Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Sự thật về “thần dược” An cung ngưu hoàng hoàn

BV Bệnh nhiệt đới TƯ vừa cấp cứu một bệnh nhân xuất huyết dưới da, chảy máu dạ dày và cơ do uống An cung ngưu hoàng hoàn  (ACNHH) để phòng đột quỵ.
su that ve than duoc an cung nguu hoang hoan Tử vong sau khi uống An Cung Ngưu Hoàng Hoàn
su that ve than duoc an cung nguu hoang hoan Thực phẩm chức năng chứa kim loại độc vượt ngưỡng ngàn lần

Bệnh nhân nam, 65 tuổi, ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc này uống một viên ACNHH để phòng tai biến mạch máu não do nhiều người “mách” về công dụng ngừa đột quỵ của thuốc. Sau khi uống ông thấy đau tay và xuất huyết dưới da ngày một nặng lên.

su that ve than duoc an cung nguu hoang hoan
Một sản phẩm An cung ngưu hoàng hoàn trên thị trường hiện nay.

Do có sốt nên nghĩ mắc sốt xuất huyết, đã nhập BV nhiệt đới ngày 31.3, khám thấy xuất huyết dưới da, chảy máu trong cơ, chảy máu dạ dày... Xét nghiệm thể hiện chức năng đông máu giảm rất mạnh và suy giảm chức năng gan.

BS. Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa cấp cứu cho biết, trước đây đã có một số bệnh nhân dùng ACNHH bị suy giảm chức năng đông máu nhưng chưa có trường hợp nào giảm trầm trọng như bệnh nhân này, có thể trên nền bệnh tiểu đường, cao huyết áp... Bệnh nhân được truyền yếu tố đông máu để hồi phục, cân bằng đông máu - chảy máu và chống suy giảm chức năng gan; theo dõi các tác dụng không mong muốn khác...

Thực chất về ACNHH

ACNHH do danh y Ngô Đường, tự Cúc Thông, đời Thanh, Trung Quốc, yếu nhân của học phái ôn bệnh sáng chế (ghi trong sách Ôn bệnh điều biện nổi tiếng của ông). ACNHH có các vị: Ngưu hoàng (sỏi mật bò hoặc trâu), trước đây lấy sỏi mật Bò tót và bò vùng Tây Bắc, Đông Bắc hay tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc); Tê giác; Xạ hương (xạ con đực cầy hương, chuột hương, hươu xạ); Trân châu (Ngọc trai); Chu sa (Thủy ngân); Hùng hoàng (Asen); Hoàng liên, Hoàng cầm, Chi tử (Sơn chi tử), Uất kim; Băng phiến (Mai phiến).

Các vị Tê giác, Hoàng cầm, Hoàng liên, Chi tử... đều có tác dụng thanh nhiệt, an thần, trấn kinh mạnh, làm tế bào não giảm hưng phấn sẽ tiêu thụ ít ôxy nên có tác dụng trấn tĩnh, chống co giật. Xạ hương tuyên thông, khai khiếu mạnh làm hồi phục ý thức (nhận biết không gian, thời gian, xung quanh, bản thân) ở người bán mê, hôn mê và thông mạch (tác dụng này làm sảy thai)...

Sau thời kỳ dài thất truyền, gần đây hiệu Đồng Nhân đường, Bắc Kinh phục dựng lại, nhưng dung sừng Trâu nước (Thủy ngưu giác) thay thế Tê giác!? Thuốc thiên tính hàn (do các vị Xạ hương, Ngưu hoàng, Thủy ngưu giác) nhưng tác dụng hoạt huyết, hành khí rất mạnh, tuyệt đối không dùng cho người bệnh hư hàn và dùng cho người xuất huyết não thì nhiều trường hợp chảy máu nặng thêm.

Các BS đông y có nhiều ý kiến về loại thuốc này. Nhiều người cho rằng ACNHH có tác dụng duy trì những tế bào não chết dở dang vì thiếu oxy (không được cấp máu) do tác dụng làm giảm tiêu thụ oxy của tế bào não, vì thế dùng càng sớm càng tốt, tuy nhiên tác dụng này chưa được công bố kiểm chứng khoa học mà chủ yếu là từ kinh nghiệm.

