Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Vị Tết ở làng xôi “tiến vua”

(LĐTĐ) Ven sông Hồng, cách trung tâm Hà Nội vài cây số, có một ngôi làng rất đặc biệt, quê hương của món xôi Phú Thượng (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ), hay còn được gọi là “xôi tiến vua”, thơm dẻo, trứ danh Hà thành. Cứ đến những ngày cận Tết là cả làng rộn ràng như mở hội.
"Tết sum vầy - Xuân chia sẻ" trang trọng, ý nghĩa Đoàn viên Công đoàn quận Thanh Xuân vui Tết sum vầy Tết sum vầy bên nồi bánh chưng

Đỏ lửa xuyên đêm phục vụ Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán, khoảnh sân nhỏ trước nhà nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến, Phó Chủ tịch Hội làng nghề truyền thống xôi Phú Thượng, nhộn nhịp nhất cả năm. Chỉ cần vào đến cổng thôi là đã thấy thơm mùi xôi mới và la liệt các xô, chậu đựng gạo. Những rá gạo nếp cái hoa vàng trắng tinh, mùi thơm thoang thoảng, hạt đều tăm tắp được vo sạch, để ráo chuẩn bị đồ xôi.

Bên cạnh gạo nếp, còn có đỗ xanh, gấc, dừa... đều đã được sơ chế. Bà Tuyến cho biết, nghề đồ xôi của làng Phú Thượng xuất hiện từ bao giờ đến nay cũng chẳng ai biết chính xác. Chỉ biết xưa kia, mỗi dịp lễ, Tết, làng lại chuẩn bị lễ phẩm mang vào “tiến vua”. Chính vì thế, người ta gọi gọi xôi làng Phú Thượng là xôi “tiến vua”.

Vị Tết ở làng xôi “tiến vua”
Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến, Phó Chủ tịch Hội làng nghề truyền thống xôi Phú Thượng cho biết, từ rằm tháng Chạp âm lịch trở đi, người dân ở Phú Thượng bắt đầu tất bật với việc thổi xôi. (Ảnh nhân vật cung cấp).

Hằng năm, từ rằm tháng Chạp (15/12 Âm lịch) trở đi, người dân ở Phú Thượng bắt đầu tất bật với việc thổi xôi, cung cấp đi khắp nơi. Bà Tuyến cho biết, vào những ngày cận Tết, ví dụ như ngày rằm, ngày ông Công ông Táo, ngày 30 Tết, mùng 1 Tết, số lượng xôi bán tăng gấp 4,5 lần là ít. Do vậy, đối với những người dân làng Phú Thượng, những ngày Tết là những ngày “hoạt động hết công suất”. Thậm chí, nhiều gia đình còn phải thổi xôi “xuyên đêm”.

“Nếu như ngày thường, gia đình tôi thường dậy từ 2h sáng để chuẩn bị đồ xôi để kịp 5h sáng chuyển lên phố Bát Đàn bán lẻ, thì những ngày cận Tết, việc đồ xôi là bất kể ngày đêm, hết nồi này lại nấu sang nồi khác, phải chạy đua với thời gian để kịp đơn đặt hàng”, bà Tuyến cho biết.

Để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, đến tận ngày 30 Tết, người dân làng Phú Thượng vẫn tất bật đồ xôi đưa ra thị trường. Đặc biệt, nhờ tục lệ đi lễ cầu may đầu năm mới mà nhiều hộ làm nghề truyền thống tại đây đã quen thuộc với việc thổi các loại xôi sặc sỡ sắc màu, để phục vụ nhu cầu đi lễ của người dân.

Cũng là một trong những gia đình có nghề truyền thống nấu xôi ở Phú Thượng, ông Nguyễn Đình Dũng (sinh năm 1973) cho biết, Tết Nguyên đán thường là những ngày vất vả nhất trong năm. Cả gia đình ông đều tất bật chuẩn bị từ công đoạn đầu tiên đến khi thổi xôi xong.

