Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Rau quả “thua” trên thị trường xuất khẩu: Do chất lượng chưa đảm bảo

 Thị trường rau quả Việt Nam có ưu thế về mùa vụ, giá thành thấp nhưng tiêu thụ vẫn mang tính cầm chừng là một thực tế được bàn đến tại hội nghị "Bàn các giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ rau quả, trái cây theo huớng bền vững" diễn ra mới đây.
Tạm dừng nhập khẩu rau quả Úc từ 1/1/2015: Sao vẫn bán?
Kiểm nghiệm hóa chất bảo quản rau quả Trung Quốc: 4 năm không ra kết quả !

Bị động đối với thị trường xuất khẩu

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, rau quả Việt Nam đã được xuất đi trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất, chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta. Quý I/2015, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc tăng, đạt 131 triệu USD, tăng 44,7% so với cùng kỳ năm 2014. Ngoài thị trường Trung Quốc, rau quả Việt Nam còn được xuất sang Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Hà Lan, Nga… Tuy nhiên, đây đều là những thị trường khó tính, yêu cầu cao về kiểm dịch và an toàn thực phẩm.

Với thị trường Trung Quốc, rau củ, trái cây của Việt Nam được tiêu thụ với sản lượng lớn là dưa hấu, thanh long... Tuy nhiên, tại thị trường này hiện đang tồn tại hai vấn đề từ lâu chưa được giải quyết triệt để, đó là phương thức vận chuyển thiếu ổn định cả về lượng và giá và cơ sở hạ tầng của các cửa khẩu hiện nay chưa đáp ứng được so với thực tế dẫn đến cảnh ùn tắc. Hơn nữa, thị trường này gần đây cũng tỏ ra “khó tính” khi đã cảnh báo về thuốc bảo vệ thực vật, rệp sáp trên quả thanh long. Theo đại diện Tổng cục Hải quan, cứ đến tháng 3, tháng 4 hàng năm - dịp Thanh minh, phía Trung Quốc nhập nhiều hoa quả tươi. Riêng năm 2015, lượng dưa hấu, thanh long tăng hơn 10% so với cùng kỳ khiến số lượng xe đổ về cửa khẩu nhiều. "Mỗi ngày có 800 xe đổ về cửa khẩu nhưng hải quan chỉ làm được 300-350 xe nên hầu như ngày nào cũng tồn đọng trên dưới 400 xe".

Rau quả “thua” trên thị trường xuất khẩu: Do chất lượng chưa đảm bảo
Tình trạng dưa hấu ùn tắc tại cửa khẩu Tân Thanh diễn ra từ nhiều năm nay vẫn chưa được khắc phục triệt để

Đối với các nước châu Âu, việc tiếp cận thị trường vẫn còn lộ rõ sự bị động. Theo một doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam thì một quả thanh long khi tiêu thụ ở thị trường Mỹ có giá gấp 10 lần so với giá bán ở Trung Quốc. Tuy nhiên, số lượng trái cây này lọt cửa kiểm dịch vẫn chưa cao. Thêm nữa việc xúc tiến thương mại vẫn còn thực hiện nhỏ giọt. Hiện các doanh nghiệp trong nước đang chờ kết quả từ cuộc họp thống nhất giữa Nhật và Việt Nam để xoài và thanh long được tiêu thụ ở thị trường này. Thông tin thêm về vấn đề này, ông Vũ Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN & PTNT) cho biết: Hiện Bộ NN&PTNT đang hoàn tất chiếu xạ trong tháng 5 để tháng 6 có những lô vải đầu tiên xuất khẩu sang Úc, Mỹ. Để tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm trong nước trên thị trường Nhật được thuận lợi, Việt Nam cũng sẽ mở cửa cho táo Nhật vào tiêu thụ.

Sắp tới, một số tỉnh miền Bắc lại bước vào vụ thu hoạch và tiêu thụ vải, đặc biệt năm nay Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT khá chú trọng đến việc đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng trên tại thị trường châu Âu, trong khi đó phương tiện vận chuyển vải XK lại là một rào cản.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, Bộ có trách nhiệm cung cấp thông tin nghiên cứu, dự báo thị trường cả ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, để công tác này thực sự có hiệu quả rất cần đến sự phối hợp của các địa phương trong việc cung cấp thông tin, tránh tình trạng vừa mới xảy ra đối với mặt hàng dưa hấu, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các địa phương rà soát sản lượng, thời điểm thu hoạch, phương án tiêu thụ để đảm bảo thông quan, nhưng không nhận được câu trả lời từ các địa phương.

