nghiên bút còn thơm" hội tụ hàng trăm tác phẩm thư pháp đẹp mắt

(LĐTĐ) Ngày 31/8, Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã khai mạc triển lãm thư pháp quốc ngữ "Nghiên bút còn thơm", mang đến cho công chúng cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật thư pháp Việt Nam.
Triển lãm tôn vinh các tác giả đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2022

Triển lãm tôn vinh các tác giả đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2022

(LĐTĐ) Chiều 30/8, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh của các tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2022" chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Hà Nội qua ống kính nghệ thuật: 70 năm vẻ đẹp và khát vọng

Hà Nội qua ống kính nghệ thuật: 70 năm vẻ đẹp và khát vọng

(LĐTĐ) Ngày 30/8, tại rạp Kim Đồng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), đã diễn ra Lễ trao giải và triển lãm Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng 2024 với chủ đề "Thủ đô Hà Nội - Vị thế mới - Tầm vóc mới". Bà Vũ Thu Hà - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội dự buổi lễ.
Nâng cao chất lượng xét tặng danh hiệu văn hóa

Nâng cao chất lượng xét tặng danh hiệu văn hóa

(LĐTĐ) Ngày 30/8, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Phúc Thọ tổ chức hội nghị lấy ý kiến dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” thành phố Hà Nội.
Gần 3.000 đầu sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh được giới thiệu tới bạn đọc

Gần 3.000 đầu sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh được giới thiệu tới bạn đọc

(LĐTĐ) Ngày 29/8, tại thành phố Hồ Chí Minh, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức lễ khai mạc triển lãm sách kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và khai trương thư viện, không gian cà phê sách cộng đồng The Wiselands.
Chương trình nghệ thuật "Vinh quang thầm lặng 2024": Tôn vinh 79 năm Ngành Cơ yếu Việt Nam

Chương trình nghệ thuật "Vinh quang thầm lặng 2024": Tôn vinh 79 năm Ngành Cơ yếu Việt Nam

(LĐTĐ) Vào lúc 20h10 ngày 6/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội sẽ diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên "Vinh quang thầm lặng 2024".
Phim "Hóa giải" đoạt giải Nhất Liên hoan phim ngắn Hà Nội lần thứ nhất

Phim "Hóa giải" đoạt giải Nhất Liên hoan phim ngắn Hà Nội lần thứ nhất

(LĐTĐ) Tối 28/8, Lễ bế mạc Liên hoan phim ngắn Hà Nội (Giải Sao Khuê) lần thứ nhất năm 2024 với chủ đề "Vì một Hà Nội ngàn năm văn hiến" đã diễn ra tại Rạp Kim Đồng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện này là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Lấy ý kiến hoàn thiện tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu văn hóa

Lấy ý kiến hoàn thiện tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu văn hóa

(LĐTĐ) Ngày 29/8, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Ba Đình tổ chức hội nghị lấy ý kiến dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” thành phố Hà Nội.
Sinh viên thế hệ mới 2024: Đấu trường của những người trẻ dám chinh phục thử thách

Sinh viên thế hệ mới 2024: Đấu trường của những người trẻ dám chinh phục thử thách

(LĐTĐ) Chương trình truyền hình thực tế "Sinh viên thế hệ mới 2024" sẽ chính thức lên sóng VTV3 vào 20h00 Chủ nhật ngày 1/9, hứa hẹn mang đến một sân chơi đầy kịch tính và thử thách cho sinh viên Việt Nam. Với chủ đề "Dám", mùa giải năm nay đặt ra nhiều thách thức hơn, áp lực hơn cho các thí sinh trong hành trình chinh phục 5 vòng thi gay cấn.
Xem thêm
Phiên bản di động