Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Phủ kín đường sắt đô thị để Hà Nội văn minh, hiện đại

(LĐTĐ) Trong Quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, tới năm 2030, đường sắt đô thị được kỳ vọng là “xương sống” của mạng lưới giao thông vận tải thành phố. Loại hình này đáp ứng khoảng 30% nhu cầu đi lại của người dân trong đô thị hạt nhân và từ 15% - 25% ở đô thị vệ tinh.
Đưa đoạn trên cao Dự án Nhổn - Ga Hà Nội vào vận hành thương mại Vận hành miễn phí tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội trong 15 ngày

Nhìn từ tính ưu việt

Hôm nay, tuyến đường sắt đô thị thứ hai tại Hà Nội (Nhổn - Ga Hà Nội), đoạn trên cao dài hơn 8km chính thức vận hành thương mại. Ông Nguyễn Bá Sơn - Phó Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, để chuẩn bị đưa vào vận hành, ngoài các thủ tục về nghiệm thu, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã yêu cầu các nhà thầu thi công tiến hành vệ sinh công nghiệp toàn bộ nhà ga trên cao, vệ sinh khu vực demo, rà soát toàn bộ hệ thống.

Phủ kín đường sắt đô thị để Hà Nội văn minh, hiện đại
Tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội, đoạn trên cao dài hơn 8km chính thức vận hành thương mại từ ngày 8/8. Ảnh: Đinh Luyện

Tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội được thiết kế theo tiêu chuẩn châu Âu, các thiết bị, đoàn tàu, hệ thống điều khiển đều áp dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay của châu Âu. Tàu có vận tốc tối đa đạt 80km/h, vận tốc khai thác trung bình là 35km/h. Các đoàn tàu sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu, nhà sản xuất là Alstom (Cộng hòa Pháp). Theo thiết kế của tuyến đường sắt đô thị số 3, năng lực vận chuyển của tuyến là 23.900 hành khách/1 giờ/1 hướng. Nếu vận hành trong ngày từ 5h30 sáng đến 22h đêm thì tuyến đường sắt có thể vận chuyển tối đa hơn 500.000 hành khách/ngày.

Phải khẳng định, việc đưa đoạn trên cao của tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đã được dư luận chú ý và chờ đón. Bởi đây là tuyến đường hướng tâm, chạy từ khu vực ven Thủ đô vào sâu trong nội thành thành phố, khi khai thác, chắc chắn sẽ giúp giao thông Hà Nội giảm được áp lực về ùn tắc giao thông, giảm áp lực cho các tuyến buýt cùng lộ trình.

Việc phát triển vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn là giải pháp căn cơ giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông và vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra nhức nhối tại nhiều đô thị lớn như Hà Nội. Trong đó, việc phát triển mạng lưới đường sắt đô thị được xem là "xương sống" của vận tải hành khách công cộng. Hiệu quả từ việc vận hành tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông đã cho thấy điều đó. Tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông được đưa vào khai thác vận hành từ ngày 6/11/2021, qua khảo sát của Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội, 60% hành khách từ bỏ xe máy để đi tàu điện Cát Linh – Hà Đông. Con số này phản ánh đúng với những lợi ích mà đường sắt đô thị đem lại, đó là an toàn, thuận tiện và quan trọng là đúng giờ.

Nhìn cảnh tắc đường vào giờ cao điểm. Có thể thấy, người dân lựa chọn đường sắt đô thị là hợp lý và chính đáng. Cứ 1 triệu chuyến di chuyến bằng xe cá nhân, nếu chuyển sang tàu điện sẽ giúp giảm 487 nghìn giờ tham gia giao thông trên đường, giúp giảm khí thải và ùn tắc giao thông.

Nhà ở Hà Đông, hằng ngày anh Ngô Minh Hoàn luôn lựa chọn tàu điện là phương thức di chuyển chính để đi làm tại khu vực gần Ga Cát Linh. Anh Ngô Minh Hoàn chia sẻ, trước đây như nhiều người anh vẫn thường đi làm bằng xe máy, nhưng nay có tàu điện gần nhà và ga tàu lại gần trụ sở làm việc nên anh quyết định bỏ phương tiện cá nhân để tham gia loại hình vận tải này. Hơn hết, theo anh Hoàn, việc di chuyển bằng tàu điện rất sạch, an toàn và nhanh, không phải chịu cảnh ùn tắc.

Giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông

Theo các chuyên gia giao thông nhận định, dân số Hà Nội đến năm 2030 tăng lên khoảng 11,5 triệu người, ùn tắc giao thông diễn biến ngày càng phức tạp, sẽ tiếp tục tạo ra các gánh nặng, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Từ kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới, để giải quyết căn cơ vấn đề ùn tắc giao thông thì không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nghiên cứu, áp dụng mô hình TOD (mô hình được định nghĩa là một mô hình phát triển đô thị lấy giao thông công cộng làm trung tâm, tăng khả năng, sự thuận tiện cho người dân tiếp cận các điểm trung chuyển, các ga đường sắt đô thị, qua đó giảm thiểu nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân, khuyến khích người dân sử dụng giao thông công cộng và tạo ra các khu đô thị bền vững, thân thiện với môi trường – PV). Việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị nhằm đảm bảo tính tổng thể, tầm nhìn dài hạn của phát triển đô thị theo hướng bền vững, trong đó giao thông công cộng trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Thực tế cũng cho thấy, các tuyến đường sắt đô thị mới bước đầu đưa vào hoạt động ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh dù còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng đường sắt đô thị đã từng bước thể hiện tính ưu Việt và chắc chắn sẽ là xu thế tất yếu giao thông công cộng.

Quanh vấn đề này, PGS.TS. Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giao thông Vận tải Việt Đức, Đại học Việt Đức đã nhấn mạnh, các thành phố lớn cần ưu tiên đầu tư phát triển giao thông công cộng và thành phố được thiết kế xung quanh việc sử dụng giao thông công cộng. Tuy nhiên, trên góc độ nghiên cứu về vấn đề này, PGS.TS. Vũ Anh Tuấn cũng chỉ ra, thách thức hiện nay của các đô thị là phụ thuộc vào phương tiện xe ô tô, xe máy, vì vậy tiếp cận bền vững là chìa khóa để phát triển bển vững, cần đổi mới tư duy thay đổi ưu tiên cho đi bộ, xe đạp và giao thông công cộng.

Theo nhiều chuyên gia giao thông, đường sắt đô thị là bộ phận cấu thành quan trọng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật, là tiền đề cho sự phát triển của giao thông đô thị. Và, phát triển giao thông đô thị bền vững cũng chính là điều kiện để phát triển đô thị bền vững.

Rõ ràng, một mạng lưới đường sắt đô thị hoàn thiện sẽ gắn kết, giúp việc đi lại giữa các khu dân cư, khu công nghiệp, trường học, bệnh viện... cũng như giữa đô thị hạt nhân và các đô thị vệ tinh xung quanh trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Đường sắt đô thị cũng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các khu vực và đô thị dọc tuyến. Do những lợi ích của đường sắt đô thị đem lại như: Có tốc độ di chuyển cao, không ùn tắc giao thông do có đường dành riêng. Hành khách có thể lên kế hoạch trước cho chuyến đi và biết chính xác thời gian họ cần phải lên tàu, thời gian họ tới điểm đến. Chi phí về tiền bạc và thời gian khi di chuyển bằng đường sắt đô thị sẽ tiết kiệm hơn so với việc sử dụng phương tiện giao thông cá nhân hoặc các loại hình taxi truyền thống, taxi công nghệ... Với những đặc điểm riêng, đường sắt đô thị và xe buýt sẽ bổ sung cho nhau, tăng hiệu quả và thu hút người đi cho hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

(LĐTĐ) Theo trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (7/9), cơn bão số 3 đã tiến sâu vào đất liền. Thời điểm này, tại Hà Nội, dù trời đang mưa và gió lớn, tuy nhiên, hoạt động mua sắm tại các chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng tiện ích… vẫn diễn ra bình thường; hàng hoá, nhu yếu phẩm vẫn dồi dào, đảm bảo phục vụ nhu cầu người dân.
Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, ngành Công an đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó 8 tháng năm 2024 đã giải quyết 476.993 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 99,01%.
Cầu Giấy: Ứng phó bão số 3 với tinh thần ở mức cao nhất

