Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội không có quá 4 Phó Chủ tịch

(LĐTĐ) Mô hình thành phố thuộc thành phố Hà Nội có những đặc thù khác so với chính quyền quận, huyện, thị xã như tăng số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách, bổ sung Ban Đô thị.
Hà Nội: Đề xuất sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi thu nhập tăng thêm Áp dụng phương thức đối tác công tư để phát triển văn hóa, thể thao

Đặc thù so với chính quyền quận, huyện, thị xã

Mô hình thành phố thuộc thành phố Hà Nội là mô hình tổ chức hoàn toàn mới, được đề xuất trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đang được Ban soạn thảo dự án Luật chỉnh lý, hoàn thiện để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp sắp tới.

Mô hình thành phố thuộc thành phố Hà Nội dự kiến được thành lập theo Nghị quyết số 15-NQ/TW tại khu vực phía Bắc - thành phố logistics, dịch vụ - vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn và phía Tây - thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học - vùng Hòa Lạc, Xuân Mai. Mô hình thành phố thuộc thành phố Hà Nội có những đặc thù khác so với chính quyền quận, huyện, thị xã như tăng số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách, bổ sung Ban Đô thị.

Theo dự thảo Luật mới nhất, Hội đồng nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, pháp luật có liên quan, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận, thị xã quy định tại Điều 11 và các quy định khác tại Luật Thủ đô.

Hội đồng nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể một số cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính đặc thù thuộc Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội.

Về cơ cấu tổ chức, Hội đồng nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội gồm có Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch và không quá 9 đại biểu chuyên trách. Tổ chức bộ máy gồm có Ban Kinh tế - Xã hội, Ban Pháp chế và Ban Đô thị; mỗi ban gồm có Trưởng ban và không quá 2 Phó Trưởng ban.

Dự thảo Luật cũng quy định về Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội. Cụ thể, Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, pháp luật có liên quan. Đồng thời, có nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận, thị xã quy định tại Khoản 1 Điều 12 và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo Luật Thủ đô.

Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội không có quá 4 Phó Chủ tịch
Dự kiến vùng Hoà Lạc, Xuân Mai sẽ thành lập thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học. Ảnh: Tuấn Dũng

Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội có quyền điều chỉnh một số nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác trực thuộc; quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý; tổ chức tuyển dụng công chức cho các cơ quan, tổ chức của thành phố thuộc thành phố Hà Nội. Về cơ cấu tổ chức, Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội có không quá 4 Phó Chủ tịch.

Thúc đẩy việc phân cấp, phân quyền mạnh hơn

Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng quy định Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố thuộc thành phố Hà Nội gồm: Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua, khu đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 300 ha và quy mô dân số dưới 50.000 người; dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước sử dụng vốn ngoài ngân sách trên địa bàn thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Thảo luận về dự án Luật tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua, đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo (Đoàn tỉnh Lâm Đồng) cho rằng, việc tổ chức mô hình thành phố thuộc thành phố Hà Nội sẽ thúc đẩy việc phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho Thủ đô; tạo tính chủ động, nâng cao tính chủ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Thủ đô.

Đại biểu Hoàng Quốc Khánh (Đoàn tỉnh Lai Châu) cũng cho rằng, nên quy định mô hình thành phố thuộc thành phố Hà Nội trong dự thảo Luật vì hiện nay đã có mô hình thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh, tạo cơ sở pháp lý cho thành phố Hà Nội xây dựng thành phố trong thành phố trong tương lai gần, đảm bảo phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Theo một số đại biểu, mô hình tổ chức chính quyền thành phố Hà Nội theo Nghị quyết 97 Quốc hội khóa XIV cơ bản phù hợp với điều kiện thực tiễn của Hà Nội, nhưng cần thiết lập cơ sở pháp lý để thành lập thành phố trực thuộc thành phố trong tương lai. Đồng thời, để mô hình chính quyền đô thị hiệu quả, cần bổ sung các quy định về đổi mới phương thức hoạt động, cách thức làm việc, bộ máy giúp việc… nhất là trong bối cảnh tăng cường phân cấp, phân quyền.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận gần 418 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão lũ

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận gần 418 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão lũ

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 11/9/2024, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước đã đăng ký và ủng hộ thông qua Ban Vận động Cứu trợ Trung ương tổng số tiền là 417 tỷ 983 triệu đồng để giúp đồng bào các địa phương khắc phục hậu quả của cơn bão số 3.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi, động viên người dân sơ tán tránh lũ

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi, động viên người dân sơ tán tránh lũ

(LĐTĐ) Tối nay (11/9), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương và Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Thị Kim Dung đã đến thăm hỏi, động viên và tặng quà bà con nhân dân đang sơ tán, tạm trú tránh lũ tại Nhà văn hóa phường Yên Phụ, quận Tây Hồ.
Rà soát các vướng mắc để sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế một cách bài bản

Rà soát các vướng mắc để sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế một cách bài bản

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng vừa chủ trì phiên họp thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo.
Cần phân tích minh bạch cơ cấu chi khi điều chỉnh mức thu học phí

