Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Tác hại nguy hiểm khi sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh

Thay vì thói quen đọc sách báo trước đây thì hiện nay, nhiều người thường lựa chọn chiếc điện thoại thông minh tranh thủ thời gian chết trong nhà vệ sinh.
tac hai nguy hiem khi su dung dien thoai trong nha ve sinh Du khách đến Nhật thích thú với sáng tạo giấy vệ sinh điện thoại
tac hai nguy hiem khi su dung dien thoai trong nha ve sinh 6 thói quen nên thay đổi để tươi trẻ và khỏe mạnh
tac hai nguy hiem khi su dung dien thoai trong nha ve sinh Trẻ “nghiện” điện thoại thông minh dễ bị béo phì
tac hai nguy hiem khi su dung dien thoai trong nha ve sinh
Smartphone dần trở thành vật bất ly thân của hầu hết chúng ta suốt cả ngày, bất kể thời gian trong nhà vệ sinh.

Smartphone dần trở thành vật bất ly thân của hầu hết chúng ta suốt cả ngày, bất kể thời gian trong nhà vệ sinh. Các hoạt động chơi game, đọc báo online, lướt mạng xã hội, kiểm tra email, thậm chí là tán gẫu với bạn bè vẫn diễn ra đều đặn. Bạn có biết đó là một thói quen vô cùng tai hại?

Rõ ràng là phòng tắm không phải là một nơi sạch sẽ, đặc biệt là những phòng công cộng, bạn sẽ chẳng thể nào biết được trước đó nó đã được vệ sinh bằng cách nào.

Giáo sư vi sinh Charles Gerba và tiến sĩ Kelly Reynolds, giáo sư về sức khỏe môi trường cho biết: “Với con mắt chủ quan, phòng tắm của chúng ta trông có vẻ sạch sẽ nhưng thực tế nó luôn tràn ngập vi trùng, mầm bệnh và vi khuẩn đường ruột – hầu hết chúng đến từ chất phân”.

Tiến sĩ Reynolds nói rằng: "Khi bạn xả nước, vi khuẩn trong phân và nước tiểu có thể bắn xa với bán kính hơn 1,8 mét”.

Về cơ bản, bất cứ thứ gì trong phòng tắm bạn chạm tay vào, dù là giấy vệ sinh, tay nắm cửa hoặc nút xả nước đều có thể truyền các phân tử phân lên đôi tay bạn. Và việc bạn sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh nghiễm nhiên khiến chúng bị nhiễm một loạt các loại vi trùng như salmonella, E. Coli và C. difficile... và kéo theo một loạt hệ lụy ảnh hưởng tới sức khỏe của chính bạn.

Hàng tá vi khuẩn bám vào điện thoại và theo bạn đi khắp nơi

tac hai nguy hiem khi su dung dien thoai trong nha ve sinh

Sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh nghiễm nhiên khiến chúng bị nhiễm một loạt các loại vi trùng như salmonella, E. Coli và C. difficile...

- Vi khuẩn Ecoli có thể gây tiêu chảy ra máu, nhiễm trùng máu, suy thận, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm màng não mủ, viêm phổi... có thể dẫn đến tử vong;

- Vi khuẩn Salmonella có thể gây tiêu chảy, viêm đường ruột, thương hàn, trong trường hợp khuẩn Salmonella lan từ ruột vào máu và các cơ quan khác thì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm;

- Vi khuẩn C. difficile có thể gây tiêu chảy, viêm ruột, có thể dẫn đến tử vong, các chuyên gia nhận định loại vi khuẩn này đang ngày càng trở nên nguy hiểm…

Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ

Mải mê xem điện thoại lúc đi vệ sinh sẽ làm kéo dài thời gian, rất dễ gây ra xung huyết hậu môn, bị tắc nghẽn tĩnh mạch trực tràng và gây ra bệnh trĩ.

Hơn nữa, việc ngồi quá lâu sẽ làm mất tính nhạy cảm vốn có của trực tràng đối với việc kích thích đại tiện, gây ra táo bón, thậm chí ung thư đường ruột.

Tăng nguy cơ thiếu máu lên não

Cái nhìn chủ quan của nhiều người cho rằng không có bất kỳ mối liên hệ nào giữa bệnh thiếu máu lên não với thói quen đem điện thoại vào nhà vệ sinh. Nhưng thực tế là chúng hoàn toàn liên quan đến nhau.

Bằng chứng là việc mải mê sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh khiến bạn quên đi vấn đề thời gian, rất nhiều người có thói quen ngồi trong đó rất lâu, thậm chí là hàng giờ đồng hồ. Trong tư thế bất lợi, khó chịu và không hề có chỗ dựa, cộng thêm sự tập trung và chăm chú quá mức vào màn hình khiến máu bị dồn ứ lại, không thể lưu thông tốt, dẫn đến hiện tượng choáng váng, xây xẩm mặt mày do máu không kịp dồn lên não khi bạn đứng lên.

Nếu tiếp diễn tình trạng này nhiều lần sẽ dẫn đến thiếu máu lên não thường xuyên, gây suy giảm trí tuệ, sụt giảm trí nhớ, khiến não thoái hóa nhanh hơn.