Từ năm 1999 - 2004, BS Trương Vinh Tuyền, BV Nhân dân số 3, TP Hải Ninh, Triết Giang và BS Dương Tiểu Phong, BV số 2 thuộc Viện y học Triết Giang, Trung Quốc đã nghiên cứu trên 63 bệnh nhân xuất huyết não, kết hợp phẫu thuật với dùng ACNHH và nhóm chứng 63 bệnh nhân chỉ phẫu thuật không dùng thuốc, thấy tỉ lệ hồi phục tốt là 83,54%/63,49%.

Ngày nay, người ta còn nói ACNHH làm giảm nhịp tim, hạ huyết áp nhưng lại tăng cường lưu lượng máu cho mạch vành và giảm lượng tiêu thụ o xy của cơ tim; bảo vệ tế bào gan khỏi sự tác động của Carbon tetrachloride (CCl4 - một trong những chất độc mạnh nhất đối với gan, sử dụng trong nghiên cứu đánh giá các chất bảo vệ gan) nên làm hồi tỉnh hôn mê gan do nhiễm độc? Tháng 7.2014, Cục Quản lý dược gửi công văn 11393/QLD-ĐK đến Sở Y tế các tỉnh, TP, BV thuộc Bộ Y tế và các công ty đăng ký, sản xuất thuốc lưu hành tại Việt Nam có những nội dung: ...

“Dùng cho nhiệt bệnh, tà nhập tâm bào, cao nhiệt kinh quyết (sốt cao co giật), thần hôn (hôn mê), loạn ngữ (mê sảng); hôn mê do trúng phong (viêm não, viêm màng não, xuất huyết não thể bế chứng: có sốt cao, huyết áp tăng...);... “Thuốc chống chỉ định với tai biến mạch máu não, viêm não thể thoát chứng và thể chảy máu vào não thất của tai biến mạch máu não, người thể hàn, dương hư, tỳ vị hư hàn; phụ nữ có thai; người suy giảm chức năng gan, thận”;...

“Hiện nay đã có 4 loại được Bộ Y tế cấp số đăng ký. Các thuốc này đều là thuốc y học cổ truyền, cần được sử dụng theo chỉ dẫn trong đơn của bác sĩ y học cổ truyền hoặc thầy thuốc đông y”. Theo GS.TS Lê Văn Thành, Chủ tịch hội phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, ACNHH không có trong danh mục điều trị đột quỵ của Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) và châu Âu, bởi chưa được nghiên cứu, thực nghiệm điều trị và công bố khoa học.

Nhiều người dùng ACNHH rất thiếu hiểu biết về thuốc

Nhiều năm qua, người dân dùng ACNHH theo lời đồn “thần dược cứu não”, “thuốc cứu người” rất mò mẫm và mơ hồ về tác dụng của ACNHH, đặc biệt hầu như không biết gì về những chống chỉ định của loại đông dược này.

Bệnh nhân N, sau khi qua cơn nguy kịch vì đột quỵ tại Viện quân y 108, Hà Nội, người nhà mua 3 viên ACNHH về nghiền cho uống (giấu BS), sau đó ông N bị suy đa tạng... Ở Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai, Hà Nội, ông T, hơn 60 tuổi, nhập viện do xuất huyết não, hôn mê.

Sau hai tuần hồi sức tích cực, đã hồi tỉnh, có hy vọng cứu được nhưng đột nhiên lại hôn mê sâu. Trung tâm chưa tìm ra lý do thì người nhà “tiết lộ” cho uống 2 viên ACNHH “để nhanh khỏi”... Chẩn đoán Xquang xác định bệnh nhân xuất huyết não tái phát, nặng hơn rất nhiều so với trước...

Người thứ hai, 74 tuổi, cao huyết áp, tiểu đường nhập Trung tâm do đột quỵ. Người nhà cho biết sau nửa tháng uống ACNHH để ngừa tai biến, nâng cao sức khỏe, bệnh nhân bị hôn mê. Khi nhập viện chảy máu mũi, miệng, chân răng, giãn đồng tử, phải mở khí quản để thở. Xét nghiệm thấy rối loạn đông máu. Bác sĩ yêu cầu ngừng thuốc ACNHH, chỉ vài ngày sau tình trạng bệnh nhân cải thiện rất tốt!?

BS Nguyễn Huy Thắng, Phó trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV 115, TPHCM cho biết, thống kê thấy nhiều bệnh nhân khá giả uống ACNHH khi đột quỵ. Do tin “thần dược” nên dùng dằng chờ đợi hồi phục mà không đến ngay BV, làm mất đi 3 - 6 giờ vàng cấp cứu đột quỵ đầu tiên...