Theo ông Lê Văn Ánh, Phó chủ tịch Hiệp hội rau quả Việt Nam, để hỗ trợ cho công tác vận chuyển rất cần đến sự hỗ trợ của các đơn vị vận tải. Mới đây hãng hàng không Vietnam Airlines công bố sẽ giảm giá đối với vận chuyển vải thiều cho doanh nghiệp xuất khẩu đi châu Âu với sản lượng tiêu thụ 10 tấn/chuyến thế nhưng vào thời điểm vải rộ mùa, theo dự bảo tổng sản lượng vải lên tới 200.000 tấn thì việc hỗ trợ này cũng không thấm vào đâu. Trên thực tế, giải pháp hỗ trợ này không phải thường xuyên nên việc giải bài toán cho thị trường xuất khẩu vải vẫn còn nan giải.

Tính bền vững nằm ở chất lượng sản phẩm

Tại hội nghị "Bàn các giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ rau quả, trái cây theo huớng bền vững", ông Lê Văn Ánh cho rằng, chi phí lưu thông sản phẩm quá cao. Muốn phát triển bền vững hàng nông sản cần phải quan tâm từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Hiện nay tất cả DN chế biến và lưu thông vẫn chịu thuế thu nhập DN và GTGT cao", ông Ánh kiến nghị.

Cũng có nhiều ý kiến đồng tình khi cho rằng vẫn nên bám chắc thị trường Trung Quốc. "Để giải quyết được tình trạng ùn ứ nông sản ở biên giới, cơ quan quản lý cần mở rộng thêm cửa khẩu thông quan, tăng thời gian thông quan. Nhà nước cần có chính sách giảm chi phí lưu thông, sản xuất, kiểm dịch để gỡ khó cho DN. Mỗi ngày tăng thêm được 20 xe ô tô XK vải sang TQ, đã bằng Vietnam Airlines vận chuyển cả tháng rồi”, ông Ánh kiến nghị

Đồng quan điểm với ông Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh, mặc dù trong suốt nhiều năm, ta tiêu thụ hàng hoá vào thị trường Trung Quốc rất nhiều nhưng thông tin về thị trường này vẫn còn mù mờ. Vì vậy muốn tăng tính bền vững cần phải có đánh giá thị trường này thật sâu, thật kỹ, tránh tình trạng bị động.

Thừa nhận thực tế này, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết: “Rất cần các thông tin về tiềm năng thị trường, nhu cầu tiêu thụ, yêu cầu kiểm dịch ra sao... Vấn đề này phụ thuộc vào đội ngũ tham tán thương mại của Việt Nam tại các nước”.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, vai trò của DN rất quan trọng trong việc tham gia chuỗi để đảm bảo sản xuất bền vững cho ngành nông nghiệp. Các bộ, ngành sẽ xem xét cơ chế tạo thuận lợi cho các DN tham gia đầu tư dự án chế biến, xây dựng hạ tầng kho bãi, đặc biệt nâng cao chất lượng hàng hóa. Song bản thân DN cũng cần xem lại năng lực để phù hợp với cơ chế và điều kiện cơ sở hạ tầng hiện nay. “DN nên chủ động, không nên chờ vào chính sách. Nhà nước sẽ tạo thuận lợi giảm bớt kiểm dịch thực vật cho các DN ở những thị trường chưa cần thiết; cắt giảm chi phí giao thông vận tải… Thế nhưng về lâu dài, Nhà nước không thể trợ giá hay hỗ trợ mà phải bằng năng lực cạnh tranh thực sự”, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

(LĐTĐ) Trước tình hình nhiều người dân tại quận Bắc Từ Liêm phải sơ tán đến nơi ở tạm do mực nước sông dâng cao, Hội Phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm đã chủ động, kịp thời phát động phong trào "nhường cơm sẻ áo" kêu gọi hội viên chung ta hỗ trợ nhân dân.
Thay đổi thời gian kỳ họp thứ 18 HĐND Thành phố để tập trung khắc phục hậu quả mưa bão

Thay đổi thời gian kỳ họp thứ 18 HĐND Thành phố để tập trung khắc phục hậu quả mưa bão

(LĐTĐ) Ngày 12/9, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội có Thông báo số 46/TB-HĐND về thay đổi thời gian tổ chức kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 18) HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội: Tiếp nhận gần 45 tỷ đồng ủng hộ nhân dân các tỉnh bị thiệt hại do bão số 3

