Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Tai nạn đường sắt và nỗi ám ảnh khôn nguôi

Vụ tai nạn đường sắt (TNĐS) xảy ra tại Quảng Trị lúc 21h40 ngày 10-3 vừa qua lại gióng lên hồi chuông báo động về tai nạn giao thông đường sắt. Trong bối cảnh đường ngang dân sinh ngổn ngang như hiện nay, ai dám khẳng định đường sắt là phương tiện đảm bảo an toàn nhất? Mỗi khi tai nạn xảy ra, trách nhiệm thuộc về ai đều không được quy kết rõ ràng và bài toán đường ngang qua đường sắt nhiều năm qua vẫn chưa có lời giải.

Tai nạn đường sắt, hiểm họa báo trước

Chiếc ô tô đầu kéo chở đá xây dựng mang biển kiểm soát 75C - 03199 cố tình vượt đường ngang khi tàu đang đi đến, đã va chạm với đoàn tàu mang số hiệu SE 5 chạy hướng từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh. Vụ va chạm đã làm đầu máy số D19E- 968 bị gãy đầu đấm, trôi đi cách vụ tai nạn 2 km; 3 toa xe giáp đầu máy bị trật bánh, trong đó có 1 toa hàng cơm và 1 toa xe chở khách bị xoay ngang, vuông góc với đường sắt, toa xe chở khách số 3 bị đổ nghiêng 60 độ. Lái tàu Lê Minh Phú tử vong ngay trên ca bin đầu máy; phụ lái Hồ Ngọc Hải, 2 nhân viên phục vụ trên tầu, 2 hành khách và tài xế ô tô bị thương. Nhiều đoàn tàu bị gián đoạn, thiệt hại về tài sản ước tính lên đến vài chục tỷ đồng.

Theo báo cáo của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN), trong năm 2014 đã xảy ra 388 vụ TNĐS, khiến 161 người thiệt mạng và 256 người bị thương. Riêng 9 ngày Tết Ất Mùi đã xảy ra 10 vụ TNĐS, làm chết 9 người, bị thương 3 người. Các vụ tai nạn chủ yếu xảy ra ở những đường ngang dân sinh, với mức độ nghiêm trọng là những vụ va chạm giữa tàu hỏa với ô tô và xe máy.

Hiện trường vụ đổ tàu ngày 10-3 tại Quảng Trị

60182

Có quá nhiều vụ tai nạn đường sắt thương tâm, mà chủ yếu đều xảy ra nơi đường ngang, trong đó 80% là đường ngang dân sinh tự mở. Điều đó cho thấy, việc xoá đường ngang dân sinh là một yêu cầu cấp thiết, nhưng không hiểu sao ngành đường sắt không làm được.

Nguyên nhân của TNĐS phần lớn là do lỗi của người điều khiển phương tiện, thiếu quan sát khi vượt qua đường ray, cũng có thể phương tiện gặp sự cố bất ngờ khi tàu đã đến gần. Bên cạnh lỗi của người điều khiển phương tiện, không thể không nhắc đến một nguyên nhân quan trọng dẫn đến TNĐS, đó là mật độ đường ngang dân sinh mọc lên dày đặc dọc trên các tuyến.

Theo thống kê của ngành đường sắt, trên toàn tuyến đường sắt quốc gia hiện có 5.751 điểm giao cắt giữa đường sắt với đường bộ. Trong đó, chỉ có 651 điểm có người gác, 310 đường ngang có cảnh báo tự động, 555 đường ngang có biển báo, còn lại có tới 4.268 đường ngang dân sinh.

Nhiều khi họ phải tính toán, thiệt một người hay thiệt hại cả đoàn tàu với hàng ngàn hành khách. Vì thế cho nên, không chỉ những người có thâm niên lâu năm với nghề lái máy, mà ngay cả những lính trẻ mới vào nghề cũng chẳng vui thú gì khi ngồi trên đầu máy. Vì nhiệm vụ, vì cuộc sống họ phải chọn nghề lái tàu.

Thống kê cũng cho thấy, điểm đen về TNĐS chính là những đường ngang không có thiết bị cảnh báo, đường hẹp, độ dốc cao và gồ ghề, phương tiện đi

60326 lại khó khăn, tầm quan sát bị hạn chế, không có thiết bị chiếu sáng hoặc không đủ ánh sáng lúc đêm tối… Mặc dù hàng năm, Tổng Công ty ĐSVN đều phối hợp với lực lượng CSGT và chính quyền địa phương kiểm tra, xử phạt việc mở đường ngang dân sinh trái phép, phá hoại kết cấu, công trình đường sắt nhưng kết quả chỉ như “đá ném ao bèo”, đóng chỗ này lại mở chỗ kia.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sự quá quá tải về giao thông là nguyên nhân cơ bản nhất khiến TNGT nói chung và TNGTĐS gia tăng. Trong số 5 loại hình giao thông cơ bản đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường biển và đường sông, mỗi loại phương tiện có thế mạnh riêng đảm đương một thị phần nhất định. Trong đó đường sắt là phương tiện GTVT chủ lực, chuyên chở được khối lượng lớn, đi xa lẽ ra phải đảm đương trên 50% thị phần vận tải, nhưng thực tế hằng năm chỉ chiếm 7-8% về hành khách và 4-5% về hàng hóa. Chính vì vậy sự đầu tư nhỏ giọt cho ĐSVN đã đến lúc phải xem lại.

