Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Việt Nam có thêm vắc xin mới phòng 23 chủng phế cầu nguy hiểm

(LĐTĐ) Ngày 28/8, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức đưa vào tiêm chủng vắc xin mới phế cầu 23 (xuất xứ từ Mỹ) tại gần 200 trung tâm VNVC trên toàn quốc. Đây là vắc xin mới phòng 23 chủng vi khuẩn phế cầu gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi kèm nhiễm trùng huyết và viêm phổi mắc phải tại cộng đồng.
Thêm giải pháp duy trì tiêm vắc xin cho người dân có hoàn cảnh khó khăn Ký Thỏa thuận, dành nhiều ưu đãi cho đoàn viên Công đoàn quận Long Biên Bộ Y tế phát động chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi

Vắc xin phế cầu 23 dành cho trẻ em từ 2 tuổi và người lớn, đặc biệt hiệu quả cao ở người cao tuổi có bệnh nền; người suy giảm chức năng hô hấp do từng mắc Covid-19 như ho kéo dài, khan tiếng, khó thở, thở mệt, viêm phế quản; nhóm đối tượng nguy cơ cao như: Người trên 65 tuổi, người suy giảm miễn dịch do mắc bệnh HIV, ung thư, bất thường chức năng lách, cắt lách, bệnh hồng cầu hình liềm, suy thận mạn, hội chứng thận hư, người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch...

Việt Nam có thêm vắc xin mới phòng 23 chủng phế cầu nguy hiểm
Khách hàng tiêm vắc xin phế cầu 23 tại Hệ thống tiêm chủng VNVC.

Bà Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc Cung ứng của Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, trong gần 8 năm qua, VNVC đã cùng các hãng vắc xin đưa về Việt Nam 10 loại vắc xin mới, giúp hạn chế tối đa tình trạng khan hiếm vắc xin, đặc biệt là giúp phòng nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em và người lớn.

Là đối tác chiến lược toàn diện với Tập đoàn dược phẩm MSD (Mỹ), do đó, VNVC đã đặt hàng sớm và nỗ lực cùng MSD Việt Nam đưa vắc xin quan trọng này về phục vụ cho người dân. Hiện vắc xin phế cầu 23 đã có đầy đủ tại gần 200 trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc.

Ngay trong ngày đầu triển khai, Hệ thống tiêm chủng VNVC ghi nhận nhiều khách hàng là trẻ em, người cao tuổi đã từng tiêm vắc xin phế cầu 10 và 13 trước đây đến để tiêm vắc xin phế cầu 23, tăng cường bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp trong thời điểm giao mùa.

Sự kiện Hệ thống tiêm chủng VNVC đưa vào tiêm chủng thêm một loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này đặc biệt có ý nghĩa khi cả nước đang hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ Y Tế về việc tiêm vắc xin đầy đủ cho trẻ em và người lớn “coi việc tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng”, trong bối cảnh nhiều bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp. Do đó, việc có đầy đủ các loại vắc xin, số lượng lớn và chi phí ưu đãi sẽ giúp người dân có nhiều cơ hội được sớm tiêm chủng vắc xin, kịp thời phòng bệnh.

Vắc xin phế cầu 23 đã được đưa vào sử dụng tại gần 50 quốc gia trên toàn thế giới như Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Úc, Hồng Kông, Singapore… với hơn 400 triệu liều đã được tiêm để bảo vệ cho cộng đồng. Đây là vắc xin phòng 23 chủng vi khuẩn khác nhau của phế cầu, là những chủng tiêu biểu trong số những tác nhân gây bệnh phế cầu xâm lấn, bao gồm: 1, 2, 3, 4, 5, 6B, 7F, 8, 9N, 9V, 10A, 11A, 12F, 14, 15B, 17F, 18C, 19A, 19F, 20, 22F, 23F, 33F.

