Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu quả hoạt động ở cơ sở

Bài 2: Những “bài toán” khó

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện Đề án số 06-ĐA/TU, hệ thống chính trị ở địa bàn dân cư thống nhất một mô hình, một chi bộ lãnh đạo một thôn hoặc một tổ dân phố, một ban công tác mặt trận, một tổ chức đoàn thể... Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế đang đặt ra cần tiếp tục được quan tâm giải quyết.
bai 2 nhung bai toan kho Tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu quả hoạt động ở cơ sở
bai 2 nhung bai toan kho Tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
bai 2 nhung bai toan kho Kiện toàn, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị ở cơ sở

Vừa thừa, vừa thiếu

Theo thống kê của Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội, đến hết năm 2018, trên địa bàn Thành phố có 9 thôn, tổ dân phố chưa có tổ chức đảng, thuộc các huyện: Đan Phượng, Mê Linh, Gia Lâm.

Những địa bàn dân cư chưa có cả tổ dân phố và chi bộ đảng cũng không ít. Ở các quận, huyện có khu đô thị mới, các tòa nhà chung cư cao tầng mới đều xảy ra tình trạng này.

bai 2 nhung bai toan kho
Đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở tổ phân phố đa phần là người cao tuổi, việc thu hút cán bộ trẻ, có năng lực gắn bó với công tác tại cơ sở gặp nhiều khó khăn. (Ảnh: Nguyễn Công)

Tại huyện Thanh Trì, hơn 60 đảng viên ở các khu đô thị mới thuộc xã Tân Triều, xã Tả Thanh Oai cũng chưa có tổ chức riêng gắn với địa bàn dân cư nơi sinh sống. Theo Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Thanh Trì Phạm Nguyên Nhung, nguyên nhân do chủ đầu tư chậm bàn giao để tiến hành các thủ tục thành lập tổ dân phố, làm cơ sở thành lập chi bộ. Ban Tổ chức Huyện ủy đã tham mưu “giải pháp tình thế” là thành lập tổ đảng trực thuộc chi bộ thôn sát cạnh khu đô thị.

Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Thanh Trì cho rằng, đối với những thôn, tổ dân phố chưa có tổ chức đảng, rõ ràng, cấp ủy địa phương đang bỏ trống địa bàn. Với những địa bàn dân cư chưa có cả thôn, tổ dân phố và chi bộ đảng, người dân cũng như các đảng viên gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt; cấp ủy, chính quyền cũng không “nối dài” được “cánh tay” chỉ đạo, quản lý xuống cơ sở; việc tiếp nhận và giải quyết ý kiến, kiến nghị của người dân, ngăn ngừa “điểm nóng” gặp khó khăn.

Với những thôn, tổ dân phố có quá ít số hộ thì lại gây lãng phí nhân lực, các phong trào hoạt động không mạnh; còn những nơi quá đông số hộ, có số đảng viên lớn thì gặp khó khăn trong sinh hoạt, tổ chức hoạt động chung. Các đảng bộ bộ phận còn lúng túng về chức năng, nhiệm vụ, khó khăn trong tổ chức sinh hoạt...

Từ thực tiễn cơ sở, ông Mai Quốc Hân, Bí thư Đảng ủy phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm còn nêu ra một loạt các chức danh đang hoạt động như: 3 chức danh chủ tịch hội đặc thù cấp phường (gồm Hội Thanh niên xung phong, Hội Người cao tuổi, Hội Chữ thập đỏ); ban bảo vệ dân phố, tổ bảo vệ dân phố; người làm công tác quản lý môi trường; 5 chức danh cấp trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở tổ dân phố,...

Các chức danh này được hình thành do yêu cầu của thực tiễn hoặc theo quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; được hưởng phụ cấp hoặc thù lao hằng tháng và được khoán kinh phí hoạt động, nhưng không được gọi là các chức danh không chuyên trách.

Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động đã phát sinh những bất cập, hạn chế, như tổ chức bộ máy cồng kềnh, việc bố trí không thống nhất giữa các phường; số lượng bố trí nhiều nhưng nhiệm vụ chưa rõ ràng, cụ thể, nhiều nhiệm vụ của những người hoạt động không chuyên trách chồng chéo nhau, giao thoa với nhiệm vụ của các chức danh khác và trùng lặp với nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp phường.

