Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Đánh tráo nguồn gốc xuất xứ:

Thiệt hại không chỉ thuộc về doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, liên tiếp các thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam như Khai Silk, Asanzo, Sunhouse… bị phát hiện có hành vi lừa dối người tiêu dùng khi áp dụng phương thức kinh doanh “treo đầu dê bán thịt chó”. Từ những sự vụ trên cho thấy, hiện ở Việt Nam nhiều doanh nghiệp đang tận dụng kẽ hở pháp luật để đưa ra những thông tin mù mờ, đánh lừa người tiêu dùng, khiến thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm “bát nháo” về nguồn gốc, chất lượng…
thiet hai khong chi thuoc ve doanh nghiep Tạo đột phá trong truy cứu nguồn gốc sản phẩm
thiet hai khong chi thuoc ve doanh nghiep Chấn chỉnh tình trạng kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
thiet hai khong chi thuoc ve doanh nghiep Xe nhập tăng đột biến, Hải quan yêu cầu "truy" nguồn gốc xuất xứ

Thị trường đang “bát nháo” nguồn gốc xuất xứ

Những năm qua, trong khi các bộ, ban, ngành tập trung triển khai, phát động Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với mục đích khuyến khích, kêu gọi người Việt dùng hàng Việt. “Chung tay” cùng vào cuộc với các cơ quan chức năng, không ít các doanh nghiệp Việt đã nhanh chân tập trung khai thác thị trường nội địa, một miếng bánh “béo bở” mà họ đã bỏ quên từ lâu.

thiet hai khong chi thuoc ve doanh nghiep
Thương hiệu doanh nghiệp bị ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng đến uy tín quốc gia

Thế nhưng, bất chấp sự nỗ lực của các cơ quan nhà nước, sự vào cuộc của các doanh nghiệp làm ăn chân chính… hiện, nhiều người Việt, bất chấp già, trẻ, lớn, bé đều mang tâm lý xính ngoại. Bởi thế, chỉ cần dạo qua một vài trung tâm mua sắm, một vài con phố nhỏ, không khó để chúng ta bắt gặp nhiều người tiêu dùng “khoác" lên mình những sản phẩm mang “thương hiệu” châu Âu, Mỹ, Nhật… dù nó được làm giả, làm nhái. Bởi thế, có một thời gian “hàng hiệu xách tay” trở thành “hàng hót” được nhiều người dân săn đón.

Tất nhiên, khi xã hội có nhu cầu thì mới có hàng xách tay, nhưng nó không phải hàng nhập khẩu nên không hải quan, không thuế vụ, không kiểm dịch… có trời mới biết xuất xứ thật, trong khi đó giá cả mỗi người một giá…

Cũng chính bởi tâm lý “xính ngoại” này, vô tình tạo ra cơ hội để một số doanh nghiệp, nhà sản xuất nắm bắt “thị hiếu” rồi lao vào sản xuất hàng giả, hàng nhái bất chấp mọi thủ đoạn. Từ đây, nhiều thủ phủ hàng nhái mọc lên tấp nập, lợi nhuận mang lại hàng nghìn tỉ đồng như ở Thổ Tang (Vĩnh Phúc); Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội); La Phù (Hà Đông, Hà Nội); Phú Xuyên (Hà Nội)…

Trong khi hàng giả, hàng nhái trong nước còn đang bị “ngớ lơ” bởi các cơ quan chức năng, thì có một giai đoạn hàng Trung Quốc giá rẻ bất ngờ “bùng nổ” và chiếm được rất nhiều “thiện cảm” của người tiêu dùng Việt nhờ giá rẻ, mẫu mã phong phú… Tuy nhiên, “làn sóng” hàng Trung Quốc giá rẻ cũng chỉ tồn tại được một thời gian ngắn, rồi dần dần vấp phải sự tẩy chay của người Việt do chất lượng sản phẩm, cùng sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng trong việc xây dựng, khẳng định lại thương hiệu Việt.