Lịch tiêm vắc xin phế cầu 23 sẽ tùy theo độ tuổi và lịch sử chủng ngừa. Vắc xin được khuyến cáo tiêm bổ sung cho trẻ em và người lớn đã tiêm vắc xin phế cầu 10 và 13 để củng cố hiệu quả và tăng cường bảo vệ trước các chủng phế cầu khác mà hai loại vắc xin này chưa có. Trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn tiêm một liều cơ bản. Người có nguy cơ cao mắc bệnh cần tiêm chủng lại sau liều cơ bản 5 năm hoặc theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết vi khuẩn phế cầu được nhà khoa học Louis Pasteur phân lập lần đầu tiên vào năm 1881, đến nay đã có hơn 100 tuýp huyết thanh phế cầu khuẩn khác nhau được tìm thấy.

Vi khuẩn phế cầu gây ra 2 dạng bệnh lý gồm bệnh lý phế cầu xâm lấn (viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi kèm nhiễm trùng huyết) và bệnh lý phế cầu không xâm lấn (viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phổi,...). WHO ước tính mỗi năm trên thế giới có 1,6 triệu người chết do bệnh phế cầu khuẩn, chủ yếu do viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Hơn 90% số ca tử vong do phế cầu xảy ra ở các nước đang phát triển.

Phế cầu khuẩn thường trú trong hầu họng của mỗi người mà không gây ra bệnh còn gọi là người lành mang trùng. Khi cơ thể suy giảm miễn dịch hoặc gặp vấn đề sức khỏe, chúng sẽ nhân cơ hội tấn công vào các bộ phận như não, phổi, máu… và gây bệnh.

Cũng theo bác sĩ Chính, vi khuẩn phế cầu có thể lây sang cho người khác qua giọt bắn từ đường hô hấp của người bệnh, người lành mang trùng. Trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ là nguồn lây chính của vi khuẩn phế cầu, có thể dao động từ 27 - 85%. Trẻ em hoặc người lớn mang vi khuẩn phế cầu có thể không biểu hiện triệu chứng là nguồn lây tiềm ẩn cho cộng đồng. Tại Việt Nam, chi phí trung bình cho mỗi bệnh nhân mắc các bệnh do phế cầu lên đến hàng chục thậm chí hàng trăm triệu đồng, chưa kể chi phí chăm sóc người bệnh lâu dài sau điều trị.

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính khuyến cáo, trước khi tiêm vắc xin phế cầu 23, trẻ em và người lớn cần hoàn thành phác đồ tiêm vắc xin phế cầu 10 hoặc vắc xin phế cầu 13. Với trẻ đã vắc xin phế cầu 10, nên tiêm 1 liều vắc xin phế cầu 13 khi trẻ từ 2 tuổi, sau đó tiêm vắc xin phế cầu 23.

Việc tiêm bổ sung vắc xin phế cầu 23 tạo cơ hội cho cơ thể tiếp cận lại các tuýp huyết thanh có trong vắc xin phế cầu 10 và phế cầu 13 đã tiêm trước đó, củng cố hiệu quả bảo vệ đồng thời phòng thêm các chủng phế cầu mới, nguy hiểm khác không có trong vắc xin phế cầu 10, phế cầu 13, tăng cường khả năng chống lại các bệnh do phế cầu khuẩn xâm lấn hiệu quả hơn.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

(LĐTĐ) Tối 2/9, trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có một đêm sôi động khi hàng nghìn người dân từ khắp nơi đổ về khu vực trung tâm để vui chơi và chiêm ngưỡng màn pháo hoa rực rỡ chào mừng Quốc khánh 2/9.
"Xuyên lễ" cấp căn cước cho công dân Phú Xuyên

"Xuyên lễ" cấp căn cước cho công dân Phú Xuyên

(LĐTĐ) Trong dịp nghỉ lễ 2/9, Công an huyện Phú Xuyên đã tổ chức cấp căn cước cho người dân với tinh thần "làm hết việc chứ không hết giờ". Nỗ lực này giúp đảm bảo mọi công dân hoàn tất thủ tục cấp căn cước, đặc biệt trong thời điểm kỳ nghỉ lễ kéo dài.
Chi tiết về thời hạn sử dụng thẻ Căn cước trẻ em