Cầu Giấy: Ứng phó bão số 3 với tinh thần ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Quận Cầu Giấy đã tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó cơn bão số 3 với tinh thần ở mức cao nhất, trọng tâm là bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, không để thiệt hại về người và bảo vệ, giảm thiểu tối đa về tài sản của nhân dân.
Quận Long Biên: 9/14 phường có cây gãy, đổ; công tác khắc phục đang tiến hành khẩn trương

Quận Long Biên: 9/14 phường có cây gãy, đổ; công tác khắc phục đang tiến hành khẩn trương

(LĐTĐ) Theo báo cáo nhanh của Quận ủy Long Biên, tính đến 16h00 ngày 7/9/2024 trên địa bàn quận Long Biên, có 9/14 phường có cây bị gãy, đổ do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi); tuy nhiên quận đã chỉ đạo các địa phương dọn dẹp, xử lý kịp thời, không để ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
Quận Hoàn Kiếm: Khắc phục nhanh sự cố do bão số 3 gây ra

Quận Hoàn Kiếm: Khắc phục nhanh sự cố do bão số 3 gây ra

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tính đến 13 giờ ngày 7/9, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có 7 cây xanh bị đổ, gẫy, bật gốc; một số cây bị gẫy cành lớn; 3 người bị thương nhẹ do cành cây gẫy đổ... Các lực lượng chức năng của quận đã bố trí lực lượng ứng trực, phối hợp hiệu quả, xử lý nhanh sự cố đảm bảo an toàn giao thông.
Hà Nội: Tuyên truyền để người dân biết, chủ động phòng, tránh bão số 3

Hà Nội: Tuyên truyền để người dân biết, chủ động phòng, tránh bão số 3

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội yêu cầu tiếp tục thông tin thường xuyên liên tục diễn biến, dự báo đường đi, mức độ ảnh hưởng của cơn bão số 3. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kỹ năng ứng phó giông lốc, sấm sét, mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất và ngập úng để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại của cơn bão số 3.
Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, di dời 9 hộ gia đình khỏi vùng nguy hiểm

Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, di dời 9 hộ gia đình khỏi vùng nguy hiểm

(LĐTĐ) Theo báo cáo nhanh công tác phòng, chống cơn bão số 3 của quận Tây Hồ, tính đến 15h ngày 7/9, trên địa bàn quận có mưa nhỏ, mưa vừa không gây úng ngập cục bộ. Trên địa bàn quận đã xảy ra 13 cây gãy đổ, các lực lượng chức năng của các phường đã tổ chức giải tỏa đảm bảo giao thông đi lại được thuận lợi.

Tin khác

Hà Nội: Xe buýt và 2 tuyến Metro tạm dừng hoạt động để tránh bão

Hà Nội: Xe buýt và 2 tuyến Metro tạm dừng hoạt động để tránh bão

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng từ cơn bão số 3, từ 13h30 hôm nay (7/9), hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trợ giá trên địa bàn Thủ đô tạm dừng. Trước đó, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội - Đơn vị vận hành 2 tuyến đường sắt đô thị là Cát Linh - Hà Đông và đoạn trên cao tuyến Nhổn - Ga Hà Nội cũng cho biết sẽ tạm dừng hoạt động 2 tuyến đường sắt đô thị.
Công an quận Tây Hồ nỗ lực hết mình hỗ trợ người dân phòng chống bão

Công an quận Tây Hồ nỗ lực hết mình hỗ trợ người dân phòng chống bão

(LĐTĐ) Sau cơn giông lốc kèm theo mưa lớn lúc 13h30 ngày 7/9, trên các tuyến phố thuộc địa bàn quận Tây Hồ, do gió mạnh khiến hàng loạt cây xanh hai bên đường bị bật gốc, gãy đổ nằm la liệt...
Cảnh sát giao thông khẩn trương phân luồng, dọn cây đổ giúp người dân tham gia giao thông

