Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Thay đổi thương hiệu Big C: Tên mới, hy vọng mới cho hàng Việt

(LĐTĐ) Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam (chủ hệ thống Big C) chính thức đổi tên thương hiệu Big C thành GO! và Tops Market. Sau khi quá trình đổi tên hoàn thành, cũng có nghĩa thương hiệu Big C vốn khá quen thuộc với người tiêu dùng sẽ chính thức không còn hiện diện ở Việt Nam sau 22 năm. Vấn đề mà người tiêu dùng và các chuyên gia kinh tế quan tâm việc thay đổi tên khách hàng sẽ được hưởng tiện ích hơn không? Hàng hóa do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất có cơ hội xuất hiện nhiều hơn trong chuỗi hệ thống siêu thị này.
Thương hiệu Big C chính thức bị “khai tử” GO! / Big C trao tặng 3.600 phần quà cho người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Chấm dứt sự tồn tại thương hiệu Big C ở Việt Nam

Những ngày đầu tháng 3/2021, Big C, thương hiệu biểu tượng cho ngành siêu thị bán lẻ ở Việt Nam sau 22 năm, đang chuyển mình sang các tên gọi khác nhau như: GO!, Tops Market!. Một động thái khiến người tiêu dùng không khỏi bất ngờ khi xóa đi tên tuổi hết sức thành công trong ngành bán lẻ.

Thay đổi thương hiệu Big C: Tên mới, hy vọng mới cho hàng Việt
Thay đổi thương hiệu là điều tất yếu, tuy nhiên để thành công thì cần phải thay đổi cả văn hóa ứng xử với nhà cung cấp,…

Cụ thể, từ ngày 1/3/2021, 3 siêu thị Big C tại Thành phố Hồ Chí Minh là: BigC An Phú, Big C Thảo Điền và Big C Âu Cơ đã được đổi tên thành Tops Market. Và theo đại diện Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam, dự kiến 4 siêu thị Big C tại Hà Nội gồm: The Garden, Hà Đông, Nguyễn Xiển, Lê Trọng Tấn, cũng sẽ hoàn tất việc chuyển đổi, nâng cấp thành Tops Market vào quý 3/2021.

Trước đó, ngay từ đầu năm 2021, 7 siêu thị Big C tại Nha Trang (Khánh Hòa), Dĩ An (Bình Dương), Cần Thơ, Hạ Long (Quảng Ninh), Vĩnh Phúc, Hải Phòng cũng đã chính thức chuyển đổi sang thương hiệu mới. Theo đại diện Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam, đây là bước đi nằm trong chiến lược tái định vị thương hiệu của Công ty Central Retail/Central Group (Thái Lan), chủ sở hữu của hệ thống Big C Việt Nam.

Được biết, trong năm qua, Central Retail đã đầu tư xây dựng mới các đại siêu thị GO! ở một số địa phương như: Mỹ Tho, Trà Vinh, Đắk Lắk,… nhằm mở rộng sự hiện diện của mình tại Việt Nam. Với sự thay đổi này, người tiêu dùng Việt Nam có thể còn lạ lẫm với những cái tên mới, nhưng Tops trên thực tế là thương hiệu bán lẻ thực phẩm lớn tại Thái Lan, với chuỗi thương hiệu gồm: Đại siêu thị Tops, siêu thị Tops market, các cửa hàng tiện ích Tops daily thuộc Central Retail,…

Chị Hoàng Ngân (ở Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ, trước thông tin Big C sẽ được chuyển đổi tên sang một thương hiệu mới, thật sự tôi cũng cảm thấy có sự hụt hẫng. Từ nhiều năm nay, thương hiệu Big C đã ăn sâu vào tiềm thức của không chỉ tôi, mà với rất nhiều người tiêu dùng.

Bởi, kể từ khi xuất hiện ở Việt Nam, Big C đã tạo được chỗ đứng nhờ sự hiện đại, chuyên nghiệp, đa dạng mặt hàng,… thậm chí, nhiều người tiêu dùng coi việc đến siêu thị Big C không chỉ để mua sắm, mà còn để thăm thú, vui chơi.

