Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Xã Thái Hòa (Ba Vì): Phải “đợi” nước sạch đến bao giờ?

Từ nhiều năm nay, người dân xã Thái Hòa (huyện Ba Vì, Hà Nội) vẫn sống trong tình trạng thiếu nước sạch. Nhu cầu thiết yếu bỗng trở thành xa xỉ với người dân nơi đây. Cái cảnh không sợ đói bằng sợ thiếu nước, tìm mọi cách chống khát nhất là vào mùa khô vẫn kéo dài đằng đẵng với họ.
phai doi nuoc sach den bao gio Tạm dừng việc ký kết hợp đồng liên quan đến DA cấp nước sông Đà giai đoạn 2
phai doi nuoc sach den bao gio Nước sạch có... giun ở Hà Nội: "Sự việc hết sức nghiêm trọng!"

Giàu, nghèo đều... khổ

Xã Thái Hòa nằm cách trung tâm huyện Ba Vì 7km về phía Tây Bắc, dọc theo tuyến quốc lộ 32, có cây cầu Trung Hà nối với tỉnh Phú Thọ và các tỉnh phía Bắc. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã 562,58 ha. Bên cạnh điều kiện kinh tế- xã hội còn gặp nhiều khó khăn, thì toàn xã đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch dùng cho sinh hoạt.

Theo thống kê chưa đầy đủ của UBND xã Thái Hòa, hiện xã có 2.092 hộ thì có trên 1.000 hộ triền miên sống trong cảnh thiếu nước tới 7-8 tháng. Mặc dù vào năm 2011, huyện Ba Vì đã lập và được UBND TP phê duyệt Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho 4 xã Thái Hòa, Phú Sơn, Cẩm Lĩnh, Vật Lại bị mất đất phục vụ Dự án Mở rộng Nghĩa trang Yên Kỳ và các xã vùng lân cận huyện Ba Vì.

phai doi nuoc sach den bao gio
Nhiều con sông, hồ ở xã Thái Hòa bị ô nhiễm, bốc mùi do người dân xả chất thải trực tiếp.

Dự án có tổng kinh phí hơn 358 tỉ đồng, ngân sách TP hỗ trợ 90%, huyện Ba Vì 10%, chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn I, tổng mức đầu tư 169,593 tỉ đồng. Ngày 1.12.2012, dự án chính thức khởi công xây dựng, và dự kiến đến 31.11.2013 hoàn thành... Thế nhưng, đến nay rất nhiều người dân ở xã Thái Hòa vẫn “khát” nước.

Trao đổi với PV, một số người dân tỏ ra ngán ngẩm: “Giờ phải tự cứu lấy mình, không thể ngồi im mà trông chờ mãi được.” Ông Bùi Sỹ Hoa ở Thái Hòa cho biết: “Tôi phải bỏ ra hơn 30 triệu đồng để xây cái bể 17 mét khối. Với cái bể chứa hứng nước mưa này, cả gia đình hoàn toàn có thể trụ được hết mùa khô".

Chủ tịch UBND xã Thái Hòa Trần Lê Minh cho biết: “Lý do người dân vẫn phải sống trong cảnh chờ nước sạch mỏi mòn ngày này qua tháng khác là bởi 2 mắt xích- chính quyền và đơn vị thi công chưa thật sự ăn khớp. Lãnh đạo xã thì không hề nhận được thông tin chi tiết từ những người chỉ đạo dự án. Họ cứ đến… rồi làm, chúng tôi chỉ biết thế, rồi thông báo cho người dân là sắp có nước sạch về cho bà con phấn khởi thôi.” .

Những gia đình có điều kiện thì còn có tiền xây bể tích nước mưa, nhiều hộ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có tiền xây bể, chạy ăn từng ngày thì luôn trong tình cảnh "khát nước". Chạy “nước” còn khổ hơn, còn khó khăn hơn. Bà Phùng Thị Lan (thôn Phú An) than thở: "Nhà tôi nghèo lấy đâu tiền mà mua nước để ăn? Lại càng không có tiền xây bể chứa nước. Hằng ngày, việc tắm giặt lôi nhau ra sông hết. Nước giếng để dành ăn uống thôi".

Nguyên nhân thiếu nước sinh hoạt ở xã Thái Hòa từ lâu đã được xác định là do người dân sống ở các đồi gò cao nên khi đào giếng khơi hầu như không có nước. Những hộ ở dưới triền đồi, nước giếng khơi vừa cạn, vừa ô nhiễm nên không sử dụng được. Nhiều hộ đã tìm đến nguồn nước ngầm dưới lòng đất.

