Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Văn hoá ứng xử người Hà Nội: Góc nhìn từ tuân thủ pháp luật giao thông

(LĐTĐ) Xây dựng văn hóa giao thông là một trong những nội dung mà Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội đề cập đến, với mục tiêu góp phần lập lại trật tự an toàn giao thông, xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch. Thực tế cho thấy, xã hội ngày càng phát triển, nét ứng xử của người Hà Nội lại càng rõ nét. Văn hoá ứng xử đôi khi là những hành động nhỏ bé là việc mỗi cá nhân hãy có ý thức khi tham gia giao thông.
Xây dựng văn hóa giao thông từ những hành động nhỏ Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông

1. Theo nghĩa thông thường, “văn hoá giao thông” là những hành động “có văn hoá”, những hành động đẹp khi tham gia giao thông. Văn hoá giao thông có quan hệ khăng khít với pháp luật về giao thông, trước hết là hành động tuân thủ pháp luật giao thông, song nó là những hành vi ứng xử có văn hoá hơn những điều được quy định trong luật. Văn hoá ứng xử có nhiều biểu hiện khác nhau từ lời ăn tiếng nói, từ cách cư xử giao tiếp trong gia đình, cách cư xử ngoài xã hội… Văn hoá giao thông là một khía cạnh của văn hoá ứng xử.

Văn hoá ứng xử người Hà Nội: Góc nhìn từ tuân thủ pháp luật giao thông
Chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông là góp phần xây dựng văn hóa giao thông, để chúng ta có một xã hội giao thông an toàn. Ảnh: Giang Nam

Tại Hà Nội, từ xưa dân gian đã có câu “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”, trong thi ca, văn hoá ứng xử người Hà Nội vẫn nổi tiếng với hai từ thanh lịch. Bởi vậy, không ít lần, tôi chứng kiến những người già, những người từ quê mới ra khi sang đường hoặc tìm đường trong nội đô được Cảnh sát giao thông tận tình chỉ dẫn, phân luồng phương tiện để đi lại thuận lợi. Cũng không ít lần, trong những vụ tai nạn giao thông tôi chứng kiến cảnh người đi đường cùng nhau giúp đỡ người bị nạn. Người sơ cứu, người gọi cứu thương… và họ chỉ thực sự yên tâm khi người bị nạn được chuyển đi an toàn.

Theo ông Ngô Minh Hoàn, Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội, như ở các lĩnh vực khác, việc hình thành văn hóa giao thông cần sự tuyên truyền, vận động kiên trì, thường xuyên, lâu dài theo các tiêu chí nhất định, theo từng đối tượng và loại hình giao thông. Chẳng hạn, để nhân rộng những “hạt nhân” có ý thức tuân thủ và chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông, năm nào Công đoàn ngành cũng tổ chức Hội thi “tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ và kỹ năng lái xe mô tô giỏi, an toàn. Đây là hoạt động ý nghĩa, là sân chơi bổ ích, lành mạnh và thực tế giúp đoàn viên, công nhân viên chức game bài uy tín nâng cao kỹ năng điều khiển phương tiện giao thông. Đặc biệt, mỗi thí sinh tham gia hội thi đều sẽ là một tuyên truyền viên tích cực về an toàn giao thông và xây dựng thói quen trong việc thực hiện Luật Giao thông; biết xử lý các tình huống nếu xảy ra va chạm giao thông; lan tỏa kỹ năng, văn hóa giao thông.

2.Xây dựng văn hóa giao thông nói một cách đơn giản là tham gia hoạt động giao thông một cách có văn hóa cả trong hành vi cũng như ứng xử, bảo đảm tuân thủ luật pháp cùng các quy định liên quan. Làm được điều này phần lớn phải dựa vào ý thức của những người tham gia giao thông. Tuy nhiên, văn hóa giao thông nhiều khi chưa được coi trọng. Dễ thấy, trong tình huống xảy ra ùn tắc giao thông, người tham gia giao thông thường sẽ xuất hiện tâm lý mong muốn “thoát” khỏi điểm ùn tắc để “về đích” càng nhanh càng tốt. Một bộ phận người tham gia giao thông chấp nhận thực trạng hiện hữu, có ý thức nhường nhịn, kiên nhẫn chờ đợi, tuân thủ sự điều hành của cảnh sát giao thông, trong khi một bộ phận khác lại tìm mọi cách phải vượt qua điểm ùn tắc, bất chấp luật lệ, thậm chí coi thường cả tính mạng của mình và của người chung quanh.