“Ngoài ra, cơ chế, chính sách đối với bộ phận này dàn trải, nguồn lực phân tán, tổng kinh phí chi trả lớn nhưng số tiền thực nhận của một người thấp; chưa có cơ chế khuyến khích việc kiêm nhiệm để tinh giản bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng này,… Vì vậy, trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của một bộ phận những người hoạt động không chuyên trách và các chức danh khác ở phường, tổ dân phố chưa cao; một bộ phận làm việc cầm chừng, thiếu tinh thần trách nhiệm, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác của địa phương”, ông Mai Quốc Hân chia sẻ.

Theo khảo sát của quận Long Biên về số giờ làm việc trong một tháng của 16 vị trí không chuyên trách cấp phường cho thấy, chỉ có 3 vị trí số giờ làm việc bình quân khoảng 120 giờ/tháng (Văn phòng, Phó Chủ tịch mặt trận tổ quốc, Phó Chỉ huy quân sự), 13 vị trí còn lại số giờ bình quân chỉ 47 giờ/tháng (tương ứng khoảng 2 giờ một ngày).

Cá biệt, có những vị trí không chuyên trách như nhân viên đài truyền thanh mỗi ngày chỉ làm việc khoảng 1 giờ. Ở tổ dân phố, số giờ làm việc của các vị trí như bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ban công tác mặt trận bình quân khoảng 81 giờ/tháng; các vị trí còn lại khoảng 29 giờ/tháng.

“Kết quả khảo sát trên cho thấy, đang có rất nhiều bất cập đặt ra, đó là: Bộ máy cồng kềnh, con người thì nhiều, nhưng nhiệm vụ không rõ ràng, chồng chéo, thời gian làm việc ít, dẫn đến chất lượng, hiệu quả công việc hạn chế,… Chính vì thế, nếu quyết tâm sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) thì quận không chỉ tiết kiệm chi hàng chục tỷ đồng, mà còn tăng thu nhập cho người hoạt động không chuyên trách, nâng cao hiệu quả công tác của lực lượng này”, Bí thư Quận ủy Long Biên Đỗ Mạnh Hải cho biết.

Khó tìm đội ngũ kế cận

Bên cạnh những bất cập, hạn chế nêu trên, thực tiễn hoạt động của đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tại 5 quận, huyện triển khai thí điểm của Thành phố hiện nay cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải tháo gỡ.

Theo bà Thu Hòa, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, khi thực hiện chủ trương sắp xếp đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở phường và tổ dân phố, cũng có nhiều cán bộ tâm tư. “Có nhiều bác chưa muốn nghỉ do đang quen với công việc, song cũng có nhiều bác ngại phải kiêm nhiệm vì lo lắng khối lượng công việc sẽ nhiều lên, khó có khả năng hoàn thành nhiệm vụ”, bà Thu Hòa cho hay.

Còn theo ông Mai Quốc Hân, Bí thư Đảng ủy phường Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm), đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở tổ phân phố hiện nay đa phần là người cao tuổi, người trẻ nhất cũng ngoài 60, trong khi phường đang trong quá trình đô thị hóa, dân số cơ học tăng nhanh nên yêu cầu và khối lượng công việc đặt ra đối với đội ngũ này cũng ngày một lớn.

Chính vì thế, khi đặt ra yêu cầu sắp xếp, kiêm nhiệm, nhiều cán bộ cũng có tâm lý ngần ngại, phần vì lo ngại sức khỏe không đáp ứng với khối lượng công việc lớn hơn, trong khi mức phụ cấp đối với đội ngũ cán bộ này nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu (như Bí thư chi bộ tổ dân phố được hưởng phụ cấp 1,1 lần hệ số lương cơ bản).

“Việc thu hút cán bộ trẻ, có năng lực gắn bó với công tác tại cơ sở cũng khó, bởi thu nhập thấp, nhưng cái khó nhất là khó đầu ra cho cán bộ. Vì vậy, mà chỉ trong thời gian ngắn, chúng tôi khuyết cả vị trí Bí thư Đoàn phường và Phó Bí thư Đoàn phường do hai đồng chí xin nghỉ công tác để đi làm việc ở các đơn vị tư nhân”, ông Mai Quốc Hân bày tỏ.

