Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Bài 4: Thực hiện trên tinh thần tiếp biến văn hoá Đông - Tây

(LĐTĐ) Nhà văn hoá Hữu Ngọc cho rằng, vấn đề trong từng gia đình hiện đại ngày nay nên thực hiện trên tinh thần tiếp biến văn hóa Đông-Tây. Với bất cứ vấn đề nào trong gia đình, không nên sự khắt khe, ép buộc nhau mà phải dùng tình cảm, sự tôn trọng lẫn nhau để thuyết phục nhau. 
bai 4 thuc hien tren tinh than tiep bien van hoa dong tay Bài 2: Nếp nhà của gia tộc 22 đời ở Hà Nội
bai 4 thuc hien tren tinh than tiep bien van hoa dong tay Nếp nhà người Hà Nội: Vẫn còn đó những giá trị tốt đẹp

PV: Thưa ông, nét thanh cao trong gia đình của người Hà Nội có sự chuyển biến không?

Nhà văn hoá Hữu Ngọc: Tôi muốn gọi đó là sự tiếp biến văn hóa. Như ta đã biết, Pháp chiếm Việt Nam vào cuối những năm 80 của thế kỷ 19 và đã cải cách giáo dục, thành thị hoá Hà Nội... theo kiểu châu Âu.

Cho nên vào những năm 20-30 của thế kỷ 20 thì đã xảy ra hiện tượng mà xã hội học gọi là tiếp biến văn hóa. Hiện tượng này mới xuất hiện trong xã hội học phương Tây vào khoảng nửa sau thế kỷ 20.

bai 4 thuc hien tren tinh than tiep bien van hoa dong tay
Nhà văn hoá Hữu Ngọc cho rằng, văn hóa gia đình thời hiện đại nên thực hiện trên tinh thần tiếp biến văn hoá Đông - Tây. (Ảnh minh hoạ).

Tiếp biến văn hoá có nghĩa là khi 2 nền văn hóa của dân tộc khác gặp gỡ nhau thì dễ dàng chịu ảnh hưởng của nhau, có thể mất đi một số yếu tố của mình nhưng du nhập một số yếu tố của đối phương.

Đó là nói về những dân tộc có văn hoá tương đối vững chắc và lâu dài như ta đã từng du nhập văn hoá Trung Quốc, văn hoá Pháp… và từ sau năm 1975 là văn hoá toàn cầu. Thời kỳ 2 cuộc chiến chống Pháp và Mỹ mới chỉ là thời kỳ quốc tế hoá.

Việt Nam khác các nước châu Phi vì ta có một nền văn hóa bản địa (văn hóa Việt vững chắc) nên qua mấy lần tiếp biến văn hóa với Trung Quốc và Pháp, quốc tế (một số nước tư bản) và toàn cầu hóa ta vẫn giữ được bản sắc chứ không mất đi như hiện tượng ở một số nước châu Phi.

Vậy hiện tượng tiếp biến văn hóa đối với gia đình Hà Nội là thế nào, thưa ông?

Hà Nội ảnh hưởng văn hóa phương Tây thời Pháp thuộc sâu đậm bắt đầu từ những năm 20-30 của thế kỷ 20. Khi chữ quốc ngữ phổ biến và tiếng Pháp cũng được nhiều người sử dụng ở Hà Nội thì Tây hoá ngày càng rõ rệt. Ví dụ việc đa thê, lập gia đình sớm thể hiện trong truyền thống cộng đồng của người Việt mất dần.

Còn một số phong tục tập quán thể hiện thanh lịch cổ truyền cũng biến mất và bị thay thế bằng những yếu tố phương Tây như nhuộm răng đen dần dần ở Hà Nội thay thế bằng để răng trắng.

Vì ngày xưa các cụ cho là răng trắng là răng của đầu lâu (người chết). Đó là sự khác nhau về quan niệm cái đẹp – răng đen mới đẹp. Mới đầu, me Tây, gái giang hồ mới cạo răng trắng còn con nhà tử tế, có giáo dục không bao giờ để răng trắng.

Một tiếp biến văn hóa khác là áo dài. Năm 1925, Pháp mở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương để đào tạo hoạ sỹ. Bài học đầu tiên là vẽ thân thể người. Khi đó, sinh viên Việt Nam mới thấy được cái đẹp của thân thể con người và đã cải cách áo dài cổ, áo tứ thân tạo thành áo dài Lemur do hoạ sỹ Cát Tường cách tân bấy giờ. Áo dài tân thời khác áo tứ thân ở chỗ, áo tứ thân như hộp tròn che giấu những nét cong gợi cảm của thân thế phụ nữ, đây được coi là hiện tượng tiếp biến văn hóa trong trang phục.