Hà Nội: Tiếp nhận gần 45 tỷ đồng ủng hộ nhân dân các tỉnh bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Hưởng ứng Lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, trong ngày 12/9, nhiều cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiếp tục đến trụ sở Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố trao ủng hộ kinh phí, giúp nhân dân các địa phương khắc phục hậu quả, thiệt hại do bão lũ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà Trung thu cho trẻ em tại Trung tâm Bảo trợ xã hội 3

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà Trung thu cho trẻ em tại Trung tâm Bảo trợ xã hội 3

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Trung thu, ngày 12/9, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã đến thăm cơ sở 3, Trung tâm Bảo trợ xã hội 3 Hà Nội (số 106 - Nguyễn Hoàng, quận Nam Từ Liêm) và tặng quà Trung thu cho trẻ em tại đây.
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra công tác chống lũ tại quận Hoàn Kiếm

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra công tác chống lũ tại quận Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Mặc dù đến sáng 12/9 nước lũ đã rút nhưng Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn lưu ý quận Hoàn Kiếm và 2 phường Chương Dương, Phúc Tân không được chủ quan do tình hình lũ lụt còn diễn biến phức tạp, khó lường.
Huyện Thanh Oai: Huy động lực lượng xử lý kịp thời sự cố kênh Yên Cốc

Huyện Thanh Oai: Huy động lực lượng xử lý kịp thời sự cố kênh Yên Cốc

(LĐTĐ) Trước diễn biến tình hình mực nước kênh Yên Cốc trên địa bàn huyện Thanh Oai dâng cao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Oai Bùi Văn Sáng yêu cầu 2 xã Đỗ Động và Liên Châu, cùng các phòng, ban liên quan của huyện tập trung hỗ trợ lực lượng phương tiện, thiết bị và vật liệu cần thiết để khắc phục sự cố kênh Yên Cốc, đặc biệt là lực lượng “4 tại chỗ”.
Khu vực ngoài đê Tứ Liên, Tây Hồ: Nước vẫn ngập, hầu hết các hộ dân phải di dời

Khu vực ngoài đê Tứ Liên, Tây Hồ: Nước vẫn ngập, hầu hết các hộ dân phải di dời

(LĐTĐ) Những ngày qua, do ảnh hưởng của bão lũ, nước sông Hồng dâng cao, khiến một phần phường Tứ Liên, quận Tây Hồ bị úng ngập cục bộ. Các lực lượng chức năng của quận Tây Hồ, phường Tứ Liên đã thông báo di dời người dân, từ tối 11/9 đã cắt điện các khu vực bị ngập để đảm bảo an toàn.

Tin khác

Hà Nội yêu cầu điều trị tốt nhất cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa bão

Hà Nội yêu cầu điều trị tốt nhất cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa bão

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế bảo đảm trực cấp cứu 24/24h và triển khai điều trị tốt nhất đối với các trường hợp bị thương do ảnh hưởng của mưa bão.
TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

(LĐTĐ) Ngay sau khi công bố dịch sởi, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổng lực tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 1 - 10 tuổi. Đến nay, đã có 19.821 trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm vắc xin sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% và chiếm 15% trong nhóm trẻ từ 1 - 10 tuổi.
Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

(LĐTĐ) Mặc dù đã được cảnh báo từ các chuyên gia y tế, nhưng tình trạng nhiều người bệnh tự ý bỏ thuốc theo đơn của bác sĩ, hay sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc… đang là một vấn nạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Đáng lo ngại, các bệnh nhân trên thường nhập viện muộn, khiến việc điều trị càng thêm khó khăn và tốn kém hơn.
Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

(LĐTĐ) Ăn tiết canh đầu tháng để lấy may, nam thanh niên 27 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, suy đa tạng, hôn mê, rối loạn đông máu…
Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30/8 đến ngày 6/9), toàn Thành phố ghi nhận 190 trường hợp mắc sốt xuất huyết, với 10 ổ dịch.
Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

(LĐTĐ) Khi bão số 3 (Yagi) càn quét Hà Nội đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho toàn Thành phố. Trong đêm bão đổ bộ, để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong bão, khoa cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn Thành phố luôn sáng đèn và sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp cấp cứu cũng như người bị nạn do ảnh hưởng của cơn bão này.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Xem thêm
Phiên bản di động