“Xôi cúng thường là xôi đỗ xanh và xôi gấc, vì yêu cầu của khách hàng cần sự trình bày bắt mắt để cúng bái nên các công đoạn chuẩn bị sẽ được đẩy lên sớm hơn so với nấu xôi ăn sáng hàng ngày. Gia đình tôi cùng nhiều gia đình khác làm việc không ngừng nghỉ, mỗi hộ cho ra lò vài tạ xôi thành phẩm mỗi ngày mới đủ cung ứng cho nhu cầu dâng lễ của người dân Thủ đô”, ông Dũng chia sẻ.

Lưu giữ giá trị truyền thống

Theo những người dân làng Phú Thượng, để phục vụ nhu cầu dịp Tết Nguyên đán, các gia đình làm nghề nấu xôi ở Phú Thượng đã phải chuẩn bị thực phẩm, nguyên liệu trước đó vài tháng. Để xôi ngon, trước tiên, nguyên liệu phải được chọn kỹ lưỡng từ gạo nếp, gấc, lá nếp, đậu xanh, lạc…

Gạo nếp phải là gạo nếp cái hoa vàng, hạt mẩy, đều từ vùng Hải Dương, Hải Hậu (Nam Định), Bắc Ninh, Thái Bình; gấc chọn những quả có màu đỏ tươi, vỏ mỏng, gai nhỏ, đều và thưa; còn đối với lạc, cần lựa chọn những hạt lạc có lớp vỏ ngoài sáng, không bị mối mọt, có nhiều nếp nhăn thì sẽ ngon hơn…

Gạo được ngâm khoảng 10 tiếng trước khi vo, các nguyên liệu như gạo, đỗ sẽ được ngâm sau. Tùy thuộc vào các loại xôi mà người thợ sẽ chọn nguyên liệu trộn lẫn vào gạo trước khi đưa đi đồ. Sau khi được đồ chín, xôi sẽ được dàn đều ra cho nguội rồi mới đồ lại lần hai cho dẻo và không bị lại gạo trong thời tiết giá rét.

Vị Tết ở làng xôi “tiến vua”
Theo những người dân làng Phú Thượng, để xôi ngon, trước tiên, nguyên liệu phải được chọn kỹ lưỡng từ gạo nếp, gấc, lá nếp, đậu xanh, lạc…

“Người xưa có câu “mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy”, nhưng với những hộ làm nghề tại làng Phú Thượng sẽ có thêm một ngày quan trọng nữa đó là ngày mùng 8 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Đó vừa là hội làng, vừa là dịp những người làm nghề bày tỏ lòng thành kính với tổ nghề thông qua hoạt động thi nấu xôi và lễ hội xôi”, bà Nguyễn Thị Tuyến chia sẻ.

Được biết, năm 2016, làng nghề nấu xôi Phú Thượng đã được thành phố Hà Nội công nhận là làng nghề truyền thống. Đến nay, trên địa bàn phường Phú Thượng có khoảng 600 hộ làm nghề nấu xôi.

Đặc biệt, vào năm 2019, nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến đã vinh dự được mang xôi Phú Thượng đến Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên tại Hà Nội để phục vụ hàng nghìn phóng viên trong nước và quốc tế. Đến nay, nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ mà các sản phẩm xôi chè, xôi ngũ sắc, xôi xéo của làng đã đạt tiêu chuẩn 4 sao OCOP. Nhiều hộ gia đình có đến 3 thế hệ làm nghề nấu xôi và nay họ còn mở rộng làm thêm các sản phẩm khác.

Ngày nay, tại Phú Thượng, bếp điện đã thay rơm, than, củi cũng như máy xay thay cho việc giã cối... giúp người làm xôi bớt cực nhọc. Người làng đã áp dụng công nghệ hiện đại vào đồ xôi. Đồ thủ công ngày xưa đã được thay thế bằng chõ xôi cỡ lớn bằng điện. Tuy nhiên, tất cả những người dân đều luôn nhắc nhở nhau những bí quyết riêng có để duy trì sự đặc sắc cho sản phẩm của làng.

Chính quyền phường Phú Thượng cũng liên tục nâng cao công tác đào tạo, tập huấn cho các hộ làm nghề truyền thống gìn giữ những tinh hoa của làng nghề. Đồng thời, thường xuyên cập nhật các mẫu trình bày mới, nguyên liệu luôn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm để người tiêu dùng không chỉ thưởng thức xôi ngon mà còn thỏa mãn ngắm nhìn xôi như một tác phẩm nghệ thuật.