Tuy nhiên, bây giờ không còn ai mạo hiểm đào giếng nữa. Vì có đào cũng không có nước. Có nhà đào sâu 60 mét, thậm chí cả trăm mét khoan cũng không có giọt nước nào. Chi phí cho mỗi chiếc giếng đào là không nhỏ, có cái lên tới 40- 50 triệu đồng.

Ở Thái Hòa, nhà nào sở hữu 1 cái giếng có nước coi như có được mỏ vàng trong nhà. Nhưng cái “mỏ vàng” ấy lại cũng lẫn lộn cả thau. Ông Chu Bá Hoạt than thở: "Giếng có nước thật đấy, nhưng cũng không được sạch sẽ cho lắm, ngả hết màu vàng đây. Mà có nước cũng chỉ hút giới hạn, hút lâu cạn cháy máy ngay. Tuần nào chẳng phải đi sửa máy bơm!".

Phú An một trong những thôn có điều kiện kinh tế khá của xã. Nơi đây nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều, nhưng oái ăm thay, sự tiện nghi lại không tỉ lệ thuận với điều đó. Nói với chúng tôi, ông Phùng Văn Việt cho hay: "Cứ có nhà cao tầng là bắt buộc phải mua nước. Bởi nhà nào cũng có công trình phụ, tự hoại. Nếu không mua lấy nước đâu sinh hoạt”.

Còn thờ ơ, nước sạch vẫn xa vời!

Khi chúng tôi đề cập đến câu chuyện, “tại sao người dân ở đây thiếu nước sạch cho sinh hoạt trong thời gian dài thế?” Chủ tịch UBND xã Thái Hòa Trần Lê Minh cho biết: “Lý do người dân vẫn phải sống trong cảnh chờ nước sạch mỏi mòn ngày này qua tháng khác là bởi 2 mắt xích- chính quyền và đơn vị thi công chưa thật sự ăn khớp.

Lãnh đạo xã thì không hề nhận được thông tin chi tiết từ những người chỉ đạo dự án. Họ cứ đến… rồi làm, chúng tôi chỉ biết thế, rồi thông báo cho người dân là sắp có nước sạch về cho bà con phấn khởi thôi” .

Được biết, ngày 22.2.2016 UBNDTP đã phê duyệt Dự án Cung cấp Nước sạch nông thôn Ba Vì với tổng kinh phí gần 200 tỉ đồng.

Theo tiến độ xây dựng, dự án thực hiện trong 2 năm (2016 - 2017) và hoàn thành vào quý IV/2017, qua đó đảm bảo cung cấp nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế cho nhân dân và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn 7 xã Thái Hòa, Đồng Thái, Phú Sơn, Vật Lại, Cẩm Lĩnh, Chu Minh, Đông Quang và một số xã lân cận thuộc huyện Ba Vì; tạo cho người dân có ý thức sử dụng nước sạch, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương; từng bước thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo xã Thái Hòa, nếu không có sự thống nhất để đẩy nhanh tiến độ giữa chủ đầu tư và các cấp chính quyền, cũng như sự sâu sát của cán bộ các cấp sở, ngành, địa phương thì “ngày người dân được sử dụng nước sạch dồi dào vẫn còn rất xa!”.

Quỳnh Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

(LĐTĐ) Theo báo cáo của quận Long Biên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn quận Long Biên có hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ. Hiện công tác thu dọn, khắc phục hậu quả của bão số 3 đang được các lực lượng trên địa bàn quận triển khai quyết liệt, kịp thời.
Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trong thời điểm cơn bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Công an Thủ đô đã không quản ngại khó khăn, vất vả, nguy hiểm bám sát địa bàn ngay cả trong điều kiện thời tiết mưa gió lớn để bảo đảm an toàn cho nhân dân. Nhiều hình ảnh đẹp của lực lượng Công an Thành phố đã được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Ngày 8/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông điều phối lực lượng, phương tiện, thiết bị từ các tỉnh lân cận hỗ trợ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của bão. Mục tiêu trong ngày 8/9 sẽ khôi phục thông tin liên lạc, đảm bảo mạng lưới viễn thông trên toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng của bão được hoạt động ổn định và an toàn.
Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

(LĐTĐ) Tối 8/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, đơn vị đã huy động 100% quân số phối hợp với các lực lượng chức năng để dọn dẹp cây xanh, cột điện, biển quảng cáo... bị gãy đổ do cơn bão số 3 gây ra. Hiện tại, giao thông tại Thủ đô đã cơ bản thông suốt, sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại.
Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Triển khai công tác phòng, chống bão số 3, huyện Thạch Thất đã chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão. Do có sự chủ động của Ban Thường vụ Huyện ủy, các cơ quan, đơn vị, nhân dân trên địa bàn huyện đã tập trung, khắc phục kịp thời, chủ động ứng phó, không để thiệt hại lớn xảy ra.