Là người trực tiếp “lăn lộn” với địa bàn hơn 20 năm, ông Lê Xuân Kế, Bí thư chi bộ kiêm Tổ trưởng dân phố 7 (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm) cho biết, chủ trương kiêm nhiệm là rất đúng và trúng. Tuy nhiên, có một thực tế là, công việc của Tổ trưởng dân phố thường nặng nề và khó khăn hơn rất nhiều so với Bí thư chi bộ. Nên nếu giao cho Bí thư chi bộ kiêm việc Tổ trưởng thường sẽ khó thực hiện có hiệu quả, nhất là đồng chí Bí thư chi bộ ở địa bàn dân cư đa số lại tuổi cao.

Do đó, giao nhiệm vụ cho Tổ trưởng kiêm nhiệm Bí thư chi bộ thì thuận nhưng điều đáng nói là không phải Tổ trưởng nào cũng là đảng viên. “Để người trẻ làm Bí thư chi bộ ở địa bàn dân cư thì các đảng viên trong chi bộ khó đồng thuận, nhưng để Bí thư chi bộ làm Tổ trưởng dân phố thì lại e tuổi cao, sức yếu”, ông Lê Xuân Kế bày tỏ.

Ông Đỗ Thiện Đức, Phó trưởng ban Tổ chức Quận ủy Nam Từ Liêm cho rằng, vai trò của cán bộ tổ dân phố rất quan trọng, là chỗ dựa tin cậy của cấp ủy, chính quyền phường, quận, nên việc thay đổi cần phải tiến hành thận trọng, từng bước, chắc chắn và hiệu quả, coi trọng biện pháp tuyên truyền, vận động, thuyết phục, không nên dùng mệnh lệnh hành chính. Vì vậy, với cán bộ kiêm nhiệm Bí thư chi bộ và Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố nên xem xét nâng mức phụ cấp, xác định các mức theo số lượng đảng viên và số lượng dân cư.

Theo GS. TS. Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, chuyên gia cao cấp của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội là địa phương có số lượng xã, phường, thị trấn cũng như thôn, tổ dân phố rất lớn. Chính vì thế, việc thực hiện sắp xếp, kiêm nhiệm đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở cơ sở nhằm tin gọn, nâng cao hiệu quả là một yêu cầu bức thiết.

Đặc biệt phải làm thế nào để lựa chọn được đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở cơ sở có chất lượng, đồng thời có cơ chế, chính sách để cho đội ngũ cán bộ này có động lực cống hiến, phát triển…

(còn tiếp)

Hoàng Phúc - Lương Toàn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ?

Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ?

(LĐTĐ) Theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ, có 3 cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão (cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5).
Dự báo thời tiết Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025

Dự báo thời tiết Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát bản tin dự báo thời tiết tại các khu vực trên cả nước dịp Lễ khai giảng năm học mới từ ngày 4-5/9/2024.
Từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh, gió giật cấp 17

Từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh, gió giật cấp 17

(LĐTĐ) Bão số 3 có tên quốc tế là Yagi hoạt động trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc biển Đông. Dự báo, từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc biển Đông, gió mạnh có thể lên tới cấp 14, giật cấp 17 ở vùng gần tâm bão.
Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
TP.HCM: Tước giấy phép lái xe gần 900 trường hợp vi phạm giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

TP.HCM: Tước giấy phép lái xe gần 900 trường hợp vi phạm giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Ngày 3/9, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an Thành phố Hồ Chí Minh (PC08) cho biết, trong 3 ngày nghỉ lễ 2/9 năm 2024 (từ ngày 31/8 đến sáng 3/9), lực lượng cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xử lý 5.845 trường hợp vi phạm trên cả đường bộ và đường thủy; tạm giữ 8 xe ôtô, 2.063 xe môtô, 17 xe thô sơ.
Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Hà Nội đang triển khai nhiều dự án giao thông lớn như: Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1); Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai… đáng chú ý, có dự án đã giải ngân 80,9% kế hoạch vốn song vẫn có dự án chỉ giải ngân 10,3% kế hoạch vốn…
Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), tính đến 19 giờ ngày 2/9, đã có khoảng 71.800 lượt hành khách tham quan, trải nghiệm hai tuyến đường sắt đô thị của Thủ đô trong ngày Quốc khánh.