Tình trạng này hiện phổ biến cả nước, thậm chí trong phòng cấp cứu người nhà vẫn rỉ tai nhau cho bệnh nhân uống thuốc này!? Rất nhiều gia đình tích trữ ACNHH, nhưng đã có không ít ca bệnh nguy kịch hơn vì dùng cho người phải chống chỉ định, bởi thuốc này không phải tạng bệnh nào cũng uống được.

Uống được hay không phải do thầy thuốc đông y, mà bản thân thày thuốc cũng còn phải dựa vào thăm khám lâm sàng và xét nghiệm, nhất là chụp cắt lớp não (hoặc cộng hưởng từ - MRI), người dân thì biết thế nào (ví dụ) là chảy máu não thể bế hay thể thoát theo cách hiểu đông y.

Vì thế, tự ý mua và sử dụng là rất nguy hiểm, vì đây là thuốc có nhiều vị độc, công phá mạnh chứ không phải thực phẩm chức năng như nhiều người lầm tưởng! Nhiều BS đông y cho rằng ACNHH có các công hiệu thanh tâm, giải độc, thông đàm, bình can tức phong, tỉnh não khai khiếu, có thể cải thiện tình trạng nhận thức kém, làm giảm chứng mất nói và bại liệt, nhưng không thể thay thế được các thuốc hạ huyết áp...

Việt Nam hiện lưu hành ACNHH của Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên... với chất lượng rất phức tạp. PGS.TS Lê Lương Đống, nguyên Phó giám đốc Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam cho biết, năm 2005, ông đến thăm Bắc Kinh Đồng Nhân đường - cơ sở chính thống bào chế ACNHH, thấy có loại giá 350 tệ và 100 tệ/viên.

Chủ hiệu cho biết, loại đắt dùng Ngưu hoàng tự nhiên (rất hiếm) loại rẻ dùng Ngưu hoàng nhân tạo, ông thấy “gờn gợn”. Thầy thuốc ND Nguyễn Xuân Hướng khẳng định rất nhiều ACNHH ở thị trường Việt Nam là hàng giả, nhái hoặc kém chất lượng và nếu là thật thuốc cũng không có tác dụng phòng đột quỵ và cấp cứu tai biến mạch não.

Chị Ph.T.Q, ở Q. Hoàng Mai, Hà Nội mua 2 hộp ACNHH Triều Tiên giá 2.300.000đ/hộp của một công ty khá nổi tiếng chuyên phân phối các sản phẩm ACNHH cho bố (không có đơn). Sau khi uống hết 1 hộp, sức khỏe của bố chị có dấu hiệu tương đối khá, nhưng cụ kêu buồn chân tay, táo bón, dấu hiệu sớm của nhiễm độc kim loại nặng...

Hóa ra, hai hộp ACNHH chị mua chứa đến 0,25 mg/g Chì, 33,2 mg/g Thủy ngân và Asen là 38,9 mg/g. Trong khi quy chuẩn Việt Nam, hàm lượng Asen cho phép trong thực, dược phẩm là 0,5 mg/kg, Thủy ngân 0,05 mg/kg và Chì là 0,02 mg/kg. Sau đó, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã ra quyết định thu hồi và tiêu hủy sản phẩm này!

ACNHH rất đắt, giá từ khoảng 300.000đ đến 3.000.000đ một viên, nhưng không phải cứ đắt là tốt. Người dân nên không nên dùng thuốc cho con bệnh khi mà mình không biết để tránh tiền mất tật nặng.

Theo BS Trần Kiên/ laodong.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẽ tiếp tục tăng lương hưu vào 1/7/2025

Sẽ tiếp tục tăng lương hưu vào 1/7/2025

(LĐTĐ) Ngày 1/7/2024, một số đối tượng đã được điều chỉnh tăng thêm 15% mức lương hưu, tuy nhiên theo quy định mới, từ 1/7/2025 sẽ tiếp tục điều chỉnh lương hưu và một số đối tượng sẽ tiếp tục được tăng lương hưu.
Hà Nội: Thu ngân sách 8 tháng ước đạt 343,6 nghìn tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách 8 tháng ước đạt 343,6 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Hà Nội trong 8 tháng năm 2024 ước thực hiện 343,6 nghìn tỷ đồng, đạt 84,1% dự toán pháp lệnh năm và tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Nội đón gần 673.000 lượt khách, thu hơn 2,18 nghìn tỷ đồng trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh

