Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Quản lý khung giá đất

(LĐTĐ) Theo thẩm quyền, tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký Quyết định ban hành quy định và bảng giá các loại đất địa bàn (thông thường có hiệu lực trong vòng 4 năm). Tuy nhiên, giữa khung giá đất do chính quyền địa phương ban hành với giá thị trường quá chênh lệch nhau dẫn đến không ít hệ lụy. Vị vậy, một số địa phương và chuyên gia đề nghị Thủ tướng Chính phủ nên bỏ quy định về khung giá đất.
Điều chỉnh khung giá đất: Tiệm cận giá thị trường để tránh hai giá Phố cổ Hà Nội có khung giá đất cao nhất nước Chính phủ ban hành Nghị định về khung giá đất
Quản lý khung giá đất
Ảnh minh họa.

Điển hình vừa qua, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã có công văn kiến nghị các bộ và Thủ tướng Chính phủ xem xét bỏ quy định về khung giá đất. Lý do được Thành phố đưa ra, hiện nay những quy định về việc xác định thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ trong giao dịch nhà đất thường thấp hơn giá đất tại bảng giá do Uỷ ban nhân dân Thành phố ban hành.

Theo các chuyên gia, hiện khung giá đất ở tại thành phố Hồ Chí Minh (thuộc loại đô thị đặc biệt) có mức tối thiểu là 1,5 triệu đồng/m2 và tối đa là 162 triệu đồng/m2, chênh lệch rất lớn so với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường. Dựa vào khung giá đất này, hàng năm Thành phố sẽ ban hành hệ số K (hệ số điều chỉnh giá đất) theo từng khu vực, nhưng không quá 30%.

Quy định là vậy, song trong quá trình triển khai, theo các chuyên gia nhiều giao dịch dân sự đang lách luật để nộp ít thuế. Ví dụ, theo quy định khung giá đất tại các tuyến đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ (quận 1) giá là 162 triệu đồng/m2, nhưng giá thị trường tại đây lên tới 500 triệu, thậm chí cao hơn nhiều.

Do đó, khi thực hiện các giao dịch chuyển nhượng nhà đất, bên mua và bên bán thường thống nhất ghi giá trị chuyển nhượng tại các hợp đồng thấp hơn hoặc bằng quy định tại bảng giá đất, nhằm giảm số tiền phải thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

Không chỉ thành phố Hồ Chí Minh mà cả Hà Nội và các tỉnh, thành khác đang diễn ra nghịch lý về giá đất mà cụ thể giữa giá Nhà nước quy định với giá thị trường. Giá Nhà nước (chính quyền địa phương) quy định 1, giá thị trường cao gấp 4-5 lần, thậm chí cả chục lần. Quy định này không chỉ dẫn đến tình trạng các giao dịch mua bán lách luật, né thuế mà còn góp phần làm nảy sinh mâu thuẫn giữa chủ đầu tư với người dân (thuộc diện thu hồi đất), khiến cho các vụ khiếu kiện về đất đai không có chiều hướng giảm.

Ví dụ, một doanh nghiệp (nhà đầu tư) muốn đến địa bàn C của thị xã B, tỉnh A nào đó để đầu tư về du lịch. Sau khi hoàn tất các thủ tục đầu tư, chính quyền chiếu theo các quy định của pháp luật và các văn bản dưới luật cũng như khung giá đất do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố đó ban hành để áp giá đền bù. Tuy nhiên, đối với người dân, vì đất mà họ đang ở, đang cach tác bao lâu, nay bị áp giá ở mức khá thấp, họ không chấp nhận dẫn đến khiếu kiện.

Để lành mạnh hóa thị trường, ngoài kiến nghị nên bỏ quy định khung giá đất tối thiểu, tối đa, vấn đề đặt ra là chúng ta phải có cơ chế quản lý khung giá đất như thế nào để Nhà nước và nhân dân không bị thiệt; để giữa bảng khung giá đất do Nhà nước (chính quyền tỉnh, thành phố) ban hành so với giá thị trường không quá chênh lệnh nhau mới là điều đáng bàn.

Để khung giá đất do Nhà nước ban hành và giá thị trường ngày càng tiệm cận nhau, nên chăng các cơ quan hoạch định chính sách cần nghiên cứu về chính sách quản lý tiền tệ (tỷ giá, lãi suất) của Ngân hàng Nhà nước. Đối với Ngân hàng Nhà nước, hàng tháng căn cứ vào điều kiện thực tế, Ngân hàng sẽ quyết định về lãi suất cơ bản, trong đó có kèm theo biên độ giao dịch (cao hoặc thấp hơn lãi suất cơ bản khoảng 7%), các ngân hàng cổ phần thương mại, tổ tức tín dụng cứ thế áp dụng. Nếu đơn vị nào thực hiện sai sẽ bị xử phạt!