Thời kỳ này, Pháp sử dụng chữ quốc ngữ rộng rãi với mục đích cai trị dễ hơn. Những nhà yêu nước tìm cách phổ biến chữ quốc ngữ với mục đích dùng làm công cụ đấu tranh chống thực dân. Lúc này các gia đình ở Hà Nội khuyến khích con cái đi học chữ quốc ngữ nhiều hơn.

Vào những năm 30 của thế kỷ 20, với sự phát triển của chữ quốc ngữ đã mở đường cho phong trào Thơ mới với những cá tính sáng tác độc đáo, khẳng định cái "tôi, đòi hỏi quyền lợi cá nhân và sự tự do cho dân tộc. Đa số những nhà văn thuộc phong trào Thơ mới đã theo cách mạng.

Kết quả là, gia đình truyền thống ở Hà Nội đã có hơi hướng của gia đình hiện đại với sự tôn trọng quyền lợi của phụ nữ. Phụ nữ được học hành, làm chủ gia đình, kinh tế. Đặc biệt là trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ khi đàn ông ra mặt trận, đàn bà ở lại gánh vác kinh tế gia đình và đóng góp vào kháng chiến, huy động đi dân công. Ví dụ rõ nhất là đóng góp của phụ nữ trong chiến dịch Điện Biên Phủ khi phụ nữ đi tải gạo, súng đạn, đào đường…

Thưa ông, vậy thời hậu chiến và hiện đại thì những gia đình ở Thủ đô có sự thay đổi ra sao?

Từ sau năm 75, ta mất một chục năm tập trung kinh tế nông nghiệp, xã hội hóa nông thôn một cách máy móc nên kinh tế các gia đình cực kỳ nghèo. Bắt đầu từ thời kỳ Đổi mới (1986) ta mới áp dụng chính sách đổi mới, giao việc sản xuất, chịu trách nhiệm cho từng gia đình thì mới thoát khỏi cảnh nghèo đói, kinh tế gia đình có sự chuyển dịch.

Người dân được khuyến khích làm giàu và thành lập các doanh nghiệp tư nhân. Do đó, không ít gia đình trở nên giàu có và xã hội dần dần hình thành một bên là số gia đình giàu, một bên là gia đình rất nghèo, ở giữa là một số gia đình trung lưu, khá giả.

Đồng thời, với sự hình thành của toàn cầu hóa, sự chia rẽ thành phần giai cấp cũng gây những biến đổi về mặt tâm lý xã hội. Ví dụ như trong gia đình giai cấp trung lưu mới, phụ nữ được học hành như ở Hà Nội đã tự khẳng định giá trị, không chịu lép vế như trước và con số ly dị không ngừng tăng.

Việc lập gia đình muộn đối với một số phụ nữ có vị trí xã hội cao đang có xu hướng tăng và thậm chí họ còn không muốn lấy chồng. Còn ở nông thôn dẫn đến hiện tượng nam giới bỏ vợ cũng tăng.

Nhưng nói chung gia đình ở Hà Nội với tục thờ cúng tổ tiên vẫn là một yếu tố giữ cân bằng cho xã hội và đóng góp vào sự tiến chuyển lành mạnh của xã hội. Hầu như, gia đình nào cũng có bàn thờ cúng tổ tiên và lễ Tết nào cũng họp mặt. Những ngày cuối tuần, nhiều gia đình có cuộc họp mặt ăn chung với đại gia đình lớn để tăng sự gắn bó.

Hằng năm, có cuộc họp các gia đình của một dòng họ. Như dòng họ Nguyễn của tôi qua 30 năm chiến tranh và phân chia Nam Bắc, nhiều gia đình vào Nam thì từ những năm 90, cứ đến sau Tết lại có một cuộc tế tổ tập hợp các gia đình trong cả nước. Đây là dịp để con cháu trong các gia đình ôn lại truyền thống dòng họ, nhắc nhở và gắn kết nhau cùng đoàn kết, giúp đỡ và yêu thương lẫn nhau.

Còn vấn đề trong từng gia đình hiện đại ngày nay thì tôi nghĩ nên thực hiện trên tinh thần tiếp biến văn hoá Đông-Tây. Đó là, thực hiện sự tôn trọng cá nhân của gia đình phương Tây những vẫn giữ lễ độ cần thiết giữa ông bà, cha mẹ và coi cái.

Tôi cho rằng, giới trẻ ngày nay không nên bắt chước giới trẻ phương Tây đủ 18 tuổi là tự do, phóng khoáng, được quyền làm những gì mình thích mà không có khuôn khổ. Thậm chí, không ở chung với bố mẹ mà ở riêng và hoàn toàn tự do cá nhân.