Cảnh sát giao thông khẩn trương phân luồng, dọn cây đổ giúp người dân tham gia giao thông

(LĐTĐ) Trưa 7/9, Hà Nội đang chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, mưa nặng hạt và gió mạnh lên từng đợt đã khiến cho cây cối trên một số tuyến phố bật gốc, đổ ngang đường. Lực lượng Cảnh sát giao thông đã khẩn trương có mặt, phối hợp cùng các cơ quan chức năng hướng dẫn phân luồng, thu dọn cây đổ do mưa bão, giúp người dân tham gia giao thông.
Kéo dài thời gian đóng cửa sân bay Nội Bài thêm 2 giờ do ảnh hưởng bão số 3

Kéo dài thời gian đóng cửa sân bay Nội Bài thêm 2 giờ do ảnh hưởng bão số 3

(LĐTĐ) Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) vừa có văn bản gửi các đơn vị có liên quan trong ngành Hàng không về việc tiếp tục phòng, chống ứng phó cơn bão số 3 (bão YAGI).
Ảnh hưởng của bão số 3, đường phố Hà Nội vắng lặng; mọi gia đình tập trung tránh, chống bão

Ảnh hưởng của bão số 3, đường phố Hà Nội vắng lặng; mọi gia đình tập trung tránh, chống bão

(LĐTĐ) Bão số 3 là cơn bão rất mạnh, hoàn lưu rộng, mặc dù chiều nay bão 7/9, bão có khả năng đi vào đất liền, nhưng ngay từ sáng, tại Hà Nội mưa bắt đầu nặng hạt và gió mạnh lên từng đợt. Các tuyến đường của Thủ đô vắng bóng xe cộ qua lại, không còn vẻ nhộn nhịp, tấp nập của ngày thường, thay vào đó là sự vắng vẻ, yên ắng hiếm thấy.
Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai phương án ứng phó bão số 3

Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai phương án ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị triển khai phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ứng phó bão số 3 (bão Yagi) trên địa bàn Thành phố.
Công an Hà Nội khuyến cáo người dân cách tham gia giao thông khi bão số 3 đổ bộ

Công an Hà Nội khuyến cáo người dân cách tham gia giao thông khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia thông tin, bão số 3 sẽ đổ bộ vào miền Bắc trong vài giờ tới. Do ảnh hưởng của bão, Hà Nội sẽ có mưa to và gió giật mạnh, đi kèm với hiện tượng sét đánh. Để đảm bảo an toàn, Công an Hà Nội phát đi khuyến cáo trong quá trình tham gia giao thông, người dân cần chú ý quan sát, để kịp thời xử lý các sự cố xảy ra.
Nhiều tuyến đường ở Hà Nội ùn tắc nghiêm trọng vì bão số 3

Nhiều tuyến đường ở Hà Nội ùn tắc nghiêm trọng vì bão số 3

(LĐTĐ) Siêu bão Yagi (bão số 3) cận kề, tại Hà Nội, do có mưa lớn trước cơn bão nên nhiều tuyến đường đã xảy ra cảnh ùn tắc nghiêm trọng.
Từng bước cải tạo cầu Long Biên

Từng bước cải tạo cầu Long Biên

(LĐTĐ) Hà Nội đã có 7 cây cầu bắc qua sông Hồng, nhưng duy nhất cầu Long Biên là cây cầu có tuyến đường sắt đi xuyên qua khu phố cổ. Hiện cây cầu trên 100 tuổi đã có biểu hiện xuống cấp trầm trọng, gây mất an toàn giao thông.
Giao thông Hà Nội thông thoáng ngày khai giảng năm học mới

Giao thông Hà Nội thông thoáng ngày khai giảng năm học mới

(LĐTĐ) Từ 6h sáng 5/9, tại các điểm trường, trên các tuyến giao thông chính đi qua nhiều khu vực tập trung các trường học, các đơn vị của Công an thành phố Hà Nội, Cảnh sát giao thông đã ứng trực 100% quân số, bảo đảm tuyệt đối an ninh trật tự, an toàn giao thông cho phụ huynh và gần 2,3 triệu học sinh Thủ đô tới trường tham dự Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động