Vẫn biết giá cả hàng hóa là do thị trường quyết định. Nhưng trong lĩnh vực đất đai là loại hàng hóa đặc biệt, Nhà nước cần ban hành một khung giá “tiệm cận” nhất với thị trường ở mức có thể để dễ hơn trong công tác quản lý. Ví với đất thành thị (khu A đường B), với đất nông thôn (đất ở, đất vườn…) chính quyền địa phương ban hành khung giá đất chi tiết, cụ thể;

Tiếp đó sẽ quy định, mọi giao dịch liên quan đến mua bán, sang nhượng… chỉ được phép trong phạm vi từ 10-20% so với khung giá do chính quyền ban hành. Với đề xuất này, chắc sẽ có người cho rằng là dùng công cụ hành chính để can thiệp vào thị trường, mà giá cả phải do thị trường quyết định.

Tuy nhiên, xét về góc độ nào đó, quy định biên độ giao dịch giá đất, không phải dùng công cụ hành chính để quản lý một cách máy móc mà quan trọng hơn nhằm góp phần làm cho thị trường được lành mạnh hơn mà thôi. Chúng ta không thể để tình trạng, một mét vuông đất ở khu sầm uất nhất thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội giá quy định của Nhà nước từ 162-167 triệu đồng/m2, trong khi giá thực tế từ 500 triệu đồng đến cả 1 tỷ đồng/m2!

L.Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Audi Q5 2025 mới với công nghệ tiên tiến, thiết kế đẹp mắt

Audi Q5 2025 mới với công nghệ tiên tiến, thiết kế đẹp mắt

(LĐTĐ) Audi Q5 mới nhất thay đổi thiết kế ngoại thất và lắp đặt động cơ xăng và diesel mới tiết kiệm hơn.
Cập nhật mới nhất: Bão số 3 Yagi giật cấp 11, liên tục tăng cấp trên biển Đông

Cập nhật mới nhất: Bão số 3 Yagi giật cấp 11, liên tục tăng cấp trên biển Đông

(LĐTĐ) Tin bão mới cập nhật của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 10 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,4 độ Vĩ Bắc; 119,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/h), giật cấp 11, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 20 - 25 km/h.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn triển khai ứng phó bão Yagi

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn triển khai ứng phó bão Yagi

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3/9/2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.
Hà Nội: Người cao tuổi được hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế

Hà Nội: Người cao tuổi được hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Từ năm 2024, người cao tuổi từ đủ 70 đến dưới 80 tuổi đang thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế.
Tháng 8, chỉ số sản xuất công nghiệp Hà Nội tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023

Tháng 8, chỉ số sản xuất công nghiệp Hà Nội tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn Hà Nội tháng 8/2024, ước đạt tăng 0,1% so với tháng 7 và tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023. Qua đó, ước tính 8 tháng năm 2024, chỉ số IIP của Thành phố tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước.
8 tháng năm 2024, chỉ số CPI Hà Nội tăng 5,24%

8 tháng năm 2024, chỉ số CPI Hà Nội tăng 5,24%

(LĐTĐ) Tháng 8/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của thành phố Hà Nội tăng 0,07% so với tháng 7 và tăng 4,44% so với cùng kỳ năm 2023. Tính bình quân 8 tháng năm 2024, CPI của Hà Nội tăng 5,24% so với bình quân cùng kỳ năm 2023.
Phố Hàng Mã rực rỡ đón Trung thu

Phố Hàng Mã rực rỡ đón Trung thu

(LĐTĐ) Khi cái nắng cuối hè bắt đầu dịu bớt, phố Hàng Mã - con phố nổi tiếng giữa lòng Hà Nội - lại khoác lên mình một diện mạo mới, rực rỡ và náo nhiệt hơn bao giờ hết để chào đón mùa Trung thu đang đến gần.

Tin khác

Phát huy hào khí tháng Tám và Quốc khánh 2/9: Xây dựng Thủ đô giàu đẹp

Phát huy hào khí tháng Tám và Quốc khánh 2/9: Xây dựng Thủ đô giàu đẹp

(LĐTĐ) Hà Nội những ngày mùa thu tháng Tám, Đảng bộ, chính quyền, toàn hệ thống chính trị, quân và dân Thủ đô đang nỗ lực không ngừng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nhằm hoàn thành, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII đề ra.
Bịt “lỗ hổng” đối với hoạt động dạy thêm?

