Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

“Tiếp lửa” cho văn hóa truyền thống

(LĐTĐ) Bằng những việc làm thiết thực như thành lập các đội, câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, giữ gìn, truyền dạy cho lớp trẻ các làn điệu dân ca, nét văn hóa… thời gian qua, các nghệ nhân trên địa bàn Hà Nội đã góp sức tiếp nối, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống Thủ đô.
Sức sống mới ở những làng nghề Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2023: Truyền cảm hứng về văn hóa truyền thống

Giữ gìn và tiếp nối

Hiện nay, thôn Đan Nhiễm, xã Khánh Hà (huyện Thường Tín) là một trong rất ít địa phương ở Hà Nội còn lưu giữ nghệ thuật dân gian hát trống quân. Theo các bậc cao niên trong làng, hát trống quân ở Khánh Hà có từ thời vua Lê Thái Tổ. Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Hồng Điệp ở thôn Đan Nhiễm, xã Khánh Hà, chia sẻ, hát trống quân là hình thức hát dân ca đối đáp, giao duyên, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, đời sống sinh hoạt của cư dân nông nghiệp, thường được tổ chức vào dịp lễ, Tết, hội làng. Từ xa xưa, hát trống quân được diễn xướng trong đời sống sinh hoạt, lúc cấy hái, khi nông nhàn với hình thức hát gọi, hát đố, hát họa, hát đối đáp…

“Tiếp lửa” cho văn hóa truyền thống
Thôn Đan Nhiễm, xã Khánh Hà, là một trong rất ít địa phương ở Hà Nội còn lưu giữ nghệ thuật dân gian hát trống quân. Ảnh: Tô Quý

Từ xưa đến nay, với người dân Khánh Hà, hát trống quân đã trở thành chất keo kết nối tình làng nghĩa xóm. Đặc biệt, để hát được trống quân, người hát phải có chất giọng tốt, cao, tròn vành, rõ tiếng. Mỗi nhóm tham gia thường có từ 5-7 người. Nam mặc bộ quần áo nâu tươi, đầu quấn khăn lưỡi rìu màu đỏ; nữ mặc váy nâu, áo cánh nâu bên ngoài, đầu quấn khăn nhung đen…

Cũng có thời điểm hát trống quân bị lãng quên. Tiếc nuối, trăn trở, người dân làng Khánh Hà tìm đến các bậc cao niên trong làng, những người có kinh nghiệm, đã từng hát trống quân để ghi lại lời hát, làm tài liệu. Cụ Nguyễn Thị Ny - một trong số ít cây đại thụ của làng lưu giữ những lời hát, cùng người dân yêu hát trống quân đã tổng hợp, sao chép, lưu giữ tại Nhà văn hóa thôn để truyền lại cho thế hệ sau. Đặc biệt, để lưu giữ nét văn hóa đặc sắc này, năm 2007, Câu lạc bộ hát trống quân Khánh Hà được thành lập.

Câu lạc bộ hát trống quân với các thành viên ở độ tuổi khác nhau gồm các bậc cao niên 70, 80 tuổi và các em nhỏ ở độ tuổi 9 -10. Câu lạc bộ duy trì tập luyện, thường xuyên dạy hát cho các em nhỏ tại đình làng. Hễ có lễ hội của thôn, làng hay dịp lễ, Tết, Câu lạc bộ cùng người dân say sưa hát những điệu trống quân sâu lắng. Câu lạc bộ hát trống quân Khánh Hà đã sưu tầm được 200 lời bài hát cổ. Hiện có 45 hội viên hạt nhân gồm các nghệ nhân và những người yêu thích làn điệu trống quân, đến nay câu lạc bộ truyền dạy được 17 lớp với hơn 300 lượt người, đủ lứa tuổi. Năm 2019, xã có 5 cá nhân được Nhà nước truy tặng và phong tặng Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực nghệ thuật trình diễn dân gian.

Mới đây, trong tháng 10/2023, Câu lạc bộ hát trống quân Khánh Hà tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2023-2028. Đây là niềm vui lớn đối với người dân Khánh Hà. Tại Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2023-2028, Phó Chủ tịch UBND xã Lê Văn Ba được bầu là Chủ nhiệm Câu lạc bộ hát trống quân xã Khánh Hà, huyện Thường Tín. Ông Ba chia sẻ: “Câu lạc bộ hát trống quân xã Khánh Hà chính thức hoạt động là điều kiện thuận lợi để địa phương tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị, truyền lại cho thế hệ sau làn điệu cổ hát trống quân - loại hình nghệ thuật văn hóa phi vật thể độc đáo tại địa phương”.