Làng Phú Thượng giờ đã thành phố, thành phường. Nhưng trong nhịp đập của cuộc sống mới, len lỏi giữa những lớp nhà cao tầng vẫn giữ nguyên nếp làng nghề, nhà nhà đỏ lửa từ tinh mơ. Trong làn khói nghi ngút đượm mùi thơm gạo mới, những người làm nghề vẫn miệt mài game bài uy tín với mong muốn mang mùa xuân đến mọi nhà.

Ở làng Phú Thượng (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) có 3 làng cổ, làng Thượng Thùy còn gọi là làng “Bạt”, làng Gia Phú là làng “Gạ”, làng Phú Xá là làng “Xù” trong đó có làng Gạ nổi tiếng hơn cả với nghề nấu xôi. Ngay trước Giao thừa, người dân nơi đây đã tất bật chuẩn bị thổi những loại xôi như đỗ xanh, gấc, cốm… để đưa tới các điểm đặt hàng vào sáng mùng 1 Tết, nhằm phục vụ nhu cầu của người dân dâng xôi lễ Phật, lễ Thánh cầu may đầu năm mới.
Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đến 19h ngày 7/9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong, 3 người bị thương do bão Yagi

Đến 19h ngày 7/9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong, 3 người bị thương do bão Yagi

(LĐTĐ) Báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 19h tối 7/9, trên địa bàn thành phố có thêm 1 người thiệt mạng do cây đổ trên đường Trần Duy Hưng.
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, nhiều căn hộ chung cư  trần hỏng, nước tràn vào nhà

Bão số 3 quần thảo Hà Nội, nhiều căn hộ chung cư trần hỏng, nước tràn vào nhà

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, những cơn mưa lớn kéo dài ở Hà Nội trong ngày 7/9 gây nhiều khó khăn cho người dân. Nhiều cư dân ở chung cư cao tầng bị nước tạt, chảy vào nhà. Trên mạng xã hội, xuất hiện không ít cảnh người dân hì hục thấm nước, tát nước ra khỏi nhà. Một số căn hộ, toà nhà còn bị sập trần.
Bộ Công Thương chỉ đạo sớm cấp điện trở lại khu vực bị ảnh hưởng của bão số 3

Bộ Công Thương chỉ đạo sớm cấp điện trở lại khu vực bị ảnh hưởng của bão số 3

(LĐTĐ) Tối 7/9, Bộ Công Thương ngày đã có Công điện hỏa tốc số 6814/CĐ-BCT gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), Sở Công Thương các tỉnh, thành... về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 (Yagi) để sớm cung cấp điện trở lại.
Ảnh hưởng bão số 3, Bắc Giang và Bắc Ninh mất điện trên diện rộng

Ảnh hưởng bão số 3, Bắc Giang và Bắc Ninh mất điện trên diện rộng

(LĐTĐ) Bão số 3 khiến 32 đường dây trung áp ở Bắc Giang gặp sự cố gây gián đoạn cung cấp điện cho hơn 300 nghìn khách hàng, chiếm khoảng 50% số khách hàng trên toàn tỉnh.
Bão số 3  gây thiệt hại nặng nề, đã có 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương

Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề, đã có 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương

(LĐTĐ) Thông tin về thiệt hại sơ bộ do bão số 3 (bão Yagi), Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai cho biết, đến 17 giờ chiều nay, bão số 3 đã khiến 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương. Trong số thiệt hại về người, Quảng Ninh có 3 người thiệt mạng và 58 người bị thương. Hải Dương có 1 người thiệt mạng và Hải Phòng có 20 người bị thương.
Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3

Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 7/9, ông Nguyễn Việt Hà - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Gia Lâm đã có buổi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 (Bão YAGI) tại một số xã thuộc huyện Gia Lâm.
Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đã để lại những thiệt hại đáng kể trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Theo báo cáo cập nhật đến 15h30 chiều nay (7/9), mặc dù chưa ghi nhận điểm ngập úng nào, nhưng quận Nam Từ Liêm đã có 140 cây bị đổ, gãy cành, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ về an toàn.

