Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm bằng Smart phone: Vì sao người dân thờ ơ?

Trong bối cảnh thực phẩm không an toàn đang bủa vây, khiến người tiêu dùng hoang mang, thì dự án truy xuất nguồn gốc thực phẩm qua điện thoại thông minh được xem là “cứu cánh”!. Tuy nhiên, dẫu đề án đã triển khai được một thời gian, nhưng theo ghi nhận tại một số siêu thị, cửa hàng tiện ích, người dân hầu như không còn mặn mà với việc dùng điện thoại “dò đường” tìm nguồn gốc thực phẩm.
vi sao nguoi dan tho o Truy xuất nguồn gốc thực phẩm: Người tiêu dùng vẫn thờ ơ
vi sao nguoi dan tho o Người tiêu dùng gặp khó

Do thói quen tiêu dùng

Ở các nước tiên tiến, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để truy xuất nguồn gốc thực phẩm, không còn là điều quá xa lạ đối với người tiêu dùng. Thế nhưng tại Việt Nam, mặc dù đã được thí điểm truy xuất nguồn gốc thực phẩm qua hệ thống điện thoại thông minh (smart phone) tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, song theo ghi nhận của chúng tôi, hiện tại ứng dụng này không được người tiêu dùng mặn mà.

vi sao nguoi dan tho o
Tăng cường tuyên truyền để người dân không quay lưng với ứng dụng truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Dạo qua một số hệ thống siêu thị như Big C, Metro và một số cửa hàng tiện ích trên địa bàn Hà Nội, chỉ cần quan sát chúng ta dễ dàng nhận thấy, hầu hết người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm theo thương hiệu, giá thành và chủng loại.

Còn việc sử dụng điện thoại smart phone để truy xuất nguồn gốc thông tin, hầu như không được người mua hàng quan tâm. Thậm chí, khi hỏi một số người mua hàng thì được biết, họ không biết tem truy xuất nguồn gốc dán ở đâu? Và như thế nào?. Vì thế, người tiêu dùng chủ yếu lựa chọn thực phẩm theo thương hiệu, hoặc cùng lắm là xem hạn sử dụng, mã vạch sản phẩm có hay không.

Rất nhiều người tiêu dùng có sử dụng điện thoại thông minh, nhưng lại không kết nối mạng. Hoặc có kết nối mạng nhưng lại không biết cách truy xuất nguồn gốc thực phẩm bằng điện thoại. Trong khi đó, tại một số siêu thị hay cửa hàng tiện ích, hầu như không có một bảng hướng dẫn nào, hướng dẫn người tiêu dùng ứng dụng CNTT để truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

Vì thế, nhiều người tiêu dùng đành phải mua sắm theo thói quen truyền thống là kiểm tra bằng mắt, kinh nghiệm và đặt niềm tin vào siêu thị, vào thương hiệu mà mình lựa chọn”.

Chị Nguyễn Hải Yến (ở đường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, thời điểm mới thí điểm chương trình truy xuất nguồn gốc thực phẩm, mỗi khi mua hàng là tôi lại check (tìm kiếm) nguồn gốc sản phẩm thông qua tem có mã QR code (mã truy xuất) biết được rõ nguồn gốc thấy an tâm hơn rất nhiều.

“Tuy nhiên, cũng chỉ áp dụng truy xuất nguồn gốc thực phẩm được một thời gian, sau đó vì công việc bận và tin tưởng vào nguồn gốc sản phẩm. Nên tôi thường lựa chọn thực phẩm theo Thương hiệu đã lựa chọn từ trước”- chị Yến cho hay.

Không như chị Yến, bà Đặng Thanh Hương (ở Mai Dịch, Cầu Giấy) khi chia sẻ về việc ứng dụng dịch vụ truy xuất nguồn gốc thực phẩm cho biết, bà có nghe con cháu nói nhiều đến việc sử dụng điện thoại để truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Nhưng để áp dụng và sử dụng phần mềm này như thế nào, thì đến nay bà cũng không biết, mặc dù trong gia đình bà là người thường xuyên đi chợ mua đồ ăn cho cả nhà.

Ngoài ra, việc nhiều người tiêu dùng không sử dụng điện thoại thông minh, cũng như điện thoại không đăng ký 3G hay internet, cũng khó thực hiện truy xuất được. “Tôi thấy nó rườm rà, mỗi lần lựa chọn sản phẩm lại đưa điện thoại lên chụp, rồi tra cứu rất bất tiện. Đấy là chưa nói đến việc nhiều người tiêu dùng không có điện thoại, hoặc điện thoại không có chức năng truy xuất thì làm sao mà mò được. Vì thế, cứ chọn thực phẩm tươi sống và có thương hiệu chắc chắn sẽ an toàn”, bà Hương cho hay.

Người tiêu dùng không còn mặn mà

Có thể thấy, đề án truy xuất nguồn gốc thực phẩm là một trong những cách để người dân có thể tiếp cận được thực phẩm sạch. Tuy vậy, việc người tiêu dùng không mặn mà với đề an này cũng bởi các lý do như bất tiện, thiếu thông tin, hướng dẫn, thiếu công nghệ (điện thoại).

Thậm chí, cho đến thời điểm hiện tại, vẫn còn không ít người biết đến việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm là gì, truy xuất bằng cách nào; truy xuất xong, các số liệu có đúng hay không cũng là một trong những lý do khiến người tiêu dùng e ngại.