Mất mạng

Mang điện thoại vào nhà vệ sinh gây ra không ít tại nạn “dở khóc dở cười” thậm chí là những cái chết vô cùng thương tâm.

Nếu chẳng may điện thoại rơi xuống bồn cầu, bạn sẽ bị tổn thất một phần tài sản. Trường hợp nặng hơn có người từng bị kẹt gẫy tay vì móc điện thoại bị rơi xuống đó. Đỉnh điểm là cái chết của một cô gái trẻ Trung Quốc và 2 người thân, theo thông tin từ báo Đất Việt.

Hàng ngày cả gia đình cô gái họ Lý (18 tuổi) sống ở Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc phải sử dụng chiếc hầm cầu không được đậy nắp cẩn thận thay cho toilet tự hoại. Bất chấp rủi ro, cô gái vẫn chủ quan đem điện thoại vào khi đi vệ sinh. Mải mê với chiếc điện thoại quá lâu khiến hai chân cô tê cứng, lúc đứng dậy loạng choạng, không may ngã vào hố chất thải.

Người cha của cô sau khi phát hiện đã ra sức cứu con gái nhưng không thành và ngã ngược trở lại hố thải do hôn mê bất tỉnh khi hít phải khí độc. Ít phút sau, chú của cô gái cũng đi vào nhà vệ sinh và nhanh chóng phát hiện cảnh tượng thương tâm này. Trong lúc ra sức cứu anh trai và cháu gái, người chú cũng ngửi phải mùi xú uế, dẫn đến hôn mê và rơi xuống hầm cầu. Sáng hôm sau, các nhân viên cứu hộ mới đưa được 3 nạn nhân ra ngoài song không thể cứu được tính mạng của họ.

Nếu còn có ý định mang theo điện thoại vào nhà vệ sinh thì hãy nghĩ đến ổ bệnh di động đáng sợ này và cân nhắc.

Hồng Duyên (Theo Vkool)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn tăng cường đảm bảo vận hành công trình thủy điện

Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn tăng cường đảm bảo vận hành công trình thủy điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện số 6844/CĐ-BCT ngày 9/9/2024 về tăng cường ứng phó với mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 và đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thủy điện.
Hà Nội hỗ trợ 51 tỷ đồng cho các tỉnh, thành phố bị thiệt hại do bão số 3

Hà Nội hỗ trợ 51 tỷ đồng cho các tỉnh, thành phố bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 22/QĐ-MTTQ-BTT về việc hỗ trợ nhân dân các tỉnh, thành phố khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra.
Cầu Chương Dương vẫn bảo đảm chịu lực

Cầu Chương Dương vẫn bảo đảm chịu lực

(LĐTĐ) Sau sự cố sập cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ), hiện nhiều người dân Thủ đô quan tâm đến sự an toàn của cầu Chương Dương, đặc biệt trong thời điểm diễn biến thời tiết bão lũ phức tạp. Đáng chú ý, theo Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, hiện cầu Chương Dương vẫn bảo đảm chịu lực, các phương tiện có thể lưu thông bình thường.
Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

(LĐTĐ) Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản về việc phối hợp triển khai các biện pháp khắc phục, giải toả cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn Thành phố.
Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend hiện diện tại Bưu điện nổi tiếng thế giới

Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend hiện diện tại Bưu điện nổi tiếng thế giới

(LĐTĐ) Tiếp nối chuỗi 10 không gian Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend liên tục khai trương, gây ấn tượng mạnh mẽ tại Trung Quốc, Mỹ trong tháng 8/2024, ngày 9/9/2024, Trung Nguyên Legend chính thức giới thiệu không gian Thế giới Cà phê Trung Nguyên Legend tại khuôn viên Bưu điện trung tâm thành phố Hồ Chí Minh – một công trình biểu tượng nổi tiếng được yêu thích.
Hà Nội kêu gọi nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội kêu gọi nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, Hà Nội cùng cả nước”, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã có lời kêu gọi “Nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị chỉ đạo việc khắc phục hậu quả bão số 3

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị chỉ đạo việc khắc phục hậu quả bão số 3

Chiều 9/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp chỉ đạo việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì cuộc họp.

Tin khác

Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30/8 đến ngày 6/9), toàn Thành phố ghi nhận 190 trường hợp mắc sốt xuất huyết, với 10 ổ dịch.
Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

(LĐTĐ) Khi bão số 3 (Yagi) càn quét Hà Nội đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho toàn Thành phố. Trong đêm bão đổ bộ, để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong bão, khoa cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn Thành phố luôn sáng đèn và sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp cấp cứu cũng như người bị nạn do ảnh hưởng của cơn bão này.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có liên quan đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ.
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

(LĐTĐ) Chiều 4/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có Công văn khẩn số 1448 /KCB-NV gửi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương và Bệnh viện Nhi trung ương về việc hỗ trợ, phối hợp tìm nguyên nhân một số học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phải nhập viện.
Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
Xem thêm
Phiên bản di động