Cũng tại Đại hội lần thứ nhất, Câu lạc bộ hát Trống quân xã Khánh Hà đã kết nạp thêm thành viên, nâng tổng số lên 60 hội viên. Đến nay, Câu lạc bộ đã truyền dạy hát cho 200 người, phấn đấu 100% số thôn có tổ, nhóm hát trống quân, tiếp tục sưu tầm, biên soạn tài liệu lịch sử, bài hát trống quân cổ. Đặc biệt, Câu lạc bộ còn tích cực tham gia hội thi, hội diễn trên địa bàn huyện Thường Tín và thành phố Hà Nội để nghệ thuật hát trống quân mãi ngân xa…

Tạo sức sống cho di sản văn hóa phi vật thể

Có thể nói, nghệ nhân chính là những người đang nắm giữ hồn cốt của di sản, và đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ hôm nay và mai sau. Điển hình như nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn, năm nay đã ngoài 70, cả cuộc đời bà gắn bó với đất Đồng Dâu, với tiếng chiêng của bản làng mình. Trước tình trạng nhiều người đã bán cồng chiêng, lo lắng nguy cơ mai một, bà tìm gặp những người cao tuổi nắm giữ nhiều kiến thức về văn hóa cồng chiêng hỏi han, xin truyền dạy.

Tích lũy được kiến thức phong phú, bà đã khôi phục thành công nhiều bản cồng chiêng. Khi đội văn nghệ của xã đi thi ở các địa phương, nghệ nhân Bích Thìn khéo léo lồng các tiết mục cồng chiêng vào các vở diễn. Ðiều đó giúp nhiều người hiểu về giá trị cồng chiêng, nghệ thuật cồng chiêng của người Mường được nhiều người biết đến. Là người có năng khiếu nghệ thuật, lại được đào tạo bài bản, bà Thìn đã dàn dựng cho xã nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc tham dự hội diễn của huyện, tỉnh và đoạt giải cao. Điều đáng quý là trong những tiết mục mà bà vừa làm biên kịch, vừa làm đạo diễn kiêm diễn viên ấy, có nhiều tiết mục khơi gợi lại hình ảnh cồng chiêng của dân tộc Mường.

“Tiếp lửa” cho văn hóa truyền thống
Nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn góp phần gìn giữ, quảng bá nghệ thuật cồng chiêng người Mường.

Đặc biệt, để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường, bà Thìn đã vận động thành lập Câu lạc bộ Cồng chiêng, phối hợp cùng chính quyền địa phương gìn giữ, quảng bá loại hình nghệ thuật này. Năm 2015, ngay khi được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, với phần thưởng 10 triệu là đồng, bà Thìn đã bỏ thêm tiền để mua 1 bộ chiêng về phục vụ cho việc truyền dạy cho người dân. Đến nay, bà Thìn luôn đau đáu làm sao có thể dốc hết vốn liếng cồng chiêng để truyền lại cho các thế hệ sau, để khỏi tiếc xót khi vốn văn hoá dân gian ngày càng rơi rụng. “Tôi mong rằng Nhà nước cũng như Thành phố có thêm chính sách khuyến khích lớp trẻ giữ gìn nghệ thuật truyền thống. Hỗ trợ việc dạy và thực hành di sản để có thể tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về di sản cồng chiêng của người Mường nói riêng và các di sản văn hóa phi vật thể của Thủ đô Hà Nội nói chung”, nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn bày tỏ.