Đường ngang dân sinh mọc lên ngày một nhiều

60363

Ám ảnh về TNGT đường ngang

Thực tế, tuy không xảy ra nhiều như tai nạn giao thông đường bộ, nhưng mỗi năm cũng có gần 400 người chết và hàng ngàn người bị thương, do TNGT đường sắt. Thiệt hại về người, tài sản rất lớn. Trên 90% số vụ tai nạn đường sắt đều xảy ra nơi đường ngang dân sinh cắt qua đường sắt. Những cái chết được báo trước, được nhìn thấy nhưng không làm gì được, đó cũng là nỗi ám ảnh không nguôi của hầu hết tài xế lái tàu hỏa.

Các nhân viên cứu hộ đưa lái tàu ra ngoài

Đã từng lên đầu máy ngồi cùng tài xế, chứng kiến những cái chết không thể cưỡng trong tích tắc xảy ra nơi đường ngang dân sinh cắt qua đường sắt, nên tôi thấu hiểu nỗi ám ảnh của các tài xế lái tàu hỏa.

Một lần, tôi đang thả hồn cùng những làn khói trong buổi chiều chạng vạng của vùng đất Quảng Bình, thì thấy chú tài xế trẻ phanh gấp. Chưa định vị xem điều gì sẽ đến thì một cô gái trẻ đã bị tàu hất văng ra bên trái, chiếc xe đạp nằm bẹp dúm cách đó không xa.

Đoàn tàu phải dừng lại trong ít phút để làm các thủ tục cần thiết sau vụ tai nạn. Nghe những người dân ở đó bàn tán, người bị nạn là cấp dưỡng của một đơn vị gần đó. Cô gái còn rất trẻ, mới 19 tuổi. Cái chết thương tâm của cô gái này cứ ám ảnh tôi mãi những năm tháng sau này.

Mới đây, tại khu vực phía Nam, Thủ đô Hà Nội, Hà Thị Dung, sinh năm 1991, sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp, quê ở xã Đồng Tín, Triệu Sơn, Thanh Hoá, vì qua đường tàu không chú ý đã bị tàu hỏa kéo lê hơn 20m, tử vong ngay tại chỗ. Được biết, sau khi ra bến xe lấy đồ mẹ gửi từ quê, lúc quay trở về sơ ý em không quan sát khi qua đường nên đã bị tàu hỏa cán, chiếc xe đạp nằm bên lề cỏ sát với đường ray, bẹp dúm.

Còn nhiều lắm những cái chết thương tâm. Những cái chết này, tài xế đều nhìn thấy trước, nhưng không làm gì được, vì tai nạn xảy ra trong tích tắc, tàu có phanh thì cũng không kịp.

Những vụ tai nạn như thế luôn là nỗi ám ảnh khôn nguôi với các tài xế. Nhiều tài xế trước mỗi chuyến đi đều thắp hương cầu xin sự bình an. Và, mỗi khi không phải đi làm nhiều người trong số họ đều phải đến các cơ quan công an để làm tiếp những thủ tục của vụ tai nạn vừa xảy ra.

Đường dân sinh cứ bịt chỗ này lại mở chỗ khác60364

60365

Mỗi khi tôi hỏi một tài xế rằng, đã có bao nhiêu vụ tai nạn chết người trong quá trình lái tàu của anh, tất cả đều có chung một câu trả lời, nhiều lắm, không nhớ hết, cho dù trong số tài xế đó có người còn rất trẻ, vào nghề chưa được 3 năm. Thế mới biết, tai nạn đường sắt không hề nhỏ như nhiều người vẫn nghĩ.

Nghe chuyện của những người tài xế mới thấu hiểu nỗi ám ảnh của họ. Chỉ trong tích tắc thôi đã có một sinh mạng ra đi, thậm chí có khi cả chục người ra đi. Điều đó cũng lý giải vì sao nhân lực lái tàu hỏa luôn luôn thiếu.

