Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Xây dựng cơ chế “thử nghiệm có kiểm soát”: Để Hà Nội phát triển bền vững

(LĐTĐ) Cho phép thành phố Hà Nội được áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát với công nghệ, sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh mới có tính đổi mới sáng tạo là đề xuất quan trọng trong dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là vấn đề mới, nên nhiều ý kiến cho rằng, các lĩnh vực thử nghiệm cần được lựa chọn cẩn trọng, chặt chẽ, đảm bảo kiểm soát tốt.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần xác định cụ thể các địa phương trong Vùng Thủ đô Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chính sách ưu tiên cho xây dựng bãi đỗ xe

Bảo đảm kiểm soát tốt

Xây dựng cơ chế “thử nghiệm có kiểm soát”: Để Hà Nội phát triển bền vững
Một góc Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Phương Ngân

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 mới đây, vấn đề thử nghiệm có kiểm soát trong dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn tỉnh Lạng Sơn) đánh giá cao quy định tại Điều 25 dự thảo Luật về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị tiếp cận theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt, giới hạn cụ thể một số lĩnh vực được phép thử nghiệm.

“Theo kinh nghiệm quốc tế, các lĩnh vực được áp dụng cơ chế thử nghiệm sẽ do thị trường quyết định là chính, nhưng thường là lĩnh vực tài chính, ngân hàng (Fintech), lĩnh vực giáo dục (Aptech) hoặc lĩnh vực y tế (Medtech).

Dự thảo Luật chủ yếu tập trung quy định đầu vào của cơ chế thử nghiệm mà chưa quy định về đầu ra, như việc rút khỏi cơ chế thử nghiệm như thế nào, hậu quả pháp lý khi kết thúc cơ chế thử nghiệm ra sao. Vì vậy, đề nghị xem xét bổ sung các nội dung này trong dự thảo Luật”, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị.

Cùng quan tâm đến nội dung này, đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn tỉnh Hà Nam) cho biết, trên thế giới có 73 nước có quy định liên quan đến việc thử nghiệm có kiểm soát, tập trung vào công nghiệp và công nghệ số đưa vào các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội.

Đại biểu băn khoăn khi dự thảo Luật định nghĩa về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, trong đó có nêu một số ý lớn như quy định về phạm vi thử nghiệm, quyền hạn quyết định giới hạn không gian, thời gian, đối tượng, thủ tục có tính chất bao quát như một luật chuyên ngành. Quy định như vậy chỉ áp dụng cho Thủ đô hay có thể trở thành mẫu cho luật chuyên ngành về sau, vì định nghĩa chung, thủ tục chung, không phải là đặc thù hay ưu tiên quyền hạn cho Thủ đô?

Tại điểm 5 Điều 25 dự thảo Luật quy định "Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội có quyền quyết định cho miễn trừ áp dụng một số quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi, giới hạn thử nghiệm phù hợp với yêu cầu, mục đích thử nghiệm".

Đại biểu Trần Văn Khải cho rằng, quy định về quyền quyết định miễn trừ áp dụng quy định của Luật cho Hội đồng nhân dân Thành phố là quy định vượt thẩm quyền, cần có các điều kiện cụ thể, lĩnh vực cụ thể mới được thực hiện, tránh áp dụng tùy tiện hay tạo ra cách hiểu, cách áp dụng pháp luật thiếu thống nhất.

“Cần sửa Điều 25 phù hợp với yêu cầu và thực tế áp dụng ở Việt Nam, theo hướng quy định cơ chế, phạm vi, điều kiện giới hạn theo từng lĩnh vực phù hợp với điều kiện đặc thù, không nên quy định chung để có thể áp dụng tràn lan, dễ sơ hở”, đại biểu Trần Văn Khải nêu rõ.

Phải có cơ chế để khuyến khích, thúc đẩy

Đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn tỉnh Đồng Nai) bày tỏ đồng tình với phân tích của đại biểu Trần Văn Khải. Theo đại biểu Trịnh Xuân An, thử nghiệm có kiểm soát hiện nay mới đang dự kiến áp dụng cho Fintech. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật phạm vi tương đối rộng.

Nhấn mạnh thử nghiệm sẽ gắn với rủi ro, gắn với rủi ro phải loại trừ một số trách nhiệm, đại biểu đề nghị rà soát lại để có thể đưa một số loại trừ trách nhiệm trong thử nghiệm này, phải có tiêu chí. Về lĩnh vực thử nghiệm, đại biểu nêu ví dụ như lĩnh vực tài chính, trong chuyển đổi số, trong AI hoặc trong bán dẫn, một số cái gắn trực tiếp với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và xu hướng, chứ không nên rộng quá.