Nhờ cách làm đúng đắn, chỉ một thời gian ngắn hàng loạt các chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hàng Việt Nam chất lượng cao, thương hiệu Việt ra đời… đã và đang gây được thiệt cảm với người tiêu dùng. Tuy nhiên, từ Cuộc vận động nhiều doanh nghiệp Việt đã lợi dụng kẽ hở của luật pháp, lợi dụng sự mập mờ, chưa rõ ràng trong các quy định về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm… đặc biệt là sự nóng vội, đi tắt đón đầu lừa dối người tiêu dùng, trà trộn, nhập khẩu hàng Trung Quốc xóa nhãn mác, gắn mác hàng xuất xứ tại Việt Nam và bán cho người Việt. Qua đó, tạo nên một thị trường “bát nháo” về nguồn gốc xuất xứ…

Không chỉ là thương hiệu của doanh nghiệp…

Từ sự “bát nháo” về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm mang nhãn hiệu “made in Việt Nam”, quay trở lại câu chuyện của thương hiệu Khai Silk 2 năm về trước. Sau khi bị dư luận “phanh phui” trà trộn khăn lụa Trung Quốc nhiều người mới giật mình nhìn lại và đặt câu hỏi, vì sao một doanh nghiệp không có vùng nguyên liệu dâu tằm, không có nhà máy dệt lụa, nhưng vẫn có lụa Việt Nam để bán? Cuối cùng, hóa ra là mua lụa Trung Quốc, bóc nhãn mác và cài nhãn mác Việt Nam để lừa dối người tiêu dùng. Nhưng vì sao thương hiệu này vẫn có thể tồn tại hàng chục năm?.

Trong khi câu chuyện về thương hiệu Khai Silk vẫn chưa được xử lý, mới đây, Asanzo bán tivi Trung Quốc nhưng gắn mác hàng Việt Nam; Sunhouse - một thương hiệu lớn về đồ gia dụng tại Việt Nam cũng bị người tiêu dùng phát hiện bán nồi cơm điện Trung Quốc dán nhãn hàng Việt thêm một lần nữa khiến dư luận hết sức bất bình và mất lòng tin vào thương hiệu Việt…

Từ những câu chuyện trên có thể thấy, chuyện đánh tráo nguồn gốc xuất xứ hàng hóa đang diễn ra ngang nhiên, dễ dàng mà không bị phát hiện. Trước vấn đề này, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, một phần là do trách nhiệm của các nhà quản lý, nhưng một phần là do đạo đức, mánh khóe của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, hiện không có nhiều doanh nghiệp Việt có thể làm chủ được công nghệ, cũng như không thể thiết kế được sản phẩm… nên phải nhờ toàn bộ nhà cung cấp làm cho. Và để giảm chi phi, các doanh nghiệp thường lựa chọn nhà cung cấp từ Trung Quốc.

Khi đặt hàng, doanh nghiệp có thể đặt nhà cung cấp sản xuất ra những sản phẩm như tivi, nồi cơm điện, bình lọc nước… hoàn chỉnh, nhưng không lắp thành sản phẩm mà để ở dạng rời, đóng gói xuất về Việt Nam, sau đó mới lắp ráp. Những sản phẩm này còn được nhà sản xuất đánh dấu sẵn vị trí, để khi về cứ nhìn vào đó mà vặn ốc vít cho thuận tiện. Thậm chí cả bao bì, muốn in tiếng Việt như thế nào, họ cũng sẵn sàng làm hết.

Khi về Việt Nam, các sản phẩm này nhanh chóng được khoác lên mình một nguồn gốc xuất xứ mới. Do đó, cái chết ở đây là cứ bóc nhãn mác Trung Quốc để ghi nhãn mác Việt Nam vào, thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn gửi hồ sơ xin công nhận là hàng Việt Nam chất lượng cao. Vì sao phải làm như vậy? Bởi vì như vậy mới bán được hàng, lợi nhuận sẽ cao hơn, vì người tiêu dùng Việt hiện vẫn có tâm lý “tránh” hàng Trung Quốc. Hơn nữa, khi nhập linh kiện về lắp ráp thì được hưởng thuế thấp hơn nhập sản phẩm nguyên chiếc…

Tinh vi hơn, nhiều doanh nghiệp sử dụng “mánh khóe”, lợi dụng câu chữ, từ ngữ mơ hồ để đánh lừa người tiêu dùng như sử dụng công nghệ Nhật Bản, công nghệ, Đức, Mỹ… nhưng từ ngữ “công nghệ” trở nên quá mơ hồ đối với người tiêu dùng Việt.

Thực tế, trên thế giới chỉ có công nghệ của các nước phương Tây, còn lại là cả thế giới làm theo nên khi giới thiệu công nghệ nước này, công nghệ nước kia là vô nghĩa. Cái người tiêu dùng cần được biết là hàng hóa này chính xác sản xuất ở đâu, làm ra từ doanh nghiệp nào… chính bởi sự nhập nhèm đó, các doanh nghiệp đã lợi dụng lừa dối người tiêu dùng, thậm chí gian lận những khoản thuế lớn.