Thực tế cho thấy, nguyên nhân đưa đến tai nạn và ùn tắc giao thông rất đa dạng và phức tạp, trong đó có sự tác động tiêu cực của những hành vi thiếu văn hóa của người tham gia giao thông, không tự giác thực hiện những quy định của luật lệ giao thông như: Đi không đúng phần đường, chạy quá tốc độ, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, đi vào đường một chiều, đi xe lên vỉa hè, chở người quá quy định, uống rượu bia, sử dụng ma túy khi lái xe, chen lấn, lạng lách, đi xe máy khi chưa đủ tuổi hoặc chưa có bằng lái, đi bộ qua đường tùy tiện, đua xe bất hợp pháp, không đội mũ bảo hiểm, gây gổ khi va chạm trên đường, chống lại người thi hành công vụ…

Chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Hình thành văn hóa giao thông của cá nhân và cộng đồng”, ông Trần Hữu Minh, Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng, xây phải đi đôi với chống và bên cạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, chúng ta cần phải có biện pháp mạnh tay xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.

Đơn cử việc cấm uống rượu, bia, nghe điện thoại di động khi lái xe được đề ra từ lâu, nhưng hiện tượng này vẫn xảy ra thường xuyên trên đường phố và việc xử phạt chưa thật nghiêm túc, mang tính răn đe, cho nên đối tượng bị phạt vẫn tái phạm và tình trạng này dần trở thành chuyện bình thường trong suy nghĩ của không ít người. Còn nhớ thời kỳ mới đề ra việc đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm, tuyên truyền vận động mãi vẫn có nhiều ý kiến bàn ra, bàn vào cho rằng bất tiện, song khi đã trở thành quyết định mang tính pháp lý buộc mọi người phải tuân thủ, ai không chấp hành sẽ bị xử phạt thì mọi chuyện lại đâu vào đó và cho đến nay, đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm đã trở thành thói quen của nhiều người dân.

3.Bàn về câu chuyện xây dựng văn hoá giao thông, nhà văn Nguyễn Văn Học – người giành giải Nhì cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông Thủ đô” do Ban An toàn giao thông Thành phố và Sở Giao thông vận tải phối hợp tổ chức chia sẻ, tham gia giao thông tuân thủ Luật cũng là một trong những động thái góp phần xây dựng văn hóa. Hơn hết, xây dựng văn hóa giao thông là xây dựng thói quen tham gia giao thông một cách có văn hóa. Muốn hình thành thói quen này, vai trò của công tác tuyên truyền, giáo dục là vô cùng quan trọng.

Thực tế, Hà Nội là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, do đó nỗi lo về mất an toàn giao thông trên đường đến trường của học sinh luôn thường trực. Đáng chú ý, hiện mô hình kết hợp tuyên truyền với xử phạt đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Cả phụ huynh và học sinh đã có ý thức hơn trong việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông. Ngoài ra, để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh, Công an thành phố và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng phối hợp, tổ chức tuyên truyền pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong các trường học và cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố. Đây là việc làm ý nghĩa, có vai trò quan trọng nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn thành phố và xây dựng văn hóa giao thông trong học đường.

Việc tuyên truyền cũng được diễn ra trực tiếp hoặc lồng ghép qua các buổi sinh hoạt, tuyên truyền qua hệ thống loa đài phát thanh của các trường học, qua các pano hình ảnh, hình ảnh trưng bày và các hoạt động ngoại khóa. Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn (quận Cầu Giấy) là ví dụ. Bà Lê Thị Kim Ánh, Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn cho biết, giáo dục kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên sẽ góp phần xây dựng văn hoá giao thông. Chính vì thế, tại Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn luôn xác định tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho các em học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các trường. Qua đó, trang bị tốt cho các em học sinh kiến thức, kỹ năng an toàn giao thông bằng hình thức phù hợp trong môn học và hoạt động ngoại khóa.