Cần phân tích minh bạch cơ cấu chi khi điều chỉnh mức thu học phí

(LĐTĐ) Bày tỏ đồng tình với việc điều chỉnh mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025 theo dự thảo Nghị quyết là cần thiết, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần có báo cáo đánh giá, phân tích minh bạch cơ cấu chi, để đảm bảo tính thuyết phục, đồng thuận cao.
Các trường được phép linh hoạt hình thức dạy học theo điều kiện thực tế

Các trường được phép linh hoạt hình thức dạy học theo điều kiện thực tế

(LĐTĐ) Trước diễn biến bất lợi của thời tiết, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể linh hoạt hình thức tổ chức dạy học theo điều kiện thực tế với mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn cho học sinh.
Hà Nội: Đảm bảo thông tin liên lạc trong công tác khắc phục hậu quả sau bão

Hà Nội: Đảm bảo thông tin liên lạc trong công tác khắc phục hậu quả sau bão

(LĐTĐ) Đảm bảo thông tin liên lạc trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các doanh nghiệp Bưu chính - Viễn thông, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội… triển khai các phương án đảm bảo an toàn mạng lưới và an ninh thông tin liên lạc thông suốt phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp và nhân dân trên địa bàn thành phố; thực hiện chế độ trực điều hành ứng cứu thông tin liên tục 24 giờ/ngày.
Sở GTVT Nghệ An ủng hộ gần 220 triệu đồng cho người dân bị thiệt hại do bão số 3

Sở GTVT Nghệ An ủng hộ gần 220 triệu đồng cho người dân bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 11/9, Đảng ủy, lãnh đạo Sở và Thường trực Công đoàn ngành Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Nghệ An đã tổ chức phát động, kêu gọi các đơn vị, cá nhân trong ngành ủng hộ nhân dân bị thiệt hại nặng nề do bão số 3.

Tin khác

Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp

Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Để đưa Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn cho rằng, việc rất nhiều, thời gian thì gấp, nên các sở ngành, đơn vị phải xác định rõ lộ trình, nỗ lực vào cuộc một cách kỹ càng và chắc chắn.
Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá 15 thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, sẽ tạo động lực, không gian mới để Thủ đô bứt phá phát triển. Để triển khai thi hành Luật (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025), thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch, phát động thi đua và đang khẩn trương, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết.
Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô

Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND), Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục (PBGDPL) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn ghi nhận sự vào cuộc của các cơ quan báo chí trong truyền thông dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), góp phần quan trọng vào việc dự thảo Luật được thông qua.
Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức

Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức

(LĐTĐ) Sáng 14/8, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng nhiệm vụ trọng tâm công tác PBGDPL 6 tháng cuối năm 2024.
Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo

Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Chiều 9/8, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đã chủ trì buổi làm việc với Sở Khoa học & Công nghệ (KH&CN) Hà Nội và Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về việc tổ chức thực hiện kế hoạch của UBND Thành phố về triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.
Sở Nội vụ Hà Nội thành lập 3 Tổ biên tập, chủ trì xây dựng 12 văn bản thi hành Luật Thủ đô

Sở Nội vụ Hà Nội thành lập 3 Tổ biên tập, chủ trì xây dựng 12 văn bản thi hành Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Sở Nội vụ Hà Nội được giao chủ trì tham mưu xây dựng 12 văn bản và phối hợp xây dựng 1 văn bản thi hành Luật Thủ đô.
Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện thi hành Luật Thủ đô 2024

Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, các cơ quan chức năng của Chính phủ và thành phố Hà Nội đang nỗ lực xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho biết, Sở Tư pháp đã xây dựng kế hoạch chi tiết thi hành luật ngay từ khi diễn ra Kỳ họp thứ 7.
Luật Thủ đô 2024: Thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn

Luật Thủ đô 2024: Thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn

(LĐTĐ) Luật Thủ đô rất quan trọng với thành phố Hà Nội, giúp Thủ đô phát triển bứt phá nhanh hơn trong chuyển đổi số như: Xây dựng cơ chế để thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn; sử dụng tài sản công để ứng dụng công nghệ tiến tới Thành phố thông minh.
Luật Thủ đô 2024, gỡ vướng thể chế cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô 2024, gỡ vướng thể chế cho Hà Nội bứt phá

(LĐTĐ) Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho hay, để triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024, nội dung giao cho Chính phủ quy định chi tiết là 6 nội dung, giao thành phố Hà Nội là 52 nội dung; cùng với đó là rất nhiều đề án, các quyết định cụ thể, dự án, đề án…
Luật Thủ đô (sửa đổi): Rộng mở để “cất cánh hóa Rồng”

Luật Thủ đô (sửa đổi): Rộng mở để “cất cánh hóa Rồng”

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, với tỷ lệ đại biểu tán thành rất cao (chiếm 95,06%). Với 9 nhóm chính sách mới đặc thù, vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền Thành phố, Luật Thủ đô (sửa đổi) chắc chắn sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi để gỡ vướng các bất cập hiện nay, giúp Thủ đô phát triển.
Xem thêm
Phiên bản di động