Liên quan đến vấn đề trên, mới đây đại diện Bộ Công Thương cho biết, hiện tượng gian lận thương mại thông qua ghi nhãn xuất xứ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Nhiều sản phẩm, hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài, hoặc đặt gia công tại nước ngoài, nhưng lại gắn mác là hàng Made in Vietnam để gian lận thương mại, lừa dối người tiêu dùng.

Có thể thấy, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững chỉ có một con đường duy nhất là kinh doanh có đạo đức. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nhấn mạnh rằng “Văn hóa doanh nghiệp không chỉ là hình ảnh doanh nghiệp mà còn là hình ảnh quốc gia”.

Bởi thế, doanh nghiệp bước vào thương trường nếu không coi trọng văn hóa kinh doanh, làm ăn chụp giật, đánh lừa người tiêu dùng đều sẽ gây tổn hại đến môi trường hợp tác, cạnh tranh kinh doanh chung, làm giảm hiệu quả của chính sách điều hành kinh tế và tạo tâm lý xa lánh sản phẩm hàng hóa Việt Nam…

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt khẩn cấp 2 đối tượng lấy danh nghĩa thu tiền bến bãi để cưỡng đoạt tài sản

Bắt khẩn cấp 2 đối tượng lấy danh nghĩa thu tiền bến bãi để cưỡng đoạt tài sản

(LĐTĐ) Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Mê Linh (Hà Nội) đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Tư và Nguyễn Thành Luân. 2 đối tượng lấy danh nghĩa thu tiền bến bãi tại chợ trái cây thuộc xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh để cưỡng đoạt tài sản của chủ hàng và lái xe vận chuyển nông sản...
Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí, không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật hiện hành để chia sẻ, hỗ trợ phụ huynh và học sinh, đặc biệt đối với học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai.
Nhanh chóng bắt kẻ thủ ác sát hại nhân viên sửa xe máy ở phố Trương Định, Hoàng Mai

Nhanh chóng bắt kẻ thủ ác sát hại nhân viên sửa xe máy ở phố Trương Định, Hoàng Mai

(LĐTĐ) Cùng là nhân viên sửa chữa xe máy tại cửa hàng ở phố Trương Định, quận Hoàng Mai, chỉ vì mâu thuẫn, cãi nhau, Phạm Văn Đoàn cay cú và nảy sinh ý định trả thù. Sau khi gây án, kẻ thủ ác lấy tài sản của nạn nhân, bán lấy tiền... chơi game.
Xử phạt 7,5 triệu đồng quản trị viên trang Facebook “Net Việt Bay - Vé Máy Bay Giá Rẻ”

Xử phạt 7,5 triệu đồng quản trị viên trang Facebook “Net Việt Bay - Vé Máy Bay Giá Rẻ”

(LĐTĐ) Liên quan đến sự việc một nữ công nhân làm việc tại Công ty Samsung Việt Nam bị tung tin nhiễm HIV rồi lây truyền cho nhiều người khác, mới đây, cơ quan Công an đã mời quản trị viên trang Facebook “Net Việt Bay - Vé Máy Bay Giá Rẻ”) lên trụ sở làm việc.
"Mở van" để thị trường chứng khoán hút nhà đầu tư

"Mở van" để thị trường chứng khoán hút nhà đầu tư

(LĐTĐ) Từ ngày 2/11 tới, nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức được đặt lệnh mà không cần đủ 100% tiền. Đây là bước tiến quan trọng để gỡ “nút thắt” cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong tiến trình nâng hạng.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận số tiền ủng hộ 1.432 tỷ đồng

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận số tiền ủng hộ 1.432 tỷ đồng

(LĐTĐ) Tính đến 17h00 ngày 18/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng số tiền là 1.432 tỷ đồng. Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã hỗ trợ đến các địa phương 2 đợt với tổng số tiền là 1.035 tỷ đồng.
Đồng Nai: Tiếp nhận hơn 41 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

Đồng Nai: Tiếp nhận hơn 41 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 18/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Đồng Nai đã tiếp nhận 41,3 tỷ đồng do 64 cá nhân, tổ chức trên địa bàn đóng góp để ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3.