Ứng xử văn hóa trong giao thông sẽ góp phần tạo thêm hình ảnh đẹp cho đường phố, xây dựng đô thị văn minh, trật tự, an toàn cùng nền nếp và lối sống văn hóa của cộng đồng dân cư. Bởi vậy, nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng luôn cần được chú trọng và làm thường xuyên, liên tục. Mỗi người hãy tuân thủ pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông từ ngay trong những hành động nhỏ, để chúng ta có một xã hội giao thông an toàn./.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền việc khắc phục hậu quả thiên tai

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền việc khắc phục hậu quả thiên tai

(LĐTĐ) Ngày 8/9, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội thông tin, những thiệt hại do bão số 3 gây ra đối với đời sống và hoạt động sản xuất là rất lớn, song dư luận ghi nhận, đánh giá cao việc chỉ đạo và triển khai các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả.
Chủ tịch LĐLĐ quận Hoàng Mai trao hỗ trợ cho đoàn viên bị thiệt hại do bão số 3

Chủ tịch LĐLĐ quận Hoàng Mai trao hỗ trợ cho đoàn viên bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 8/9, đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Quận ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn game bài uy tín (LĐLĐ) quận Hoàng Mai đã tới nhà động viên, trao quà hỗ trợ cho đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Hoàng Liệt và đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Đại Từ, bị thiệt hại nhà cửa do bão số 3 gây ra.
Khắc phục các sự cố, đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân sau bão

Khắc phục các sự cố, đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân sau bão

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều quận, huyện ghi nhận thiệt hại do cây đổ, cột điện bị gãy, làm đứt các tuyến cáp quang, VNPT Hà Nội và các doanh nghiệp đã tổ chức ứng cứu thông tin, khắc phục các sự cố, đảm bảo thông tin liên lạc, phục vụ khách hàng.
Sơn Tây: Các trường học khẩn trương dọn dẹp, đón học sinh trở lại trường

Sơn Tây: Các trường học khẩn trương dọn dẹp, đón học sinh trở lại trường

(LĐTĐ) Sau khi cơn bão số 3 quét qua, các trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây đều bị ảnh hưởng với mức độ khác nhau như cây đổ, lá rơi, sập trần... Đáng chú ý, Công đoàn các nhà trường trên địa bàn Thị xã đã động viên các thầy cô giáo chung tay dọn dẹp sân trường để kịp đón học sinh đến với buổi học đầu tiên của chương trình năm học mới.
Nhân dân đánh giá cao sự lãnh đạo kịp thời của Trung ương và Thành phố trong ứng phó bão số 3

Nhân dân đánh giá cao sự lãnh đạo kịp thời của Trung ương và Thành phố trong ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội cho biết: Qua nắm bắt dư luận, nhân dân Thủ đô ghi nhận và đánh giá cao sự lãnh đạo kịp thời, cụ thể, toàn diện của lãnh đạo Trung ương và Thành phố trong công tác ứng phó với cơn bão số 3 (bão Yagi).
Hà Nội: Khẩn trương khôi phục lại giao thông sau bão

Hà Nội: Khẩn trương khôi phục lại giao thông sau bão

(LĐTĐ) Sau cơn bão số 3, hạ tầng giao thông Thành phố đã chịu nhiều hư hại, trước tình trạng này, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội yêu cầu khẩn trương khắc phục các hậu quả gây ảnh hưởng đến các dự án đang thi công trên địa bàn.
Khẩn trương dọn dẹp vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả sau bão

Khẩn trương dọn dẹp vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả sau bão

(LĐTĐ) Từ sáng sớm 8/9, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) đã huy động 100% cán bộ, công nhân và máy móc tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3.

