Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Việc điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn Thủ đô là cần thiết, phù hợp với thực tế

(LĐTĐ) Bày tỏ quan điểm về phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng từ 1/7/2023, các chuyên gia, nhà khoa học đều cho rằng việc tăng giá là cần thiết, phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với yêu cầu thực tế, khuyến khích sử dụng nước sạch tiết kiệm và chủ trương của Nhà nước trong việc quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh nước sạch.
Từ 5/8, giá nước sạch sinh hoạt cao nhất là 18.000 đồng/m3 UBND thành phố Hà Nội cho ý kiến phương án điều chỉnh giá nước sạch Hà Nội: Quyền lợi của người dân được ưu tiên trong điều chỉnh giá nước sạch

Theo phương án điều chỉnh giá bán lẻ nước sạch sinh hoạt được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đưa ra, từ 1/7/2023, giá nước sạch cho mục đích sinh hoạt áp dụng cho 5 nhóm đối tượng, gồm: Hộ dân cư; cơ quan hành chính; đơn vị sự nghiệp, phục vụ mục đích công cộng; hoạt động sản xuất vật chất; kinh doanh dịch vụ sẽ có sự điều chỉnh.

Việc điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn Thủ đô là cần thiết, phù hợp với thực tế
Phương án điều chỉnh giá bán lẻ nước sạch sinh hoạt trên địa bàn Thành phố áp dụng với 5 nhóm đối tượng.

Về phương pháp xây dựng giá nước sạch sinh hoạt, đại diện Sở Tài chính Hà Nội cho biết: Phương pháp xây dựng giá nước sạch được sử dụng là phương pháp chi phí theo quy định tại Thông tư số 44/2021/TT-BTC ngày 18/6/2021 của Bộ Tài chính quy định về khung giá, nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước sạch sinh hoạt.

Bên cạnh đó, Thành phố cũng tính tới sự phân tầng với nhóm đối tượng. Cụ thể: Đối với hộ dân thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo: Mức giá nước sạch áp dụng tại mức sử dụng nước sạch 10m3 đầu tiên là 5.973 đồng/m3 (mức giá này giữ nguyên theo mức giá nước sạch tại Quyết định 38/2013/QĐ-UBND).

Đối với người dân tại khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, khu vực bị ảnh hưởng môi trường có khó khăn được tiếp cận nước sạch như khu vực người dân tại vùng ảnh hưởng môi trường Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn và người dân khu vực bị ảnh hưởng bãi rác Xuân Sơn, Thành phố sẽ có cơ chế hỗ trợ để đảm bảo sức khỏe và sinh hoạt của người dân khu vực này…

Việc điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn Thủ đô là cần thiết, phù hợp với thực tế
Phương pháp xây dựng giá nước sạch của Hà Nội theo đúng quy định tại Thông tư số 44/2021/TT-BTC ngày 18/6/2021 của Bộ Tài chính quy định về khung giá, nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước sạch sinh hoạt. (Ảnh minh họa: B.D).

Chia sẻ về mục đích, yêu cầu và nguyên tắc xác định tổng chi phí trong phương án giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn Thành phố, Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Nguyễn Xuân Lưu cho biết: “Giá nước sạch được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí sản xuất hợp lý, hợp lệ trong quá trình khai thác, sản xuất, phân phối, tiêu thụ và có lợi nhuận; phù hợp với chất lượng nước, định mức kinh tế kỹ thuật, quan hệ cung cầu về nước sạch, điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng khu vực; khuyến khích khách hàng sử dụng nước tiết kiệm thực hiện theo đúng quy định tại Điều 2 Thông tư số 44 quy định về nguyên tắc xác định giá nước sạch”.

Trước phương án của UBND Thành phố về việc điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn Thủ đô từ 1/7/2023, phóng viên game bài uy tín Thủ đô đã ghi nhận ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý bày tỏ quan điểm về vấn đề này.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam: "Việc điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt là cần thiết".

Đặt vấn đề “Vì sao phải điều chỉnh giá?, ông Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam cho rằng: Trong rất nhiều lý do Sở Tài chính Hà Nội nêu cần thiết phải điều chỉnh giá, tôi tán thành. Nhưng tôi cho rằng cần phải nhấn mạnh lý do quan trọng nhất, bao trùm nhất là giải quyết sự bất hợp lý của mối quan hệ giữa chi phí sản xuất - kinh doanh nước và giá nước hiện hành, khi giá bán đang thấp hơn chi phí dẫn đến giá nước không bù đắp đủ chi phí sản xuất kinh doanh nước sạch gây ra nhiều bất cập cho sản xuất - kinh doanh.

Việc điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn Thủ đô là cần thiết, phù hợp với thực tế
Ông Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam. Ảnh: B.D.

