Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Nhà hát chèo Hà Nội

“Xuống phố” đánh thức tình yêu nghệ thuật truyền thống

Nghệ thuật truyền thống đã có một thời hoàng kim nhưng đó là thời chưa có internet, công nghệ thông tin chưa phát triển. Ngày nay, khán giả tìm đến với các sân khấu truyền thống ngày càng thưa vắng, dẫu yêu nghề của những người nghệ sĩ vẫn còn cháy bỏng. Họ vẫn luôn trăn trở để tìm cách “giữ lửa” tới nghệ thuật truyền thống trong trái tim mỗi người.
Gia đình có thể giúp tài năng nhí tỏa sáng
“Nổi gai ốc” với màn giả điên hát chèo của cậu bé 8 tuổi

Nghệ thuật truyền thống “xuống phố”

Rạp hát Hồng Hà, nhà hát chèo Kim Mã, rạp Chuông vàng,… là những nơi chuyên biểu diễn nghệ thuật truyền thống phục vụ khán giả thủ đô và khách du lịch với các chương trình nghệ thuật được đông đảo người xem mến mộ, thì nay thường xuyên rơi vào tình trạng đìu hiu. Nhiều đêm diễn chuẩn bị, dàn dựng công phu nhưng khi diễn viên ra sân khấu chỉ diễn cho vài khán giả. Trước thực tế này, nhiều nghệ sĩ say mê với nghệ thuật truyền thống đã quyết định “xuống phố” để đưa nghệ thuật tiếp cận gần hơn với công chúng. Và cách làm này đã chứng minh được hiệu quả.

“Xuống phố” đánh thức  tình yêu nghệ thuật truyền thống
Sân khấu chèo tại các cửa đình luôn được công chúng đón nhận

Mới đây, công chúng thủ đô yêu nghệ thuật chèo vừa có dịp sống lại với không gian “nghe tiếng trống chèo bế bụng đi xem”, còn những người trẻ được cảm nhận không khí “ra đình xem hội” với “Tiếng trống chèo 2015”. Đây là chương trình do Nhà hát Chèo Việt Nam và tổ chức “Tôi xê dịch” – một nhóm thực hiện theo dự án truyền thông xã hội về văn hóa, du lịch dành cho giới trẻ (ra đời từ tháng 6/2012) phối hợp thực hiện.

Ba đêm diễn vào các tối 5/9, 12/9, 19/9 tại đình Tháp, đình Tứ Liên, đình Xuân Tảo (Hà Nội) đã khiến khán giả lặng người với những trích đoạn tiêu biểu trong các vở chèo cổ nổi tiếng như “Quan âm Thị Kính”, “Lưu Bình Dương Lễ” và “Kim Kham”. Không chỉ được thưởng những vở chèo kinh điển, người dân đến với “Tiếng trống chèo” còn được nghe giới thiệu về nghệ thuật chèo, thử sắm vai vào những nhân vật chèo với cách cầm quạt, dáng đi cách đứng để giúp họ hiểu thêm, yêu thêm bộ môn nghệ thuật truyền thống của cha ông. Mỗi đêm diễn, khán giả kéo đến xem đông như trẩy hội, chật kín quanh các chiếu chèo. Trong không gian sân đình, bên cạnh những cụ già, những người say mê nghệ thuật truyền thống còn có cả những vị khách nước ngoài, những bạn trẻ thuộc thế hệ 9x, 10x lần đầu tiên được thưởng thức tiếng chèo.

Không thể mãi xem miễn phí

NSƯT Thanh Ngoan cho rằng, mỗi một không gian diễn xướng đều có cái thuận lợi và cái hay riêng. Nếu khán giả đến rạp thì mức độ thưởng thức cao hơn, các phẩm nghệ thuật mang đề tài mang hơi thở cuộc sống. Còn với không gian sân đình, người dân đến đông vì cảm thấy được thoải mái và đặc biệt là không phải mất tiền… mua vé.