Tin khác

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

(LĐTĐ) Hiếu học là truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ít ai biết, ở vùng xứ Đoài xưa, mạch nguồn hiếu học luôn được vun bồi, chăm chút. Minh chứng dễ thấy, ở thị xã Sơn Tây hiện còn lưu giữ di tích Văn Miếu - sánh ngang với một số Văn Miếu hàng tỉnh tiêu biểu như: Văn Miếu Xích Đằng ở Hưng Yên, Văn Miếu Mao Điền ở Hải Dương hay Văn Miếu Bắc Ninh ở tỉnh Bắc Ninh… Hơn hết, Văn miếu Sơn Tây là nơi tôn thờ, tri ân công đức to lớn của Đức Thánh Khổng Tử và các vị hiền triết, cùng hàng trăm danh nhân khoa bảng của vùng xứ Đoài.
Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

(LĐTĐ) Trải qua hàng ngàn năm, sông Hồng vẫn lặng lẽ bồi đắp cho sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khơi nguồn, phát huy những giá trị đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được xây dựng và không bao lâu sẽ trở thành hiện thực sẽ tiếp nối mạch chảy từ ngàn đời nay.
Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

(LĐTĐ) Sáng 29/8, Huyện ủy Thanh Trì tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9 cho các đảng viên có từ 30 - 70 năm tuổi Đảng.
Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024 của thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Thành phố tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng. Cuộc thi Thử thách “Check in Hanoi” với áo dài được đông đảo phụ nữ các quận, huyện tham gia.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

(LĐTĐ) Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Thức quà Hà Nội" đã mở ra một bức tranh đa sắc về văn hóa và ẩm thực Thủ đô, thu hút hơn 20.000 lượt khách khám phá. Qua đó, một hình ảnh Hà Nội năng động, hiện đại nhưng vẫn giữ trọn vẹn nét đẹp truyền thống được lan tỏa mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Hướng đến mục tiêu "Công dân Thủ đô số"

Hướng đến mục tiêu "Công dân Thủ đô số"

(LĐTĐ) Nhằm phát huy tính hiệu quả trong việc đăng ký tài khoản công dân điện tử và đẩy mạnh việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn, ngày 26/8, phường Thổ Quan, quận Đống Đa đã ra mắt mô hình “Tổ dân phố chuyển đổi số” và “Điểm phát wifi miễn phí” với mục tiêu hướng đến “Công dân số Thủ đô”.
Triển khai hiệu quả 2 bộ Quy tắc ứng xử tại quận Bắc Từ Liêm

Triển khai hiệu quả 2 bộ Quy tắc ứng xử tại quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Sau thời gian triển khai, thực hiện 2 bộ Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội (Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người game bài uy tín và Quy tắc ứng xử nơi công cộng), văn hóa ứng xử trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã có những chuyển biến rõ nét thông qua nhiều cách làm hay, những mô hình sáng tạo ở cơ sở.
Huyện Hoài Đức tăng cường chuyển đổi số phục vụ nhân dân

Huyện Hoài Đức tăng cường chuyển đổi số phục vụ nhân dân

(LĐTĐ) Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông thôn mới, hướng đến xây dựng quận văn minh đô thị là một trong những nội dung được UBND huyện Hoài Đức quan tâm, triển khai thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả.
Ngày càng nhiều cư dân đô thị gắn bó với lối sống “xanh”

Ngày càng nhiều cư dân đô thị gắn bó với lối sống “xanh”

(LĐTĐ) Di chuyển bằng phương tiện công cộng (xe buýt, tàu điện), hay đưa nhiều món ăn chay vào bữa cơm hằng ngày… đang là sự lựa chọn của nhiều cư dân đô thị trong cuộc sống hiện đại.
Những người nặng lòng với âm nhạc truyền thống

Những người nặng lòng với âm nhạc truyền thống

(LĐTĐ) Với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình giải trí mới, các thể loại âm nhạc truyền thống đang ngày càng mai một, ít được nhiều người, nhất là giới trẻ quan tâm. Thế nhưng, ngay giữa lòng Thủ đô vô cùng náo nhiệt, hiện đại bậc nhất cả nước vẫn có những người trẻ luôn “nặng lòng” với âm nhạc truyền thống.
Xem thêm
Phiên bản di động