Theo ông Thỏa, giá nước sạch của Hà Nội được UBND thành phố Hà Nội quy định từ năm 2013, như vậy đã 10 năm, giá nước được “kìm lại” giữ ổn định không điều chỉnh; trong khi các yếu tố chi phí “đầu vào” cấu thành nên mức giá nước sạch đã tăng lên khá lớn. Cụ thể, nếu lấy mốc 2022 so với 2013, theo cách tính của ông Thỏa, thì chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 29,46%; tiền lương tối thiểu vùng 1 từ 2,7 triệu đồng/người/tháng (năm 2013) đã tăng lên 4,68 triệu đồng/người/tháng (năm 2022, tăng 1,733 lần); giá điện năm 2013 là 1.508 đồng/kW tăng lên 1.920 đồng/kW năm 2022 (tăng 1,27 lần); chỉ số giá nguyên, nhiên vật liệu dùng cho sản xuất tăng 45%...

“Các chi phí đầu vào tăng lên như vậy đã làm cho giá thiêu thụ nước sạch hiện hành thấp hơn chi phí bỏ ra, đẩy giá nước trở thành giá bao cấp cho các ngành sản xuất kinh doanh, gây khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp cấp nước và hệ quả là không tạo được động lực thúc đẩy ngành nước, nâng cao năng lực cấp nước, đặc biệt là đầu tư vào vùng sâu, vùng xa, khó khăn, sức tiêu thụ nước sạch thấp do việc thu hồi vốn đầu tư khó khăn; không tạo ra được sức ép sử dụng nước sạch tiết kiệm, hiệu quả…

Với những lý do như vậy, tôi cho rằng việc điều chỉnh giá nước của Hà Nội thời điểm này là cần thiết để giúp sản xuất, kinh doanh nước sạch bình thường, khắc phục có hiệu quả các hệ quả của việc giá thấp, bất hợp lý gây ra”, ông Thỏa bày tỏ quan điểm.

PGS.TS Bùi Thị An - Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn kinh tế (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội): "Điều chỉnh giá nước là cần thiết, nhưng phải đảm bảo chất lượng nước đủ tiêu chuẩn".

Khẳng định sự cấp thiết của việc tăng giá nước, PGS.TS Bùi Thị An phân tích: Nước vô cùng cần thiết cho sự sống, an ninh nước là an ninh quốc gia, vì vậy bảo vệ nguồn nước chính là bảo vệ sự sống. Làm thế nào để có đủ nước cung cấp cho dân và cho tất cả các lĩnh vực có nhu cầu là mục tiêu của chúng ta, tuy nhiên, do biến đổi khí hậu và nhiều lý do khác nữa (dùng nước lãng phí, khai thác quá mức...) nên có lúc, có nơi nước đã bị cạn kiệt, nhất là nước ngầm làm ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước, nên tiết kiệm nước phải được đặt ra với mọi quốc gia. Chính vì vậy, ngoài việc tuyên truyền, giáo dục ý thức tiết kiệm nước cho người dân thì giải pháp tăng giá nước sinh hoạt ở mức độ đúng, phù hợp với điều kiện sống của người dân ở nước ta lúc này cũng góp phần tiết kiệm được và giảm bớt lượng nước tiêu thụ không cần thiết trong dân.

Việc điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn Thủ đô là cần thiết, phù hợp với thực tế
PGS.TS Bùi Thị An - Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn kinh tế (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội). Ảnh: B.D.

Phân tích thêm các yếu tố do nguyên liệu đầu vào (điện, dầu, nhân công...) của ngành công nghiệp nước đã tăng, nên việc UBND thành phố Hà Nội quyết định điều chỉnh giá nước sinh hoạt thời điểm này là cần thiết sau 10 năm chưa điều chỉnh giá, bà An cũng cho rằng: Quyết định của UBND Thành phố đã đảm bảo cơ sở pháp lý, phù hợp, có lộ trình phù hợp và khi triển khai thực hiện có tính đến các đối tượng khác nhau.

Đồng thuận với việc tăng giá nước sinh hoạt, song bà An đề nghị: “Nên có báo báo về chất lượng nước của các đơn vị cung cấp nước trong thời gian qua; giá nước sinh hoạt tăng nhưng phải có chất lượng nước đảm bảo đủ tiêu chuẩn. Đề nghị nên có đánh giá về công nghệ và thiết bị của các đơn vị cung cấp nước hiện nay và công bố xem những đơn vị nào có công nghệ và thiết bị cần thay và nếu phải thay thì thời hạn bao lâu (kể từ khi tăng giá) để nhân dân cùng tham gia giám sát. Cùng đó, nên có đường dây nóng để nhân dân phản ánh về chất lượng nước, vì chất lượng nước ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của dân”.

PGS.TS Vũ Hào Quang - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương): "Cần quan tâm đến mức giá giữa đô thị và nông thôn".