Chi tiết về thời hạn sử dụng thẻ Căn cước trẻ em

(LĐTĐ) Theo Luật Căn cước 2023, thẻ Căn cước trẻ em có thời hạn tùy theo độ tuổi: Cấp đổi khi 14, 25, 40, và 60 tuổi. Trẻ dưới 14 tuổi có thẻ sử dụng đến khi đủ 14 tuổi.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Liên quan đến công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đưa ra 5 lưu ý với các Sở GD&ĐT.
Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long mới đây đã ký ban hành Quyết định số 918/QĐ-TTg thực hiện Kết luận số 83-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 142/2024/QH15 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
YAGI có thể trở thành siêu bão đang tiến vào Biển Đông, dự báo giật cấp 15, 16

YAGI có thể trở thành siêu bão đang tiến vào Biển Đông, dự báo giật cấp 15, 16

(LĐTĐ) Bão YAGI đang tiến vào biển Đông với cường độ ngày một tăng. Dự báo, YAGI có thể trở thành siêu bão, giật cấp 15, 16, 17 theo dự báo của một số quốc gia Trung Quốc, Mỹ, Nhật...
Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

(LĐTĐ) Bà Rịa – Vũng Tàu là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, nhất là các ngày lễ, hội. Trong đó, riêng 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9 năm 2024 (từ ngày 31/8 – 2/9), doanh thu du lịch của địa phương này đã đạt gần 300 tỷ đồng.

Tin khác

Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

(LĐTĐ) Hoa đu đủ đực được biết đến vừa là thực phẩm vừa là vị thuốc trong Đông y, vậy đâu là cách sử dụng hoa đu đủ đực đạt hiệu quả cao nhất?
Nước vối có thực sự tốt cho sức khoẻ?

Nước vối có thực sự tốt cho sức khoẻ?

(LĐTĐ) Nước vối là thức uống được nhiều người yêu thích nhất là trong những ngày hè nóng bức, nhưng có một số nhóm người được khuyến cáo không nên uống loại nước này.
Hà Nội ghi nhận thêm 265 ca sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 265 ca sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Tuần qua, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 265 ca mắc sốt xuất huyết và 16 ổ dịch sốt xuất huyết.
Sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em

Sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em

(LĐTĐ) Bộ Y tế đã có Công văn số 5189 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em.
Ngành Y tế Hà Nội tổ chức cuộc thi tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số

Ngành Y tế Hà Nội tổ chức cuộc thi tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch 4134/KH-SYT tổ chức cuộc thi tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số ngành Y tế Hà Nội năm 2024.
Biểu dương “Người tốt, việc tốt” ngành Y tế Hà Nội năm 2024

Biểu dương “Người tốt, việc tốt” ngành Y tế Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/8, Sở Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” và biểu dương “Người tốt, việc tốt” ngành Y tế Hà Nội năm 2024.
Hà Nội chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh sởi

Hà Nội chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh sởi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp, với phương châm “phòng hơn chống”, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Dịch sởi diễn biến phức tạp tại TP.HCM

Dịch sởi diễn biến phức tạp tại TP.HCM

(LĐTĐ) Từ 23/5 đến hết ngày 27/8 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã có 432 trường hợp mắc bệnh sởi.
Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

(LĐTĐ) Với mục tiêu nâng cao sự hiểu biết của người cao tuổi về các kiến thức chăm sóc sức khỏe từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, vừa qua, Trung tâm Y tế quận Hà Đông phối hợp với UBND và Trạm Y tế phường Phú La tổ chức truyền thông chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Hà Nội: Đảm bảo công tác khám, chữa bệnh dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Hà Nội: Đảm bảo công tác khám, chữa bệnh dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 4105/SYT-NVY về việc đảm bảo công tác khám, chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
Xem thêm
Phiên bản di động