“Tôi hi vọng, khi đổi thương hiệu mới, Tập đoàn Central Retail sẽ chiếm được tình cảm của người tiêu dùng Việt như cách mà trước đây tập đoàn Casino Group với thương hiệu Big C đã từng làm”, chị Ngân bộc bạch.

Trước sự thay đổi thương hiệu từ Tập đoàn Central Retail, các chuyên gia kinh tế cho rằng, thực chất, kế hoạch đổi tên thực tế đã diễn ra chậm gần 5 năm so với tuyên bố của đại diện Central Group. Vào thời điểm tập đoàn này hoàn tất thương vụ mua thành công Big C Việt Nam từ Casino Group hồi năm 2016, dù có quyền sử dụng tên này trong 10 năm, nhưng nhà bán lẻ Thái vẫn muốn đổi tên ngay sau đó. Tuy nhiên, việc chuyển đổi không hề dễ dàng khi Big C là thương hiệu quá quen thuộc và được nhiều người dùng Việt Nam tin tưởng thời gian dài.

Trong khi đó, ở thời điểm này, khi các hoạt động giao thương khá trầm lắng do dịch bệnh Covid-19, thì việc đổi tên thương hiệu được xem là cơ hội thuận lợi để Central Group thay đổi mà không gây ra quá nhiều xáo trộn, ảnh hưởng đến doanh thu của hệ thống bán lẻ.

Câu hỏi cho hàng Việt

Có thể thấy, trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, việc xây dựng được một thương hiệu mạnh, ăn sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng không phải là câu chuyện đơn giản. Tuy nhiên, sau các thương vụ A&M (mua bán sáp nhập), việc chuyển đổi thương hiệu là vấn đề tất yếu. Với người tiêu dùng họ chỉ quan tâm “thay tên mới có tốt hơn tên cũ” xét trên phạm vi nội hàm chuyên nghiệp trong kinh doanh. Chia sẻ về vấn đề này, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch hội Hà Nội cho biết, thay đổi tên, thương hiệu là quyền của doanh nghiệp, nhà đầu tư trên cơ sở pháp luật. Song điều mà người dân quan tâm là việc thay đổi sẽ mang lại những giá trị tốt hơn cho người tiêu dùng, khách hàng hay không?

Đặc biệt, một số chuyên gia kinh tế tỏ ra quan ngại khi nhìn về bài học nhãn tiền từ sự sáp nhập, mua bán các thương hiệu, trung tâm thương mại của nhà đầu tư Việt Nam sang nhà đầu tư nước ngoài dẫn đến hệ lụy hàng hóa trong nước khó xâm nhập vào chuỗi siêu thị do người nước ngoài làm chủ, hoặc giữ cổ phần chi phối. Và câu chuyện đổi thương hiệu của Tập đoàn Central Retail cũng không nằm ngoài sự lo lắng đó. Big C dẫu đã mang tên mới, nhưng thực tế vẫn do người Thái điều hành. Vấn đề đặt ra chúng ta phải có chính sách gì để hàng hóa sản xuất trong nước được bày bán “bình đẳng” với hàng hóa nước ngoài, trong đó có hàng hóa Thái Lan trong chuỗi siêu thị GO!, Tops Market!. Thậm chí, cần phải có quy định mang tính ràng buộc tỷ lệ hàng hóa Việt Nam bán trong siêu thị là bao nhiêu!

Trong xu thế cạnh tranh khốc liệt của nền thương mại thời toàn cầu hóa và kỷ nguyên số, có thể thấy, việc thay đổi tên thương hiệu Big C là tất yếu. Vấn đề mà người tiêu dùng quan tâm là sau khi đổi tên, khách hàng sẽ được hưởng những lợi ích gì? Với các chuyên gia kinh tế thì sau khi đổi tên, hàng hóa của Việt Nam sẽ có cơ hội lọt vào hệ thống siêu thị này ra sao? ./.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ 2 nam sinh viên dùng kiếm cướp tài sản bán lấy tiền chơi game