Qua đó, càng hiểu tài xế không phải muốn chạy thế nào cũng được, phải căng thẳng tính toán để chạy đúng công lệnh tốc độ, phải tập trung cao độ để quan sát các đường ngang từ xa, vì để dừng một đoàn tàu phải mất một quãng đường tối thiểu là 800m. Nếu dừng gấp sẽ rất nguy hiểm vì nguy cơ trật bánh đổ tàu là rất cao. Nhiều khi họ phải tính toán, thiệt một người hay thiệt hại cả đoàn tàu với hàng ngàn hành khách. Vì thế cho nên, không chỉ những người có thâm niên lâu năm với nghề lái máy, mà ngay cả những lính trẻ mới vào nghề cũng chẳng vui thú gì khi ngồi trên đầu máy. Vì nhiệm vụ, vì cuộc sống họ phải chọn nghề lái tàu. 

Nỗi ám ảnh của tài xế mỗi khi qua các đường ngang này

 Trò chuyện với tôi, cánh tài xế lái máy chỉ có một mong ước là phương tiện khi qua đường ngang hãy chú ý quan sát, hãy dừng lại khi đã thấy có tín hiệu bên đường. Một tài xế tâm sự: Có lần, phải cố hết sức, anh mới cứu được một người qua đường ngang thoát chết trong gang tấc. Thế nhưng người đó không cảm thấy sợ hãi mà còn vẫy tay cười đắc chí khi tàu đi qua.

Dọc theo những tuyến đường sắt trên khắp miền đất nước, có vô vàn câu chuyện bi hài đã xảy ra. Và người tài xế thì luôn phải sống trong áp lực đè nặng, để rồi mỗi khi rảnh rỗi họ lại ám ảnh bởi những cái chết mà mình đã nhìn thấy…

Hồ Thu Thủy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chiều ngày 6/9: Cảnh sát tiếp nhận nhiều tin báo cứu nạn, cứu hộ do sự cố cây đổ

Chiều ngày 6/9: Cảnh sát tiếp nhận nhiều tin báo cứu nạn, cứu hộ do sự cố cây đổ

(LĐTĐ) Theo Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) - Công an thành phố Hà Nội, chỉ tính riêng trong khoảng 2 giờ đồng hồ chiều 6/9, đơn vị đã tiếp nhận ít nhất 11 tin báo cứu nạn, cứu hộ liên quan đến sự cố cây đổ trên các tuyến phố Thủ đô. Ngay sau khi nhận được tin báo, cán bộ, chiến sĩ khẩn trương tới hiện trường thực hiện các giải pháp cứu nạn, cứu hộ.
Tin bão mới nhất 20h ngày 6/9: Bão số 3 đã giảm đi 1 cấp

Tin bão mới nhất 20h ngày 6/9: Bão số 3 đã giảm đi 1 cấp

(LĐTĐ) Tối 6/9, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, trong 3 giờ vừa qua, bão số 3 đã giảm đi 1 cấp. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai phương án ứng phó bão số 3

Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai phương án ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị triển khai phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ứng phó bão số 3 (bão Yagi) trên địa bàn Thành phố.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló và Phu nhân đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Guinea-Bissau thăm chính thức Việt Nam từ ngày 5 - 8/9. Chiều 6/9, sau lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Umaro Sissoco Embaló.
Địa phương nào chịu tác động đầu tiên của siêu bão số 3?

Địa phương nào chịu tác động đầu tiên của siêu bão số 3?

(LĐTĐ) Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, bão số 3 sẽ gây gió mạnh. Dự báo rạng sáng mai 7/9, trên khu vực đất liền, ven biển sẽ bắt đầu vào cám nhận của gió mạnh của bão số 3. Nhiều khả năng khu vực chịu tác động đầu tiên của gió mạnh sẽ là khu vực Móng Cái (Quảng Ninh).
Nghệ An đề phòng mưa to, ngập úng

Nghệ An đề phòng mưa to, ngập úng

(LĐTĐ) Theo bản tin lúc 17h00 ngày 06/9 của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Bắc Trung Bộ về tin bão khẩn cấp, cơn bão số 3, tại khu vực Nghệ An từ đêm 06/9 đến ngày 08/9 có khả năng mưa to, có nơi mưa rất to
Hoạt động hiệu quả nhờ Chủ tịch Công đoàn tâm huyết, trách nhiệm

Hoạt động hiệu quả nhờ Chủ tịch Công đoàn tâm huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Điểm chung ở các đơn vị, cơ quan có hoạt động công đoàn hiệu quả là đều có những “thủ lĩnh” Công đoàn tâm huyết, trách nhiệm, năng động. Trong đó, nhiều người đã được Liên đoàn game bài uy tín thành phố Hà Nội vinh danh Chủ tịch Công đoàn tiêu biểu xuất sắc năm 2024.