Theo PGS.TS Vũ Hào Quang, việc Hà Nội điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt là cần thiết, bởi giá cả thị trường đã tăng nhiều, trong khi đó 10 năm nay chúng ta chưa điều chỉnh giá nước.

Việc điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn Thủ đô là cần thiết
PGS.TS Vũ Hào Quang - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương). Ảnh: B.D.

"Người dân cần có nước sạch, nhu cầu về nước sạch tăng lên, trong khi đó chi phí sản xuất nước sạch cũng ngày càng tăng, nên việc điều chỉnh giá nước sạch tăng lên là hoàn toàn hợp lý. Vấn đề cơ bản là việc nâng giá lên có phù hợp với chất lượng nước hay không, đây là vấn đề người dân quan tâm", PGS.TS Vũ Hào Quang nêu quan điểm.

Ông Quang cũng đặt vấn đề: Nếu như theo bảng giá mới, có 5 nhóm đối tượng sẽ chịu tác động, cần tính đến khoảng cách thu nhập giữa bình quân chung giữa người dân ở ngoại thành và nội thành còn cách nhau khá xa, vì thế, nếu mức giá bán nước sạch cho người ở nông thôn cũng bằng mức giá bán nước cho người dân ở đô thị, đặc biệt là vùng lõi đô thị thì chưa hợp lý lắm và chưa đảm bảo công bằng, an sinh xã hội. Do đó, cần làm rõ và giảm bớt sự cách biệt về ranh giới mức sống giữa nông thôn và thành thị để áp dụng giá nước cho hợp lý.

"Tôi đề xuất, mức giá đối với mỗi m3 nước áp dụng đối với người dân ở khu vực nông thôn sẽ thấp hơn 500 đồng/1m3 nước so với người dân ở đô thị. Điều này vừa đảm bảo hợp lý về kinh tế và cũng đảm bảo chính sách an sinh xã hội", PGS.TS Vũ Hào Quang đề xuất.

Theo tính toán của Sở Tài chính Thành phố, mức tăng theo lộ trình, cơ bản không tác động nhiều thu nhập của người dân, đối tượng sử dụng nước sạch sinh hoạt. Cụ thể:

Đối với hộ gia đình: Theo nhu cầu tiêu dùng nước thực tế tại Hà Nội ở khu vực nội thành một (10-16m3/hộ/tháng) thì số tiền phải chi thêm: 15.000 - 26.000 đồng/tháng; ở khu vực nông thôn (6-8m3/hộ/tháng) thì số tiền phải chi thêm 10.000 - 13.000 đồng/tháng.

Nếu tính tiền nước trong tổng thu nhập và chi tiêu của 1 hộ gia đình tại khu vực thành thị trong 1 tháng chiếm 0,72% (Theo kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2022 do Tổng Cục Thống kê công bố: Số nhân khẩu bình quân một hộ khu vực thành thị là 3,5 người, khu vực nông thôn là 3,7 người. Mức thu nhập bình quân của người game bài uy tín 9 tháng năm 2022 là 6,6 triệu đồng/người, 1 gia đình là 22,4 triệu đồng/hộ).

Do vậy, với phương án điều chỉnh giá nước mới cơ bản không tác động nhiều đến đời sống và thu nhập của người dân.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hồ Dầu Tiếng xả nước trong 7 ngày, vùng hạ du sông Sài Gòn nguy cơ ngập úng

Hồ Dầu Tiếng xả nước trong 7 ngày, vùng hạ du sông Sài Gòn nguy cơ ngập úng

(LĐTĐ) Từ 24/9 đến 1/10, hồ Dầu Tiếng sẽ xả nước qua tràn với lưu lượng 100m3/giây, một số vùng ở hạ du sông Sài Gòn có thể bị ngập úng.
Giải chạy Báo Hànộimới mở rộng lần thứ 49 năm 2024 sắp về đích

Giải chạy Báo Hànộimới mở rộng lần thứ 49 năm 2024 sắp về đích

(LĐTĐ) Chiều 23/9, tại trụ sở Báo Hànộimới (44 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban Tổ chức Giải chạy Báo Hànộimới mở rộng lần thứ 49 - Vì hòa bình năm 2024 đã tổ chức họp báo thông tin về cuộc thi chung kết giải.
Đầu tư 51%, Nutifood nắm quyền chi phối kinh doanh Kido Foods

Đầu tư 51%, Nutifood nắm quyền chi phối kinh doanh Kido Foods

(LĐTĐ) Công ty cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood vừa hoàn tất các thủ tục đầu tư vào Công ty cổ phần Thực phẩm Đông lạnh Kido, sở hữu 51% cổ phần.
Nhiều quận, huyện chậm giải quyết kiến nghị của người dân qua ứng dụng iHanoi