Bắt giữ 2 nam sinh viên dùng kiếm cướp tài sản bán lấy tiền chơi game

(LĐTĐ) Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Nam Từ Liêm, Hà Nội vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Vũ Nam Giang (sinh năm 2003); Trần Việt An (sinh năm 2004) cùng trú tại huyện Kim Bảng, Hà Nam để điều tra về tội cướp tài sản. Cả 2 đều là sinh viên một trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sẽ tiếp tục tăng lương hưu vào 1/7/2025

Sẽ tiếp tục tăng lương hưu vào 1/7/2025

(LĐTĐ) Ngày 1/7/2024, một số đối tượng đã được điều chỉnh tăng thêm 15% mức lương hưu, tuy nhiên theo quy định mới, từ 1/7/2025 sẽ tiếp tục điều chỉnh lương hưu và một số đối tượng sẽ tiếp tục được tăng lương hưu.
Hà Nội: Thu ngân sách 8 tháng ước đạt 343,6 nghìn tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách 8 tháng ước đạt 343,6 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Hà Nội trong 8 tháng năm 2024 ước thực hiện 343,6 nghìn tỷ đồng, đạt 84,1% dự toán pháp lệnh năm và tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Nội đón gần 673.000 lượt khách, thu hơn 2,18 nghìn tỷ đồng trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh

Hà Nội đón gần 673.000 lượt khách, thu hơn 2,18 nghìn tỷ đồng trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh

(LĐTĐ) Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 (từ 31/8 đến 3/9/2024), Thủ đô Hà Nội đã chào đón 672,9 nghìn lượt khách du lịch, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, lượng khách quốc tế đạt 58,9 nghìn lượt, tăng 35,8% so với năm trước, với các thị trường chính đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, và các nước phương Tây.
Chủ động phương án đón người dân trở lại Thủ đô sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh

Chủ động phương án đón người dân trở lại Thủ đô sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh

(LĐTĐ) Với 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài, dự kiến số lượng người và phương tiện trở lại Thủ đô sẽ tăng cao đột biến. Vì vậy, Công an thành phố Hà Nội đã lên kế hoạch bố trí 100% quân số tại các điểm nút giao thông đầu cửa ngõ, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan bảo đảm phương án đón người dân lên Thủ đô học tập, làm việc an toàn.
Phối hợp chăm lo tốt đời sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường

Phối hợp chăm lo tốt đời sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã phối hợp thực hiện tốt chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV). Nhờ vậy, đội ngũ CBGVNV yên tâm công tác, tận tâm, trách nhiệm với nghề, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, thành phố Hà Nội rất quan tâm chú trọng đến việc đầu tư, quy hoạch và phát triển làng nghề. Đặc biệt, phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”, Thành phố đã đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh, xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP, nông sản thực phẩm an toàn và chất lượng… Qua đó, tạo niềm tin với người tiêu dùng và góp phần nâng cao thương hiệu cho nông sản Thủ đô vươn xa.

Tin khác

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, thành phố Hà Nội rất quan tâm chú trọng đến việc đầu tư, quy hoạch và phát triển làng nghề. Đặc biệt, phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”, Thành phố đã đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh, xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP, nông sản thực phẩm an toàn và chất lượng… Qua đó, tạo niềm tin với người tiêu dùng và góp phần nâng cao thương hiệu cho nông sản Thủ đô vươn xa.
8 tháng năm 2024, chỉ số CPI Hà Nội tăng 5,24%

8 tháng năm 2024, chỉ số CPI Hà Nội tăng 5,24%

(LĐTĐ) Tháng 8/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của thành phố Hà Nội tăng 0,07% so với tháng 7 và tăng 4,44% so với cùng kỳ năm 2023. Tính bình quân 8 tháng năm 2024, CPI của Hà Nội tăng 5,24% so với bình quân cùng kỳ năm 2023.
Kỳ nghỉ lễ 2/9, giá vé máy bay tăng mạnh