Được biết, để dành sự quan tâm đặc biệt đến việc phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể, thành phố Hà Nội cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ các nghệ nhân. Theo đó, tại kỳ họp thứ X, khóa XVI vào tháng 12/2022, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 23/2022/NQ-HĐND quy định chế độ đãi ngộ, hỗ trợ Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú, nghệ nhân và câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể thành phố Hà Nội. Ngày 28/4/2023, Sở Văn hóa và Thể thao ban hành văn bản số 1535/SVHTT-QLDSVH hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết tới UBND các quận, huyện thị xã trong với việc hỗ trợ, đãi ngộ nghệ nhân và câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Ngày 16/6/2023, Sở Văn hóa và Thể thao ban hành quyết định số 488/QĐ-SVHTT về việc chi đãi ngộ, hỗ trợ Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú. Kinh phí đãi ngộ được chi trả vào tài khoản cá nhân các nghệ nhân do UBND các quận, huyện, thị xã tổng hợp. Hy vọng, tới đây một khi hoàn thiện về chính sách, văn hóa truyền thống sẽ tiếp tục phát triển.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ảnh hưởng của bão số 3, hơn 110 chuyến bay phải điều chỉnh giờ bay

Ảnh hưởng của bão số 3, hơn 110 chuyến bay phải điều chỉnh giờ bay

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) yêu cầu hủy, điều chỉnh giờ khai thác hơn 110 chuyến bay của Vietnam Airlines.
Bí thư Quận ủy Hoàng Mai: Chăm lo chu đáo để người dân yên tâm tránh trú bão số 3

Bí thư Quận ủy Hoàng Mai: Chăm lo chu đáo để người dân yên tâm tránh trú bão số 3

(LĐTĐ) Ông Nguyễn Xuân Linh, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Hoàng Mai cùng lãnh đạo các phòng, ban, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội quận đã đến thăm hỏi, tặng quà động viên người dân được di chuyển đến các địa điểm an toàn trên địa bàn quận, để tránh trú bão số 3.
Ảnh hưởng bởi bão số 3, Sơn Tây dự kiến tổ chức kỷ niệm 100 năm thành lập vào ngày 21/9

Ảnh hưởng bởi bão số 3, Sơn Tây dự kiến tổ chức kỷ niệm 100 năm thành lập vào ngày 21/9

(LĐTĐ) Thị ủy Sơn Tây vừa chính thức thông tin về việc thay đổi thời gian tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Thị xã (1924 - 2024), 70 năm Giải phóng Sơn Tây (3/8/1954 - 3/8/2024) và 555 năm danh xưng “Sơn Tây" (1469 - 2024). Đáng chú ý, theo Thị ủy Sơn Tây, Lễ Kỷ niệm sẽ được tổ chức vào 20h, ngày 21/9.
Quân chủng Hải quân huy động gần 2.000 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ người dân Hải Phòng, Quảng Ninh ứng phó bão số 3

Quân chủng Hải quân huy động gần 2.000 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ người dân Hải Phòng, Quảng Ninh ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Chủ động đối phó với cơn bão số 3 (Yagi), Quân chủng Hải quân chỉ đạo các đơn vị đóng quân khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh chủ động theo dõi nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão; chủ động cấp bổ sung đủ cơ số, vật tư trang bị phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn cho các đơn vị; duy trì nghiêm chế độ trực các cấp và lực lượng tìm kiếm cứu nạn.
Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Tính đến trưa 7/9, các sự cố cây gãy đổ do bão số 3 gây ra đã được địa phương của Hà Nội xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Các xí nghiệp thoát nước cũng đã triển khai lực lượng ứng trực tại các điểm tiềm ẩn úng ngập trên địa bàn.
Quận Thanh Xuân: Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường

Quận Thanh Xuân: Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường

(LĐTĐ) Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Thanh Xuân Nguyễn Minh Tiến đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) quận tập trung xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh buôn bán, dừng, đỗ xe không đúng nơi quy định, các điểm trông giữ phương tiện không phép...
Tin bão mới nhất: Bão Yagi giật cấp 15 - 16 đang tiến gần vào đất liền

Tin bão mới nhất: Bão Yagi giật cấp 15 - 16 đang tiến gần vào đất liền

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 3 đang tiến gần vào khu vực giữa Hải Phòng và Quảng Ninh. Gió mạnh đã ghi nhận hồi 10h20 ngày 7/9/2024): Cô Tô (Quảng Ninh) cấp 12, giật cấp 15; Cửa Ông (Quảng Ninh): cấp 12, giật 14; thành phố Hải Phòng: cấp 7, giật cấp 9; Thái Bình cấp 7, giật cấp 10; Hải Dương cấp 6, giật cấp 8.