Tin khác

Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai phương án ứng phó bão số 3

Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai phương án ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị triển khai phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ứng phó bão số 3 (bão Yagi) trên địa bàn Thành phố.
Sẽ tạm ngưng hoạt động 2 tuyến Metro nếu bão mạnh

Sẽ tạm ngưng hoạt động 2 tuyến Metro nếu bão mạnh

(LĐTĐ) Thông tin từ đơn vị vận hành 2 tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội cho biết, Metro sẽ ngừng hoạt động nếu gió bão mạnh tới cấp 8.
Công an Hà Nội khuyến cáo người dân cách tham gia giao thông khi bão số 3 đổ bộ

Công an Hà Nội khuyến cáo người dân cách tham gia giao thông khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia thông tin, bão số 3 sẽ đổ bộ vào miền Bắc trong vài giờ tới. Do ảnh hưởng của bão, Hà Nội sẽ có mưa to và gió giật mạnh, đi kèm với hiện tượng sét đánh. Để đảm bảo an toàn, Công an Hà Nội phát đi khuyến cáo trong quá trình tham gia giao thông, người dân cần chú ý quan sát, để kịp thời xử lý các sự cố xảy ra.
Nhiều tuyến đường ở Hà Nội ùn tắc nghiêm trọng vì bão số 3

Nhiều tuyến đường ở Hà Nội ùn tắc nghiêm trọng vì bão số 3

(LĐTĐ) Siêu bão Yagi (bão số 3) cận kề, tại Hà Nội, do có mưa lớn trước cơn bão nên nhiều tuyến đường đã xảy ra cảnh ùn tắc nghiêm trọng.
Từng bước cải tạo cầu Long Biên

Từng bước cải tạo cầu Long Biên

(LĐTĐ) Hà Nội đã có 7 cây cầu bắc qua sông Hồng, nhưng duy nhất cầu Long Biên là cây cầu có tuyến đường sắt đi xuyên qua khu phố cổ. Hiện cây cầu trên 100 tuổi đã có biểu hiện xuống cấp trầm trọng, gây mất an toàn giao thông.
Giao thông Hà Nội thông thoáng ngày khai giảng năm học mới

Giao thông Hà Nội thông thoáng ngày khai giảng năm học mới

(LĐTĐ) Từ 6h sáng 5/9, tại các điểm trường, trên các tuyến giao thông chính đi qua nhiều khu vực tập trung các trường học, các đơn vị của Công an thành phố Hà Nội, Cảnh sát giao thông đã ứng trực 100% quân số, bảo đảm tuyệt đối an ninh trật tự, an toàn giao thông cho phụ huynh và gần 2,3 triệu học sinh Thủ đô tới trường tham dự Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025.
Để giao thông tĩnh không “ngủ quên”

Để giao thông tĩnh không “ngủ quên”

(LĐTĐ) Giao thông tĩnh là câu chuyện đã đề cập nhiều, bàn cũng nhiều nhưng triển khai đến nay vẫn là hai từ “ỳ ạch”. Có lẽ để khai thông “bế tắc” cần phải có chính sách đột phá thay vì những kế hoạch chung chung.
Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), tính đến 19 giờ ngày 2/9, đã có khoảng 71.800 lượt hành khách tham quan, trải nghiệm hai tuyến đường sắt đô thị của Thủ đô trong ngày Quốc khánh.
Giao thông Hà Nội thông thoáng ngày cuối kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Giao thông Hà Nội thông thoáng ngày cuối kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông đã yêu cầu ứng trực 100% cán bộ, chiến sĩ bám địa bàn quản lý, bảo đảm an toàn giao thông thông suốt. Tính đến hết buổi chiều 3/9, tình hình giao thông tại Thủ đô được kiểm soát. Tại các khu vực "điểm nóng" cửa ngõ như bến xe: Giáp Bát, Nước Ngầm, Mỹ Đình,... không xảy ra ùn tắc. Lượng người và phương tiện tăng cao trong nội đô, nhưng không tắc nghẽn nghiêm trọng.
Ứng dụng công nghệ trong tuần tra kiểm soát trên các tuyến cao tốc, quốc lộ

Ứng dụng công nghệ trong tuần tra kiểm soát trên các tuyến cao tốc, quốc lộ

(LĐTĐ) Chiều 3/9, Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an cho biết, lực lượng chức năng đã sử dụng ứng dụng VNECSGT trong tuần tra, kiểm soát liên tuyến, tập trung trên tuyến quốc lộ 1A và các tuyến cao tốc trong những ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9; đồng thời thành lập 3 tổ kiểm tra đôn đốc Công an các đơn vị địa phương. Kết quả, trong 4 ngày nghỉ lễ (31/8 đến 3/9, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí trên tuyến quốc lộ 1).
Xem thêm
Phiên bản di động