Nhiều quận, huyện chậm giải quyết kiến nghị của người dân qua ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Theo danh sách công bố của Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, có nhiều quận, huyện chưa xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân qua ứng dụng iHanoi. Cụ thể như: UBND quận Nam Từ Liêm, Sóc Sơn, Hoàn Kiếm, Đông Anh, Cầu Giấy, Hà Đông, Mê Linh, Bắc Từ Liêm...
Đề xuất một mức ưu đãi thuế thu nhập chung với các cơ quan báo chí

Đề xuất một mức ưu đãi thuế thu nhập chung với các cơ quan báo chí

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 23/9, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề xuất mức thuế thu nhập doanh nghiệp với các loại hình báo chí là 10%.
Cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” năm 2024 nhận đăng ký tham gia tới ngày 30/9

Cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” năm 2024 nhận đăng ký tham gia tới ngày 30/9

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” lần 3 năm 2024 sẽ nhận đăng ký tham gia tới ngày 30/9/2024.
Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ 1-5 tuổi

Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ 1-5 tuổi

(LĐTĐ) Ngày 23/9, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 278/KH-UBND về việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi trên địa bàn năm 2024.

Tin khác

Nhiều quận, huyện chậm giải quyết kiến nghị của người dân qua ứng dụng iHanoi

Nhiều quận, huyện chậm giải quyết kiến nghị của người dân qua ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Theo danh sách công bố của Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, có nhiều quận, huyện chưa xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân qua ứng dụng iHanoi. Cụ thể như: UBND quận Nam Từ Liêm, Sóc Sơn, Hoàn Kiếm, Đông Anh, Cầu Giấy, Hà Đông, Mê Linh, Bắc Từ Liêm...
Hà Nội còn 20 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội còn 20 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (23/9), toàn thành phố Hà Nội còn 20 trường học chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp do còn ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão trong những ngày qua.
Quận Ba Đình tặng quà 123 học sinh khó khăn bị ảnh hưởng bởi bão

Quận Ba Đình tặng quà 123 học sinh khó khăn bị ảnh hưởng bởi bão

(LĐTĐ) Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình đã tặng quà cho 123 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 trên địa bàn phường Phúc Xá.
Công an Hà Nội chia sẻ khó khăn với đồng bào và Công an các tỉnh chịu thiệt hại do cơn bão số 3

Công an Hà Nội chia sẻ khó khăn với đồng bào và Công an các tỉnh chịu thiệt hại do cơn bão số 3

(LĐTĐ) Với tinh thần "tương thân, tương ái", trong các ngày 20 và 22/9, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức 2 đoàn công tác trực tiếp đến thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ Công an các tỉnh Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái và trao tặng kinh phí ủng hộ với số tiền 1,1 tỷ đồng.
Gia Lâm: Sôi nổi giải chạy Báo Hànộimới lần thứ 49 - Vì hòa bình năm 2024

Gia Lâm: Sôi nổi giải chạy Báo Hànộimới lần thứ 49 - Vì hòa bình năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/9/2024, tại Khu đô thị Đặng Xá, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm tổ chức chung kết giải chạy Báo Hànộimới lần thứ 49 - Vì hòa bình huyện Gia Lâm năm 2024, hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khánh thành

Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khánh thành

(LĐTĐ) Cung thiếu nhi Hà Nội có tổng mức đầu tư theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội là 1.376,4 tỷ đồng. Sau 54 tháng thi công, dự kiến chi phí quyết toán dự án là 1.150 tỷ đồng (tiết kiệm trên 10% chi phí đầu tư). Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Khai mạc Festival Thu Hà Nội 2024: Tôn vinh mùa thu lịch sử

Khai mạc Festival Thu Hà Nội 2024: Tôn vinh mùa thu lịch sử

(LĐTĐ) Tối 20/9, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức khai mạc Chương trình “Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024” với chủ đề “Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử”.
Bắc Từ Liêm triển khai Hội thi Bí thư Chi bộ giỏi năm 2024

Bắc Từ Liêm triển khai Hội thi Bí thư Chi bộ giỏi năm 2024

(LĐTĐ) Quận ủy Bắc Từ Liêm vừa tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch 208-KH/QU ngày 12/9/2024 về tổ chức Hội thi Bí thư Chi bộ giỏi năm 2024.
Hiệu quả từ trông giữ xe không dùng tiền mặt

Hiệu quả từ trông giữ xe không dùng tiền mặt

(LĐTĐ) Thời gian qua, dịch vụ trông giữ xe không dùng tiền mặt tại Hà Nội đã nhận được phản hồi tích cực của người dân nhờ tính minh bạch, công khai... Từ hiệu quả đó, thành phố Hà Nội sẽ quyết liệt đẩy mạnh việc chuyển đổi số trong lĩnh vực hạ tầng giao thông tĩnh.
Xem thêm
Phiên bản di động