Với cương vị lãnh đạo của Nhà hát Chèo Việt Nam, NSƯT Thanh Ngoan luôn đau đáu với suy nghĩ tìm cách đưa tiếng chèo đến gần hơn với khán giả không chỉ riêng khán giả trong nước mà còn với bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, kinh phí để phục vụ miễn phí cho người xem như “Tiếng trống chèo” thuộc dự án “Tôi xê dịch” – một dự án hoạt động với nguồn quỹ cộng đồng mà người tham gia tự nguyện đóng góp không nhiều. Nhìn vào cảnh đối nghịch giữa không khí tưng bừng, nhộn nhịp ở sân đình với sân khấu nhà hát vắng hoe khán giả, khiến nhiều người không khỏi suy ngẫm. Nhìn nhận về điều này, NSƯT Thanh Ngoan cho rằng, mỗi một không gian diễn xướng đều có cái thuận lợi và cái hay riêng. Nếu khán giả đến rạp thì mức độ thưởng thức cao hơn, các phẩm nghệ thuật mang đề tài mang hơi thở cuộc sống. Còn với không gian sân đình, người dân đến đông vì cảm thấy được thoải mái và đặc biệt là không phải mất tiền… mua vé.

Đấy chính là một phần nguyên do vì sao các nhà hát đầy đủ tiện nghi nhưng vẫn thua đứt khán giả đến với sân đình. Nghệ thuật truyền thống vẫn được mọi người yêu thích, quan tâm nhưng đại đa số người dân lại không có thói quen tới rạp, thói quen bỏ tiền ra mua vé. “Phải là người trong cuộc mới hiểu nỗi vất vả của những người nghệ sĩ mang trong mình tâm huyết và mong mỏi gìn giữ nghệ thuật truyền thống. Khán giả khi xem một vở chèo hay, khen diễn viên diễn giỏi nhưng không hiểu được rằng, để có vở chèo hay cống hiến cho khán giả, người nghệ sĩ phải nỗ lực như thế nào trong khi đồng lương của các nghệ sĩ truyền thống quá ít ỏi không đủ để sống, để bám trụ được với nghề. Vậy mà người dân chỉ thích xem miễn phí. Thử hỏi cứ miễn phí mãi như thế thì lấy kinh phí ở đâu ra để quay vòng, để đầu tư làm lại?”, NSƯT Thanh Ngoan trải lòng.

“Gìn giữ và bảo tồn nghệ thuật truyền thống không phải là trách nhiệm của cá nhân ai mà là của cả một hệ thống, trong đó khán giả giữ vai trò vô cùng quan trọng. Dân Việt phải hiểu và yêu những thứ vốn liếng của cha ông, để rồi cùng nuôi dưỡng kho tàng quý báu đó ngay trong cộng đồng xã hội người Việt thì mới mong nghệ thuật truyền thống trường tồn theo thời gian”, NSƯT Thanh Ngoan nói.

Lưu Nhi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ban hành cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở xã hội cho công nhân

Ban hành cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở xã hội cho công nhân

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 927/QĐ-TTg ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24/5/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới (Kế hoạch).
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo chủ động ứng phó bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo chủ động ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị theo dõi chặt chẽ dự báo và diễn biến thời tiết ảnh hưởng bởi bão số 3; tập trung các phương án phòng, chống úng ngập nội thành, ngoại thành; bảo đảm an toàn về người, tài sản và hoạt động sản xuất của nhân dân…
Hà Nội: Tập trung thực hiện chuyển đổi số

Hà Nội: Tập trung thực hiện chuyển đổi số

(LĐTĐ) Chiều 4/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến - Trưởng ban Chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy biên chế thành phố Hà Nội đã chủ trì hội nghị Ban Chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế Thành phố.
Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

(LĐTĐ) Tối 4/9, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”. Đây là hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 70 năm Ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội (10/10/1954 - 10/10/2024).
Công bố quyết định bổ nhiệm Trợ lý và Thư ký của Tổng Bí thư Tô Lâm

Công bố quyết định bổ nhiệm Trợ lý và Thư ký của Tổng Bí thư Tô Lâm

(LĐTĐ) Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức công bố các quyết định về việc bổ nhiệm trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Nhiều kỳ vọng, quyết tâm trong năm học mới

Nhiều kỳ vọng, quyết tâm trong năm học mới

(LĐTĐ) Ngày mai (5/9), cùng với học sinh cả nước, gần 2,3 triệu học sinh phổ thông và trẻ mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội hòa chung không khí hân hoan chào đón Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Đến thời điểm hiện tại, các địa phương, trường học đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho sự kiện này; đồng thời xây dựng kế hoạch, ưu tiên triển khai mọi biện pháp, quyết liệt thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Bộ Công an đưa 388.389 biển số ô tô ra đấu giá

Bộ Công an đưa 388.389 biển số ô tô ra đấu giá

(LĐTĐ) Chiều 4/9, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) cho biết, Bộ Công an vừa phê duyệt kế hoạch giấu giá biển số xe ô tô thuộc phiên đấu giá thứ 5.