Tin khác

Khẩn trương dọn dẹp vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả sau bão

Khẩn trương dọn dẹp vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả sau bão

(LĐTĐ) Từ sáng sớm 8/9, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) đã huy động 100% cán bộ, công nhân và máy móc tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3.
Nỗ lực khắc phục, sớm ổn định đời sống nhân dân Thủ đô sau bão

Nỗ lực khắc phục, sớm ổn định đời sống nhân dân Thủ đô sau bão

(LĐTĐ) Với hơn 16.400 cây xanh đô thị bị gãy, đổ sau bão số 3, các đơn vị chức năng của thành phố Hà Nội đang nỗ lực xử lý sự cố. Mục tiêu trước mắt là ưu tiên giải tỏa các cây đổ chắn ngang đường, đảm bảo an toàn giao thông, sau đó sẽ tiếp tục triển khai công tác xử lý thu dọn cây đổ.
Hoài Đức tập trung khắc phục các hậu quả do bão số 3 gây ra

Hoài Đức tập trung khắc phục các hậu quả do bão số 3 gây ra

(LĐTĐ) Từ ngày 7/9 đến sáng 8/9, do chịu sự ảnh hưởng của cơn bão số 3 đổ bộ vào miền Bắc nước ta, trên địa bàn huyện Hoài Đức xảy ra mưa lớn, gây nhiều thiệt hại về tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Huyện Ứng Hòa: Khoảng trên 2.000ha lúa mùa bị đổ do ảnh hưởng của bão số 3

Huyện Ứng Hòa: Khoảng trên 2.000ha lúa mùa bị đổ do ảnh hưởng của bão số 3

(LĐTĐ) Sau bão số 3, theo thống kê, huyện Ứng Hòa không có thiệt hại về người do mưa bão. Tuy nhiên, có khoảng 50 cây xanh bị đổ, gây ảnh hưởng đến giao thông; về sản xuất nông nghiệp, ước khoảng trên 2.000ha lúa mùa bị đổ.
Huyện Đan Phượng khắc phục hậu quả sau bão, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống

Huyện Đan Phượng khắc phục hậu quả sau bão, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống

(LĐTĐ) UBND huyện Đan Phượng cho biết, tính đến sáng 8/9, trên địa bàn huyện chưa xảy ra tình trạng úng ngập cũng như sự cố đê điều. Tuy nhiên, mưa bão đã gây ra sự cố về điện, đổ 23 cột điện, 199 cây xanh bị gãy, đổ, nghiêng... Huyện đã huy động lực lượng tại chỗ khẩn trương dọn dẹp, thống kê thiệt hại, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống, sinh hoạt...
Đường phố Hà Nội ngổn ngang sau bão số 3

Đường phố Hà Nội ngổn ngang sau bão số 3

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đi qua đã gây ra nhiều thiệt hại về cơ sở hạ tầng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Ghi nhận sáng 8/9 tại một số tuyến phố trên địa bàn Hà Nội, nhiều tuyến đường tắc nghẽn do cây cối gãy đổ và các công trình công cộng bị hư hại.
Sau bão số 3, Thanh Trì có 5 công trình trường học, chợ bị tốc mái

Sau bão số 3, Thanh Trì có 5 công trình trường học, chợ bị tốc mái

(LĐTĐ) May mắn không có thiệt hại về người, sau cơn bão số 3 quét qua vào đêm 7/9, toàn huyện Thanh Trì có 5 công trình trường học, chợ bị tốc mái. 52 hộ dân với 189 người đã được di chuyển tới nơi an toàn.
Hà Nội báo động lũ trên Sông Tích

Hà Nội báo động lũ trên Sông Tích

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, ngày 8/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã ban hành lệnh báo động lũ trên địa bàn Hà Nội.
Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, bão số 3 (bão Yagi) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 8/9: Mưa to đến rất to, nhiều khu vực cảnh báo úng ngập

Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 8/9: Mưa to đến rất to, nhiều khu vực cảnh báo úng ngập

(LĐTĐ) Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của bão số 3, ngày 8/9, khu vực Hà Nội có mưa to đến rất to, nhiều nơi cảnh báo úng ngập.
Xem thêm
Phiên bản di động