Hà Nội đón gần 673.000 lượt khách, thu hơn 2,18 nghìn tỷ đồng trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh

(LĐTĐ) Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 (từ 31/8 đến 3/9/2024), Thủ đô Hà Nội đã chào đón 672,9 nghìn lượt khách du lịch, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, lượng khách quốc tế đạt 58,9 nghìn lượt, tăng 35,8% so với năm trước, với các thị trường chính đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, và các nước phương Tây.
Chủ động phương án đón người dân trở lại Thủ đô sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh

Chủ động phương án đón người dân trở lại Thủ đô sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh

(LĐTĐ) Với 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài, dự kiến số lượng người và phương tiện trở lại Thủ đô sẽ tăng cao đột biến. Vì vậy, Công an thành phố Hà Nội đã lên kế hoạch bố trí 100% quân số tại các điểm nút giao thông đầu cửa ngõ, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan bảo đảm phương án đón người dân lên Thủ đô học tập, làm việc an toàn.
Phối hợp chăm lo tốt đời sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường

Phối hợp chăm lo tốt đời sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã phối hợp thực hiện tốt chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV). Nhờ vậy, đội ngũ CBGVNV yên tâm công tác, tận tâm, trách nhiệm với nghề, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, thành phố Hà Nội rất quan tâm chú trọng đến việc đầu tư, quy hoạch và phát triển làng nghề. Đặc biệt, phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”, Thành phố đã đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh, xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP, nông sản thực phẩm an toàn và chất lượng… Qua đó, tạo niềm tin với người tiêu dùng và góp phần nâng cao thương hiệu cho nông sản Thủ đô vươn xa.
Lực lượng CSGT Thủ đô: Ứng trực 100% quân số, bảo đảm an toàn giao thông dịp lễ Quốc khánh

Lực lượng CSGT Thủ đô: Ứng trực 100% quân số, bảo đảm an toàn giao thông dịp lễ Quốc khánh

(LĐTĐ) Trong các ngày nghỉ lễ Quốc khánh, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an thành phố Hà Nội đã huy động 100% cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị ứng trực xuyên lễ, triển khai phương án bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại tất cả các tuyến giao thông huyết mạch trên địa bàn Thủ đô.

Tin khác

Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

(LĐTĐ) Tự ý uống thuốc, bỏ thuốc hoặc không đi khám thường xuyên... nhiều người mắc bệnh nền mãn tính gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

(LĐTĐ) Hoa đu đủ đực được biết đến vừa là thực phẩm vừa là vị thuốc trong Đông y, vậy đâu là cách sử dụng hoa đu đủ đực đạt hiệu quả cao nhất?
Nước vối có thực sự tốt cho sức khoẻ?

Nước vối có thực sự tốt cho sức khoẻ?

(LĐTĐ) Nước vối là thức uống được nhiều người yêu thích nhất là trong những ngày hè nóng bức, nhưng có một số nhóm người được khuyến cáo không nên uống loại nước này.
Hà Nội ghi nhận thêm 265 ca sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 265 ca sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Tuần qua, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 265 ca mắc sốt xuất huyết và 16 ổ dịch sốt xuất huyết.
Sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em

Sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em

(LĐTĐ) Bộ Y tế đã có Công văn số 5189 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em.
Ngành Y tế Hà Nội tổ chức cuộc thi tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số

Ngành Y tế Hà Nội tổ chức cuộc thi tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch 4134/KH-SYT tổ chức cuộc thi tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số ngành Y tế Hà Nội năm 2024.
Biểu dương “Người tốt, việc tốt” ngành Y tế Hà Nội năm 2024

Biểu dương “Người tốt, việc tốt” ngành Y tế Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/8, Sở Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” và biểu dương “Người tốt, việc tốt” ngành Y tế Hà Nội năm 2024.
Hà Nội chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh sởi

Hà Nội chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh sởi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp, với phương châm “phòng hơn chống”, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Dịch sởi diễn biến phức tạp tại TP.HCM

Dịch sởi diễn biến phức tạp tại TP.HCM

(LĐTĐ) Từ 23/5 đến hết ngày 27/8 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã có 432 trường hợp mắc bệnh sởi.
Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

(LĐTĐ) Với mục tiêu nâng cao sự hiểu biết của người cao tuổi về các kiến thức chăm sóc sức khỏe từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, vừa qua, Trung tâm Y tế quận Hà Đông phối hợp với UBND và Trạm Y tế phường Phú La tổ chức truyền thông chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động