“Tôi thấy có những điều mà việc kiểm soát, cơ chế hướng dẫn kiểm soát chặt quá, dẫn đến việc rất khó thử nghiệm. Tại khoản 7 Điều 25 phần kiểm soát nếu viết như thế này khó có doanh nghiệp, cá nhân nào dám thử nghiệm, bởi vì phần kiểm quá chặt. Tôi đề xuất rà soát lại để làm sao thử nghiệm phải có cơ chế để khuyến khích, thúc đẩy”, đại biểu Trịnh Xuân An nói.

Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định) đánh giá cao những quy định tại Điều 25 dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Góp ý trực tiếp vào điểm e khoản 7 Điều 25 về "Cơ quan hướng dẫn và kiểm soát quá trình thử nghiệm có quyền yêu cầu tạm dừng thử nghiệm hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định chấm dứt thử nghiệm”, đại biểu cho rằng, sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý là cơ quan tổ chức đề xuất thử nghiệm phải dừng hoạt động thử nghiệm của mình.

Theo đại biểu, có hai vấn đề đặt ra. Thứ nhất là khi đó tổ chức và doanh nghiệp đề xuất thử nghiệm có được quyền khiếu nại hoặc khởi kiện tại Tòa án hay không? Trong dự thảo Luật cũng chưa quy định tổ chức và doanh nghiệp đề xuất thử nghiệm này có được quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại đến Ủy ban nhân dân Thành phố. “Đề nghị quy định ngay trong Luật này để bảo đảm tính minh bạch của quy định”, đại biểu nói.

Vấn đề thứ hai theo đại biểu Nguyễn Hải Dũng là liên quan đến việc xét xử của Tòa án. Khi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử, có được lấy quy chế thử nghiệm do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành để làm căn cứ pháp lý ra phán quyết hay không?

“Nếu Tòa án thành phố Hà Nội vẫn căn cứ vào những quy định pháp lý hiện hành để xử lý đối với những khởi kiện này, tôi nghĩ không hợp lý. Có lẽ cần phải lấy quy chế của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành để làm căn cứ ra phán quyết của mình, tôi nghĩ sẽ phù hợp với việc thử nghiệm khó kiểm soát ở đây”, đại biểu nêu quan điểm.

Đại biểu đoàn Nam Định cũng cho rằng, trên thực tế cũng có những thử nghiệm có kiểm soát như xem xét ứng dụng công nghệ của Nhật Bản để xử lý nước sông Tô Lịch. Trong tương lai, nếu như sự phát triển của thế giới thì có lẽ sẽ phải triển khai đến việc dùng drone để vận chuyển, ship hàng đến các địa điểm. Theo đại biểu, trong tương lai, Hà Nội cũng có thể thử nghiệm thực tế hình thái này...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ 2 nam sinh viên dùng kiếm cướp tài sản bán lấy tiền chơi game

Bắt giữ 2 nam sinh viên dùng kiếm cướp tài sản bán lấy tiền chơi game

(LĐTĐ) Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Nam Từ Liêm, Hà Nội vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Vũ Nam Giang (sinh năm 2003); Trần Việt An (sinh năm 2004) cùng trú tại huyện Kim Bảng, Hà Nam để điều tra về tội cướp tài sản. Cả 2 đều là sinh viên một trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sẽ tiếp tục tăng lương hưu vào 1/7/2025

Sẽ tiếp tục tăng lương hưu vào 1/7/2025

(LĐTĐ) Ngày 1/7/2024, một số đối tượng đã được điều chỉnh tăng thêm 15% mức lương hưu, tuy nhiên theo quy định mới, từ 1/7/2025 sẽ tiếp tục điều chỉnh lương hưu và một số đối tượng sẽ tiếp tục được tăng lương hưu.
Hà Nội: Thu ngân sách 8 tháng ước đạt 343,6 nghìn tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách 8 tháng ước đạt 343,6 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Hà Nội trong 8 tháng năm 2024 ước thực hiện 343,6 nghìn tỷ đồng, đạt 84,1% dự toán pháp lệnh năm và tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Nội đón gần 673.000 lượt khách, thu hơn 2,18 nghìn tỷ đồng trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh

Hà Nội đón gần 673.000 lượt khách, thu hơn 2,18 nghìn tỷ đồng trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh

(LĐTĐ) Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 (từ 31/8 đến 3/9/2024), Thủ đô Hà Nội đã chào đón 672,9 nghìn lượt khách du lịch, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, lượng khách quốc tế đạt 58,9 nghìn lượt, tăng 35,8% so với năm trước, với các thị trường chính đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, và các nước phương Tây.
Chủ động phương án đón người dân trở lại Thủ đô sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh

Chủ động phương án đón người dân trở lại Thủ đô sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh

(LĐTĐ) Với 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài, dự kiến số lượng người và phương tiện trở lại Thủ đô sẽ tăng cao đột biến. Vì vậy, Công an thành phố Hà Nội đã lên kế hoạch bố trí 100% quân số tại các điểm nút giao thông đầu cửa ngõ, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan bảo đảm phương án đón người dân lên Thủ đô học tập, làm việc an toàn.
Phối hợp chăm lo tốt đời sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường

Phối hợp chăm lo tốt đời sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã phối hợp thực hiện tốt chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV). Nhờ vậy, đội ngũ CBGVNV yên tâm công tác, tận tâm, trách nhiệm với nghề, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, thành phố Hà Nội rất quan tâm chú trọng đến việc đầu tư, quy hoạch và phát triển làng nghề. Đặc biệt, phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”, Thành phố đã đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh, xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP, nông sản thực phẩm an toàn và chất lượng… Qua đó, tạo niềm tin với người tiêu dùng và góp phần nâng cao thương hiệu cho nông sản Thủ đô vươn xa.

Tin khác

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 254/KH-UBND về tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp

Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Để đưa Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn cho rằng, việc rất nhiều, thời gian thì gấp, nên các sở ngành, đơn vị phải xác định rõ lộ trình, nỗ lực vào cuộc một cách kỹ càng và chắc chắn.
Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá 15 thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, sẽ tạo động lực, không gian mới để Thủ đô bứt phá phát triển. Để triển khai thi hành Luật (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025), thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch, phát động thi đua và đang khẩn trương, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết.
Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô

Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND), Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục (PBGDPL) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn ghi nhận sự vào cuộc của các cơ quan báo chí trong truyền thông dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), góp phần quan trọng vào việc dự thảo Luật được thông qua.
Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức

Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức

(LĐTĐ) Sáng 14/8, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng nhiệm vụ trọng tâm công tác PBGDPL 6 tháng cuối năm 2024.
Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo

Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Chiều 9/8, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đã chủ trì buổi làm việc với Sở Khoa học & Công nghệ (KH&CN) Hà Nội và Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về việc tổ chức thực hiện kế hoạch của UBND Thành phố về triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.
Sở Nội vụ Hà Nội thành lập 3 Tổ biên tập, chủ trì xây dựng 12 văn bản thi hành Luật Thủ đô

Sở Nội vụ Hà Nội thành lập 3 Tổ biên tập, chủ trì xây dựng 12 văn bản thi hành Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Sở Nội vụ Hà Nội được giao chủ trì tham mưu xây dựng 12 văn bản và phối hợp xây dựng 1 văn bản thi hành Luật Thủ đô.
Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện thi hành Luật Thủ đô 2024

Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, các cơ quan chức năng của Chính phủ và thành phố Hà Nội đang nỗ lực xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho biết, Sở Tư pháp đã xây dựng kế hoạch chi tiết thi hành luật ngay từ khi diễn ra Kỳ họp thứ 7.
Luật Thủ đô 2024: Thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn

Luật Thủ đô 2024: Thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn

(LĐTĐ) Luật Thủ đô rất quan trọng với thành phố Hà Nội, giúp Thủ đô phát triển bứt phá nhanh hơn trong chuyển đổi số như: Xây dựng cơ chế để thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn; sử dụng tài sản công để ứng dụng công nghệ tiến tới Thành phố thông minh.
Luật Thủ đô 2024, gỡ vướng thể chế cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô 2024, gỡ vướng thể chế cho Hà Nội bứt phá

(LĐTĐ) Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho hay, để triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024, nội dung giao cho Chính phủ quy định chi tiết là 6 nội dung, giao thành phố Hà Nội là 52 nội dung; cùng với đó là rất nhiều đề án, các quyết định cụ thể, dự án, đề án…
Xem thêm
Phiên bản di động