Kỳ nghỉ lễ 2/9, giá vé máy bay tăng mạnh

(LĐTĐ) Tính đến cuối ngày 29/8, theo ghi nhận của Cục Hàng không Việt Nam, giá vé máy bay của các hãng trong dịp lễ Quốc khánh đã tăng lên khoảng 20% so với 1 tuần trước.
Người tiêu dùng Thủ đô hào hứng với Lễ hội “Tự hào đặc sản Việt”

Người tiêu dùng Thủ đô hào hứng với Lễ hội “Tự hào đặc sản Việt”

(LĐTĐ) Bên cạnh những đặc sản nức tiếng của Thủ đô như: Bún thang, bún chả, bún đậu mắm tôm, bún gạo Minh Dương, cùng một số đặc sản vùng miền như bún bò Huế, hủ tiếu Nam Vang, mì Quảng… Lễ hội “Tự hào đặc sản Việt" còn thu hút người tiêu dùng Thủ đô với các gian hàng trải nghiệm, cùng các sản phẩm đặc trưng vùng miền đến từ Công ty Cổ phần Kinh doanh Chế biến Nông sản Bảo Minh, Công ty TNHH Tâm Hữu Dũng, Công ty Cổ phần HAQ Hà Nội…
Hà Nội tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dịp Tết Trung thu

Hà Nội tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dịp Tết Trung thu

(LĐTĐ) Tết Trung thu năm 2024 đang đến gần, dự báo nhu cầu tiêu dùng đối với các loại bánh, kẹo, nước giải khát, nhất là bánh nướng, bánh dẻo truyền thống tăng đột biến. Để đảm bảo các mặt hàng phục vụ Tết Trung thu có xuất xứ rõ ràng, đồng thời đảm bảo an toàn thực phẩm, thành phố Hà Nội đã lập các đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Khai mạc Tuần lễ nhãn và nông sản tiêu biểu tỉnh Hưng Yên năm 2024

Khai mạc Tuần lễ nhãn và nông sản tiêu biểu tỉnh Hưng Yên năm 2024

(LĐTĐ) Nhằm đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu nhãn lồng Hưng Yên chính hiệu đến với bạn bè trong nước và quốc tế, đặc biệt là quảng bá, giới thiệu trực tiếp phục vụ người tiêu dùng Thủ đô, sáng 16/8, tại Trung tâm thương mại Big C Thăng Long (đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hưng Yên phối hợp với Siêu thị Big C Thăng Long tổ chức Khai mạc Tuần lễ nhãn và nông sản tiêu biểu tỉnh Hưng Yên năm 2024.
Doanh nghiệp niêm yết ngành hàng tiêu dùng nhanh nào đang được đánh giá tốt nhất

Doanh nghiệp niêm yết ngành hàng tiêu dùng nhanh nào đang được đánh giá tốt nhất

(LĐTĐ) Trong 12 năm công bố, bảng xếp hạng 50 Công ty niêm yết tốt nhất đã chứng kiến nhiều sự thay đổi. Tuy nhiên, chỉ có một đại diện duy nhất của ngành sữa và cả ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) là Vinamilk duy trì sự hiện diện và luôn nằm trong 10 vị trí đầu tiên của danh sách này.
Cần đánh giá tác động toàn diện với đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Cần đánh giá tác động toàn diện với đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

(LĐTĐ) Sáng 8/8, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội bia - rượu, nước giải khát Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và ngành đồ uống”.
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 10,1% so với cùng kỳ

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 10,1% so với cùng kỳ

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội, 7 tháng năm 2024, doanh thu bán lẻ hàng hóa trên địa bàn Thủ đô đạt 301,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 63,5% tổng mức và tăng 10,1% so với cùng kỳ.
Hà Nội dẫn đầu trong phát triển chương trình OCOP

Hà Nội dẫn đầu trong phát triển chương trình OCOP

(LĐTĐ) Tính lũy kế từ năm 2019 đến nay, thành phố Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được 2.711 sản phẩm OCOP. Theo đó, đến nay Hà Nội là địa phương dẫn đầu trong phát triển chương trình OCOP.
Xem thêm
Phiên bản di động