Tin khác

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

(LĐTĐ) Hiếu học là truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ít ai biết, ở vùng xứ Đoài xưa, mạch nguồn hiếu học luôn được vun bồi, chăm chút. Minh chứng dễ thấy, ở thị xã Sơn Tây hiện còn lưu giữ di tích Văn Miếu - sánh ngang với một số Văn Miếu hàng tỉnh tiêu biểu như: Văn Miếu Xích Đằng ở Hưng Yên, Văn Miếu Mao Điền ở Hải Dương hay Văn Miếu Bắc Ninh ở tỉnh Bắc Ninh… Hơn hết, Văn miếu Sơn Tây là nơi tôn thờ, tri ân công đức to lớn của Đức Thánh Khổng Tử và các vị hiền triết, cùng hàng trăm danh nhân khoa bảng của vùng xứ Đoài.
Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

(LĐTĐ) Trải qua hàng ngàn năm, sông Hồng vẫn lặng lẽ bồi đắp cho sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khơi nguồn, phát huy những giá trị đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được xây dựng và không bao lâu sẽ trở thành hiện thực sẽ tiếp nối mạch chảy từ ngàn đời nay.
Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

(LĐTĐ) Sáng 29/8, Huyện ủy Thanh Trì tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9 cho các đảng viên có từ 30 - 70 năm tuổi Đảng.
Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024 của thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Thành phố tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng. Cuộc thi Thử thách “Check in Hanoi” với áo dài được đông đảo phụ nữ các quận, huyện tham gia.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

(LĐTĐ) Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Thức quà Hà Nội" đã mở ra một bức tranh đa sắc về văn hóa và ẩm thực Thủ đô, thu hút hơn 20.000 lượt khách khám phá. Qua đó, một hình ảnh Hà Nội năng động, hiện đại nhưng vẫn giữ trọn vẹn nét đẹp truyền thống được lan tỏa mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Hướng đến mục tiêu "Công dân Thủ đô số"

Hướng đến mục tiêu "Công dân Thủ đô số"

(LĐTĐ) Nhằm phát huy tính hiệu quả trong việc đăng ký tài khoản công dân điện tử và đẩy mạnh việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn, ngày 26/8, phường Thổ Quan, quận Đống Đa đã ra mắt mô hình “Tổ dân phố chuyển đổi số” và “Điểm phát wifi miễn phí” với mục tiêu hướng đến “Công dân số Thủ đô”.
Triển khai hiệu quả 2 bộ Quy tắc ứng xử tại quận Bắc Từ Liêm

Triển khai hiệu quả 2 bộ Quy tắc ứng xử tại quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Sau thời gian triển khai, thực hiện 2 bộ Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội (Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người game bài uy tín và Quy tắc ứng xử nơi công cộng), văn hóa ứng xử trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã có những chuyển biến rõ nét thông qua nhiều cách làm hay, những mô hình sáng tạo ở cơ sở.
Huyện Hoài Đức tăng cường chuyển đổi số phục vụ nhân dân

Huyện Hoài Đức tăng cường chuyển đổi số phục vụ nhân dân

(LĐTĐ) Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông thôn mới, hướng đến xây dựng quận văn minh đô thị là một trong những nội dung được UBND huyện Hoài Đức quan tâm, triển khai thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả.
Ngày càng nhiều cư dân đô thị gắn bó với lối sống “xanh”

Ngày càng nhiều cư dân đô thị gắn bó với lối sống “xanh”

(LĐTĐ) Di chuyển bằng phương tiện công cộng (xe buýt, tàu điện), hay đưa nhiều món ăn chay vào bữa cơm hằng ngày… đang là sự lựa chọn của nhiều cư dân đô thị trong cuộc sống hiện đại.
Những người nặng lòng với âm nhạc truyền thống

Những người nặng lòng với âm nhạc truyền thống

(LĐTĐ) Với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình giải trí mới, các thể loại âm nhạc truyền thống đang ngày càng mai một, ít được nhiều người, nhất là giới trẻ quan tâm. Thế nhưng, ngay giữa lòng Thủ đô vô cùng náo nhiệt, hiện đại bậc nhất cả nước vẫn có những người trẻ luôn “nặng lòng” với âm nhạc truyền thống.
Xem thêm
Phiên bản di động