Tin khác

Bí thư Quận ủy Hoàng Mai: Chăm lo chu đáo để người dân yên tâm tránh trú bão số 3

Bí thư Quận ủy Hoàng Mai: Chăm lo chu đáo để người dân yên tâm tránh trú bão số 3

(LĐTĐ) Ông Nguyễn Xuân Linh, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Hoàng Mai cùng lãnh đạo các phòng, ban, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội quận đã đến thăm hỏi, tặng quà động viên người dân được di chuyển đến các địa điểm an toàn trên địa bàn quận, để tránh trú bão số 3.
Ảnh hưởng bởi bão số 3, Sơn Tây dự kiến tổ chức kỷ niệm 100 năm thành lập vào ngày 21/9

Ảnh hưởng bởi bão số 3, Sơn Tây dự kiến tổ chức kỷ niệm 100 năm thành lập vào ngày 21/9

(LĐTĐ) Thị ủy Sơn Tây vừa chính thức thông tin về việc thay đổi thời gian tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Thị xã (1924 - 2024), 70 năm Giải phóng Sơn Tây (3/8/1954 - 3/8/2024) và 555 năm danh xưng “Sơn Tây" (1469 - 2024). Đáng chú ý, theo Thị ủy Sơn Tây, Lễ Kỷ niệm sẽ được tổ chức vào 20h, ngày 21/9.
Quận Thanh Xuân: Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường

Quận Thanh Xuân: Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường

(LĐTĐ) Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Thanh Xuân Nguyễn Minh Tiến đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) quận tập trung xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh buôn bán, dừng, đỗ xe không đúng nơi quy định, các điểm trông giữ phương tiện không phép...
Quận Bắc Từ Liêm chủ động ứng phó với bão Yagi

Quận Bắc Từ Liêm chủ động ứng phó với bão Yagi

(LĐTĐ) Trước dự báo cơn bão số 3 (bão Yagi) trên Biển Đông đang di chuyển nhanh, có cường độ rất mạnh, diễn biến phức tạp và nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, ngày 6/9, quận Bắc Từ Liêm đã có kế hoạch và hành động cụ thể để phòng, chống bão đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và tài sản của người dân, giảm thiểu thiệt hại xảy ra.
Hà Nội di dời hàng trăm người dân trong đêm để tránh bão số 3

Hà Nội di dời hàng trăm người dân trong đêm để tránh bão số 3

(LĐTĐ) Ngay trong đêm 6/9, hàng trăm người dân tại khu tập thể A7 Tân Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vội vã di tản để đảm bảo an toàn trước khi bão Yagi đổ bộ.
Sơn Tây hoãn chương trình kỷ niệm 100 năm thành lập để tập trung ứng phó với bão Yagi

Sơn Tây hoãn chương trình kỷ niệm 100 năm thành lập để tập trung ứng phó với bão Yagi

(LĐTĐ) Thị xã Sơn Tây (Hà Nội) vừa quyết định hoãn tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Thị xã, dự kiến diễn ra tối nay (6/9) để tập trung ứng phó với siêu bão Yagi.
Quận Đống Đa: Hiệu quả thiết thực từ các phong trào thi đua yêu nước

Quận Đống Đa: Hiệu quả thiết thực từ các phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Ngày 6/9, quận Đống Đa tổ chức Hội nghị biểu dương “Người tốt, việc tốt”; tổng kết Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2024 và tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”.
Hà Nội: Người dân chủ động tích trữ nhu yếu phẩm trước khi bão Yagi đổ bộ

Hà Nội: Người dân chủ động tích trữ nhu yếu phẩm trước khi bão Yagi đổ bộ

(LĐTĐ) Sáng nay (6/9), nhiều người dân Thủ đô đã đến các siêu thị, chợ dân sinh mua rau củ quả, thực phẩm, các siêu thị liên tục bổ sung hàng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Kết nạp câu lạc bộ thể thao đầu tiên của thanh niên Thủ đô

Kết nạp câu lạc bộ thể thao đầu tiên của thanh niên Thủ đô

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội, Câu lạc bộ Bắn cung Barebow Hà Nội đã chính thức ra mắt. Đây là câu lạc bộ thể thao đầu tiên được kết nạp vào Hội Liên hiệp thanh niên Thủ đô.
Chung khảo thi tìm hiểu 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chung khảo thi tìm hiểu 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 6/9, tại Cung Thiếu nhi Hà Nội đã diễn ra Chung khảo Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Cuộc thi do Thành ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức, giao Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chỉ đạo, phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội thực hiện.
Xem thêm
Phiên bản di động