Bịt “lỗ hổng” đối với hoạt động dạy thêm?

(LĐTĐ) Những ngày qua, dư luận đang nóng lên xung quanh thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đang soạn thảo thông tư hướng dẫn về việc dạy thêm của giáo viên. Xét về mặt pháp luật, đây có thể là thông tư trái quy định. Bởi Luật Giáo dục và các văn bản dưới Luật không có các quy định về dạy thêm, học thêm.
Hy vọng sẽ không còn thiếu trường công

Hy vọng sẽ không còn thiếu trường công

(LĐTĐ) Năm học mới chuẩn bị bắt đầu, nhưng thực tế các cháu phải đi học thêm ở các trung tâm, ở trường cách đây vài tháng. Năm nay, thời tiết xem ra dễ chịu hơn mọi năm, song “sức nóng” về học hành thì vẫn không “hạ nhiệt” chút nào.
Xây dựng Thủ đô đẹp giàu

Xây dựng Thủ đô đẹp giàu

(LĐTĐ) Cách đây 79 năm, ngày 19/8/1945, theo lời kêu gọi của Việt Minh, cả Hà Nội vùng dậy dưới rừng cờ đỏ sao vàng xuống đường tiến thẳng về trung tâm Nhà hát thành phố để dự mít tinh. Từ Hà Nội, làn sóng Cách mạng toả đi khắp nơi, cả nước vùng dậy đấu tranh giành chính quyền và liên tiếp giành thắng lợi… Ngày 2/9 tại quảng Trường Ba Đình - Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chấm dứt 80 năm đô hộ của thực dân Pháp.
Thuốc lá điện tử: Có hại thì phải cấm!

Thuốc lá điện tử: Có hại thì phải cấm!

(LĐTĐ) “Tuổi trẻ là mầm xuân đất nước”. Vì vậy, bảo vệ sức khỏe thế hệ trẻ để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực và tương lai giống nòi là mệnh lệnh của cuộc sống. Đặc biệt, trong bối cảnh nước ta đang đối mặt với thực trạng già hóa dân số, việc nói không với thuốc lá thế hệ mới nhằm đảm bảo sức khỏe giống nòi là điều phải làm.
Vinh dự và trách nhiệm

Vinh dự và trách nhiệm

(LĐTĐ) Ngay sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu giữ chức Tổng Bí thư, Hà Nội là địa phương đầu tiên được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến thăm và làm việc. Đây vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm đối với Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thành phố Hà Nội.
“Chuyện nhỏ” mà không nhỏ!

“Chuyện nhỏ” mà không nhỏ!

(LĐTĐ) Để thu hút khách du lịch và tạo ấn tượng đối với đất nước con người Việt Nam nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng, bên cạnh hạ tầng cơ sở, chất lượng dịch vụ, giá cả… “văn hóa” phục vụ khách hàng, đặc biệt một yếu tố tuy nhỏ, tế nhị, song rất đỗi quan trọng chính là “nhà vệ sinh” cũng cần được quan tâm.
Thiên tai - chính quyền và nhân dân

Thiên tai - chính quyền và nhân dân

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 gây mưa to tại các tỉnh phía Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Mưa to đã khiến nước tràn qua hệ thống sông Bùi, làm một số xã của huyện Chương Mỹ, Quốc Oai bị ngập úng. Với phương châm, đảm bảo tính mạng người dân là ưu tiên hàng đầu, Bí thư Thành ủy, Thường trực Thành ủy đã có những chỉ đạo kịp thời, nhanh chóng khắc phục hậu quả do mưa lũ.
Nghị quyết số 18 - Đột phá chính sách đất đai mang dấu ấn đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nghị quyết số 18 - Đột phá chính sách đất đai mang dấu ấn đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Nghị quyết số 18-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XIII ban hành ngày 16/6/2022 về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” (gọi tắt là Nghị quyết số 18) thực sự là “chìa khóa” đang và sẽ dần khắc phục những bất cập tồn tại trong quản lý đất đai. Trong đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại dấu ấn đặc biệt...
“Đại sứ” du lịch

“Đại sứ” du lịch

(LĐTĐ) Các cụ xưa có câu “đáng đồng tiền bát gạo”. Khi khách hàng, người tiêu dùng bỏ tiền ra mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ thì bên cung cấp phải đáp ứng các tiêu chí về giá thành, chất lượng, an toàn, hành xử văn hóa.
Xem thêm
Phiên bản di động