Lý giải về vấn đề trên, ông Ngô Tiến Dũng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) cho rằng, việc dán tem nhãn truy xuất nguồn gốc thực phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định nguồn thực phẩm có an toàn hay không, có xuất xứ rõ ràng không.

Tuy nhiên, hiện việc các doanh nghiệp tự dán tem, nhãn lên sản phẩm của mình và không có một loại tem nhãn cố định, hay tem nhãn có nhưng khi kích hoạt truy xuất lại không được… Khiến người tiêu dùng tỏ ra lo ngại về nguồn gốc thực phẩm là điều khó tránh khỏi.

Cũng theo ông Dũng, một nguyên nhân nữa khiến người tiêu dùng không mặn mà với việc sử dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc, đó là cách sử dụng. Người tiêu dùng muốn truy xuất nguồn gốc thực phẩm, họ buộc phải tự mày mò, tự tìm kiếm… Ông Dũng đề cập: “Rất nhiều người tiêu dùng có sử dụng điện thoại thông minh, nhưng lại không kết nối mạng.

Hoặc có kết nối mạng nhưng lại không biết cách truy xuất nguồn gốc thực phẩm bằng điện thoại. Trong khi đó, tại một số siêu thị hay cửa hàng tiện ích, hầu như không có một bảng hướng dẫn nào, hướng dẫn người tiêu dùng ứng dụng CNTT để truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Vì thế, nhiều người tiêu dùng đành phải mua sắm theo thói quen truyền thống là kiểm tra bằng mắt, kinh nghiệm và đặt niềm tin vào siêu thị, vào thương hiệu mà mình lựa chọn”.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, để đề án ứng dụng CNTT vào truy xuất nguồn gốc thực phẩm đạt được hiểu quả, trước hết cần phải đơn giản hóa các ứng dụng truy xuất, thực hiện quy định bắt buộc tại các cửa hàng, siêu thị buộc treo bảng hướng dẫn, thông báo về việc hướng dẫn sử dụng ứng dụng CNTT như thế nào.

Ngoài ra, các cơ quan nhà nước cũng cần phải có những thống nhất cụ thể về việc một loại tem mã QR code. Quy định các đơn vị được phép dán các loại tem nhãn truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thông qua việc kiểm định rõ ràng nguồn gốc sản phẩm…

Ngoài ra, cần tăng cường tuyên truyền về tác hại của thực phẩm kém an toàn, tuyên truyền về sự quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Thậm chí cần thiết tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho các em học sinh, sinh viên… để họ tự tuyên truyền lại với gia đình.

Có như vậy, đề án mới thật sự thành công và người tiêu dùng sẽ đón nhận ứng dụng này bằng tâm thế chủ động. Khi đó, người dân sẽ hiểu được lợi ích và quyền lợi của mình khi thực hiện ứng dụng truy xuất nguồn gốc thực phẩm bằng điện thoại thông minh, đó chính là bảo về gia đình bằng chính sự thông thái của mình.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

(LĐTĐ) Theo báo cáo của quận Long Biên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn quận Long Biên có hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ. Hiện công tác thu dọn, khắc phục hậu quả của bão số 3 đang được các lực lượng trên địa bàn quận triển khai quyết liệt, kịp thời.
Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trong thời điểm cơn bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Công an Thủ đô đã không quản ngại khó khăn, vất vả, nguy hiểm bám sát địa bàn ngay cả trong điều kiện thời tiết mưa gió lớn để bảo đảm an toàn cho nhân dân. Nhiều hình ảnh đẹp của lực lượng Công an Thành phố đã được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Ngày 8/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông điều phối lực lượng, phương tiện, thiết bị từ các tỉnh lân cận hỗ trợ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của bão. Mục tiêu trong ngày 8/9 sẽ khôi phục thông tin liên lạc, đảm bảo mạng lưới viễn thông trên toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng của bão được hoạt động ổn định và an toàn.
Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

(LĐTĐ) Tối 8/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, đơn vị đã huy động 100% quân số phối hợp với các lực lượng chức năng để dọn dẹp cây xanh, cột điện, biển quảng cáo... bị gãy đổ do cơn bão số 3 gây ra. Hiện tại, giao thông tại Thủ đô đã cơ bản thông suốt, sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại.
Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Triển khai công tác phòng, chống bão số 3, huyện Thạch Thất đã chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão. Do có sự chủ động của Ban Thường vụ Huyện ủy, các cơ quan, đơn vị, nhân dân trên địa bàn huyện đã tập trung, khắc phục kịp thời, chủ động ứng phó, không để thiệt hại lớn xảy ra.

Tin khác

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có liên quan đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ.
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

(LĐTĐ) Chiều 4/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có Công văn khẩn số 1448 /KCB-NV gửi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương và Bệnh viện Nhi trung ương về việc hỗ trợ, phối hợp tìm nguyên nhân một số học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phải nhập viện.
Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian qua, các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực, nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh, góp phần rút ngắn thời gian chờ khám của người bệnh, giảm tải áp lực cho nhân viên y tế, đem đến sự hài lòng cho người bệnh và người nhà người bệnh.
Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

(LĐTĐ) Tự ý uống thuốc, bỏ thuốc hoặc không đi khám thường xuyên... nhiều người mắc bệnh nền mãn tính gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Xem thêm
Phiên bản di động