Tin khác

Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp

Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, sản xuất và sử dụng sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường đang là một xu hướng được người tiêu dùng trong và ngoài nước rất coi trọng. Ở Việt Nam, mặc dù nhiều người dân đã lựa chọn mua sắm qua các kênh tiêu dùng “xanh” để bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường… tuy nhiên, việc kết nối tiêu dùng “xanh” vẫn còn hạn chế, dẫn đến nhận thức và trách nhiệm với xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam

Khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam

(LĐTĐ) Sáng nay (14/9), Tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức lễ khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam (phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý) và trao ủng hộ 500 suất quà là nhu yếu phẩm ủng hộ các gia đình bị thiệt hại do bão lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Thêm một tài xế trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh

Thêm một tài xế trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh

(LĐTĐ) Anh Thân Đỗ Thành, 27 tuổi, trú tại khu phố Ngọc Liên, phường Điện An, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam đã trở thành khách hàng may mắn tiếp theo của chương trình “Xé nhãn Trà Dr Thanh, 1 lần trúng x9 lần quà” khi trúng 9 triệu đồng nhờ giải khát với Trà Dr Thanh.
Nguồn cung ổn định, người dân không nên tích trữ thực phẩm quá mức cần thiết

Nguồn cung ổn định, người dân không nên tích trữ thực phẩm quá mức cần thiết

(LĐTĐ) Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, đến thời điểm hiện tại, các địa phương vẫn đảm bảo cung ứng nhu yếu phẩm, hàng hóa thiết thiết đến các vùng bị chia cắt do bão, lũ. Vì thế, Bộ Công Thương khuyến cáo, người dân bình tĩnh, phối hợp với các cơ quan Nhà nước và lực lượng chức năng khắc phục thiệt hại; dự trữ nguồn như yếu phẩm đủ dùng, không tích trữ quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do bão gây ra.
Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của hoàn lưu cơn bão số 3, nhiều địa phương đang gặp khó khăn trong việc phòng chống lụt bão… Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa, cũng như tăng cường quản lý thị trường, mới đây Bộ Công Thương đã có Công điện chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hoá lưu thông; đảm bảo không để xảy ra các vi phạm liên quan đến găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Hà Nội: Cơ bản các điểm bán hàng đã mở hoạt động bình thường sau bão

Hà Nội: Cơ bản các điểm bán hàng đã mở hoạt động bình thường sau bão

(LĐTĐ) Đánh giá về tình hình thị trường trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày 8/9, sau khi cơn bão số 3 đi qua, theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, cơ bản các điểm bán đã mở cửa bán hàng bình thường, đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân; chỉ còn một số điểm bán hàng bị ảnh hưởng bởi tuyến đường ngập lụt và hoặc có hư hỏng về cơ sở vật chất, các điểm này sẽ hoạt động lại ngay sau khi được khắc phục.
Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

(LĐTĐ) Theo trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (7/9), cơn bão số 3 đã tiến sâu vào đất liền. Thời điểm này, tại Hà Nội, dù trời đang mưa và gió lớn, tuy nhiên, hoạt động mua sắm tại các chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng tiện ích… vẫn diễn ra bình thường; hàng hoá, nhu yếu phẩm vẫn dồi dào, đảm bảo phục vụ nhu cầu người dân.
Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó cơn bão số 3

Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó cơn bão số 3

(LĐTĐ) Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính) yêu cầu các đơn vị có phương án chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ quốc gia để tổ chức xuất cấp kịp thời hàng dự trữ quốc gia, hỗ trợ các địa phương ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Chống gian lận thương mại điện tử: Đâu là giải pháp căn cơ?

Chống gian lận thương mại điện tử: Đâu là giải pháp căn cơ?

(LĐTĐ) Thời gian qua, hoạt động mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đang cho thấy sự phát triển rất nhanh chóng, song người tiêu dùng lại đang dần mất niềm tin với hoạt động này. Nguyên nhân được xác định là do tình trạng bán hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan, trong khi đó, các chế tài xử lý lại chưa đủ mạnh. Vậy, đâu là giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn vấn đề gian lận trong thương mại điện tử (TMĐT)?
Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, thành phố Hà Nội rất quan tâm chú trọng đến việc đầu tư, quy hoạch và phát triển làng nghề. Đặc biệt, phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”, Thành phố đã đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh, xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP, nông sản thực phẩm an toàn và chất lượng… Qua đó, tạo niềm tin với người tiêu dùng và góp phần nâng cao thương hiệu cho nông sản Thủ đô vươn xa.
Xem thêm
Phiên bản di động