Tin khác

Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Hà Nội đang triển khai nhiều dự án giao thông lớn như: Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1); Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai… đáng chú ý, có dự án đã giải ngân 80,9% kế hoạch vốn song vẫn có dự án chỉ giải ngân 10,3% kế hoạch vốn…
Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

(LĐTĐ) Hiếu học là truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ít ai biết, ở vùng xứ Đoài xưa, mạch nguồn hiếu học luôn được vun bồi, chăm chút. Minh chứng dễ thấy, ở thị xã Sơn Tây hiện còn lưu giữ di tích Văn Miếu - sánh ngang với một số Văn Miếu hàng tỉnh tiêu biểu như: Văn Miếu Xích Đằng ở Hưng Yên, Văn Miếu Mao Điền ở Hải Dương hay Văn Miếu Bắc Ninh ở tỉnh Bắc Ninh… Hơn hết, Văn miếu Sơn Tây là nơi tôn thờ, tri ân công đức to lớn của Đức Thánh Khổng Tử và các vị hiền triết, cùng hàng trăm danh nhân khoa bảng của vùng xứ Đoài.
Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

(LĐTĐ) Trải qua hàng ngàn năm, sông Hồng vẫn lặng lẽ bồi đắp cho sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khơi nguồn, phát huy những giá trị đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được xây dựng và không bao lâu sẽ trở thành hiện thực sẽ tiếp nối mạch chảy từ ngàn đời nay.
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội đang vào cuộc đồng bộ, rà soát, xác định nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ được giao để Luật sớm đi vào cuộc sống, từ đó góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng “văn hiến - văn minh - hiện đại”.
“Trái tim” công nghệ của Thủ đô

“Trái tim” công nghệ của Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư công nghệ cao, gắn kết nghiên cứu với sản xuất, hướng tới trở thành thành phố khoa học và công nghệ thông minh đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Hà Nội số hóa 3D biệt thự cũ nhóm 1 để chỉnh trang, bảo tồn

Hà Nội số hóa 3D biệt thự cũ nhóm 1 để chỉnh trang, bảo tồn

(LĐTĐ) Nhằm có cơ sở để bảo tồn, chỉnh trang biệt thự cũ khu vực nội đô lịch sử, các quận nội thành, Hà Nội triển khai việc thiết lập hồ sơ quản lý, cơ sở dữ liệu, số hóa 3D đối với biệt thự thuộc nhóm 1 và xây dựng phần mềm quản lý nhà biệt thự.
Hà Nội yêu cầu chủ động ứng phó với bão Yagi

Hà Nội yêu cầu chủ động ứng phó với bão Yagi

(LĐTĐ) Trước diễn biến của cơn bão số 3 (bão Yagi), Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) thành phố Hà Nội đề nghị các đơn vị sẵn sàng triển khai kịp thời, hiệu quả các phương án, kế hoạch, biện pháp ứng phó thiên tai. Thông tin cảnh báo kịp thời đến người dân để chủ động phòng tránh.
Hà Nội: Người cao tuổi được hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế

Hà Nội: Người cao tuổi được hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Từ năm 2024, người cao tuổi từ đủ 70 đến dưới 80 tuổi đang thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế.
Phố Hàng Mã rực rỡ đón Trung thu

Phố Hàng Mã rực rỡ đón Trung thu

(LĐTĐ) Khi cái nắng cuối hè bắt đầu dịu bớt, phố Hàng Mã - con phố nổi tiếng giữa lòng Hà Nội - lại khoác lên mình một diện mạo mới, rực rỡ và náo nhiệt hơn bao giờ hết để chào đón mùa Trung thu đang đến gần.
"Xuyên lễ" cấp căn cước cho công dân Phú Xuyên

"Xuyên lễ" cấp căn cước cho công dân Phú Xuyên

(LĐTĐ) Trong dịp nghỉ lễ 2/9, Công an huyện Phú Xuyên đã tổ chức cấp căn cước cho người dân với tinh thần "làm hết việc chứ không hết giờ". Nỗ lực này giúp đảm bảo mọi công dân hoàn tất thủ tục cấp căn cước, đặc biệt trong thời điểm kỳ nghỉ lễ kéo dài.
Xem thêm
Phiên bản di động