Tin khác

Cao Bằng sẵn sàng cho Hội nghị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8

Cao Bằng sẵn sàng cho Hội nghị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8

(LĐTĐ) Từ ngày 5 - 15/9, tỉnh Cao Bằng sẽ trở thành tâm điểm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
"Nghiên bút còn thơm" hội tụ hàng trăm tác phẩm thư pháp đẹp mắt

"Nghiên bút còn thơm" hội tụ hàng trăm tác phẩm thư pháp đẹp mắt

(LĐTĐ) Ngày 31/8, Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã khai mạc triển lãm thư pháp quốc ngữ "Nghiên bút còn thơm", mang đến cho công chúng cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật thư pháp Việt Nam.
Triển lãm tôn vinh các tác giả đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2022

Triển lãm tôn vinh các tác giả đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2022

(LĐTĐ) Chiều 30/8, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh của các tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2022" chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Hà Nội qua ống kính nghệ thuật: 70 năm vẻ đẹp và khát vọng

Hà Nội qua ống kính nghệ thuật: 70 năm vẻ đẹp và khát vọng

(LĐTĐ) Ngày 30/8, tại rạp Kim Đồng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), đã diễn ra Lễ trao giải và triển lãm Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng 2024 với chủ đề "Thủ đô Hà Nội - Vị thế mới - Tầm vóc mới". Bà Vũ Thu Hà - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội dự buổi lễ.
Nâng cao chất lượng xét tặng danh hiệu văn hóa

Nâng cao chất lượng xét tặng danh hiệu văn hóa

(LĐTĐ) Ngày 30/8, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Phúc Thọ tổ chức hội nghị lấy ý kiến dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” thành phố Hà Nội.
Gần 3.000 đầu sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh được giới thiệu tới bạn đọc

Gần 3.000 đầu sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh được giới thiệu tới bạn đọc

(LĐTĐ) Ngày 29/8, tại thành phố Hồ Chí Minh, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức lễ khai mạc triển lãm sách kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và khai trương thư viện, không gian cà phê sách cộng đồng The Wiselands.
Chương trình nghệ thuật "Vinh quang thầm lặng 2024": Tôn vinh 79 năm Ngành Cơ yếu Việt Nam

Chương trình nghệ thuật "Vinh quang thầm lặng 2024": Tôn vinh 79 năm Ngành Cơ yếu Việt Nam

(LĐTĐ) Vào lúc 20h10 ngày 6/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội sẽ diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên "Vinh quang thầm lặng 2024".
Phim "Hóa giải" đoạt giải Nhất Liên hoan phim ngắn Hà Nội lần thứ nhất

Phim "Hóa giải" đoạt giải Nhất Liên hoan phim ngắn Hà Nội lần thứ nhất

(LĐTĐ) Tối 28/8, Lễ bế mạc Liên hoan phim ngắn Hà Nội (Giải Sao Khuê) lần thứ nhất năm 2024 với chủ đề "Vì một Hà Nội ngàn năm văn hiến" đã diễn ra tại Rạp Kim Đồng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện này là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Lấy ý kiến hoàn thiện tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu văn hóa

Lấy ý kiến hoàn thiện tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu văn hóa

(LĐTĐ) Ngày 29/8, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Ba Đình tổ chức hội nghị lấy ý kiến dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” thành phố Hà Nội.
Sinh viên thế hệ mới 2024: Đấu trường của những người trẻ dám chinh phục thử thách

Sinh viên thế hệ mới 2024: Đấu trường của những người trẻ dám chinh phục thử thách

(LĐTĐ) Chương trình truyền hình thực tế "Sinh viên thế hệ mới 2024" sẽ chính thức lên sóng VTV3 vào 20h00 Chủ nhật ngày 1/9, hứa hẹn mang đến một sân chơi đầy kịch tính và thử thách cho sinh viên Việt Nam. Với chủ đề "Dám", mùa giải năm nay đặt ra nhiều thách thức hơn, áp lực hơn cho các thí sinh trong hành trình chinh phục 5 vòng thi gay cấn.
Xem thêm
Phiên bản di động