Với bất cứ vấn đề nào trong gia đình, không nên sự khắt khe, ép buộc nhau mà phải dùng tình cảm, sự tôn trọng lẫn nhau để thuyết phục nhau. Đặc biệt, những nề nếp, gia phong, ông bà tổ tiên đã để lại thì nên giữ gìn.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Liên quan đến công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đưa ra 5 lưu ý với các Sở GD&ĐT.
Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long mới đây đã ký ban hành Quyết định số 918/QĐ-TTg thực hiện Kết luận số 83-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 142/2024/QH15 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
YAGI có thể trở thành siêu bão đang tiến vào Biển Đông, dự báo giật cấp 15, 16

YAGI có thể trở thành siêu bão đang tiến vào Biển Đông, dự báo giật cấp 15, 16

(LĐTĐ) Bão YAGI đang tiến vào biển Đông với cường độ ngày một tăng. Dự báo, YAGI có thể trở thành siêu bão, giật cấp 15, 16, 17 theo dự báo của một số quốc gia Trung Quốc, Mỹ, Nhật...
Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

(LĐTĐ) Bà Rịa – Vũng Tàu là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, nhất là các ngày lễ, hội. Trong đó, riêng 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9 năm 2024 (từ ngày 31/8 – 2/9), doanh thu du lịch của địa phương này đã đạt gần 300 tỷ đồng.
Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

(LĐTĐ) Hoa đu đủ đực được biết đến vừa là thực phẩm vừa là vị thuốc trong Đông y, vậy đâu là cách sử dụng hoa đu đủ đực đạt hiệu quả cao nhất?
Nước vối có thực sự tốt cho sức khoẻ?

Nước vối có thực sự tốt cho sức khoẻ?

(LĐTĐ) Nước vối là thức uống được nhiều người yêu thích nhất là trong những ngày hè nóng bức, nhưng có một số nhóm người được khuyến cáo không nên uống loại nước này.
Hơn 30.000 lượt người vào Lăng viếng Bác trong ngày Quốc khánh 2/9

Hơn 30.000 lượt người vào Lăng viếng Bác trong ngày Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Theo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong ngày Quốc khánh 2/9, đơn vị đã đón tiếp, phục vụ tận tình, chu đáo 30.575 lượt người vào Lăng viếng Bác

Tin khác

Thanh Oai: Biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân dịp nghỉ lễ Quốc khánh

Thanh Oai: Biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân dịp nghỉ lễ Quốc khánh

(LĐTĐ) Chào mừng 79 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), tối 1/9, Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao huyện Thanh Oai đã phối hợp với Nhà hát Nghệ thuật Xiếc và tạp kỹ Hà Nội tổ chức Chương trình nghệ thuật tại Nhà thi đấu huyện.
Người dân, du khách thăm ngôi nhà số 48 Hàng Ngang dịp Lễ Quốc khánh 2/9

Người dân, du khách thăm ngôi nhà số 48 Hàng Ngang dịp Lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) 79 năm trước, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang (phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945).
Quảng trường Ba Đình: Nơi chứng kiến những thời khắc trọng đại của dân tộc

Quảng trường Ba Đình: Nơi chứng kiến những thời khắc trọng đại của dân tộc

(LĐTĐ) Giữa trời thu lộng gió, lá cờ đỏ sao vàng ở Quảng trường Ba Đình càng nổi bật trên nền trời xanh biếc, như một lần nữa viết lên khí thế hào hùng của Thủ đô khi Ngày kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9 đến gần. Và năm 2024 này, dường như trời cao hơn, xanh hơn, lộng gió hơn bởi 79 năm cũng là 79 mùa Xuân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Công viên tại Hà Nội dịp nghỉ Lễ: Nơi nhộn nhịp, chỗ đìu hiu

Công viên tại Hà Nội dịp nghỉ Lễ: Nơi nhộn nhịp, chỗ đìu hiu

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay kéo dài 4 ngày, tuy nhiên, nhiều gia đình không đi du lịch mà chọn ở lại Hà Nội. Điểm đến của họ trong những ngày này là các công viên tại Thủ đô. Dẫu vậy nhưng không phải công viên nào cũng thu hút đông người đến tham quan, vui chơi trong những ngày nghỉ lễ.
Quận ủy Hai Bà Trưng trao Huy hiệu Đảng cho 534 đảng viên

Quận ủy Hai Bà Trưng trao Huy hiệu Đảng cho 534 đảng viên

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 79 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh mùng 2/9, Đảng bộ Quận Hai Bà Trưng vinh dự có 534 đồng chí được trao tặng Huy hiệu Đảng, trong đó 2 đồng chí được trao tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng, 8 đồng chí được trao tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng, 2 đồng chí được trao tặng Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
Quận Thanh Xuân: Tặng quà, tri ân cán bộ lão thành cách mạng nhân dịp 2/9

Quận Thanh Xuân: Tặng quà, tri ân cán bộ lão thành cách mạng nhân dịp 2/9

(LĐTĐ) Nhân dịp Quốc khánh 2/9, lãnh đạo quận Thanh Xuân đã đến thăm, tặng quà một số cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa trên địa bàn.
Hà Nội rực rỡ trong lễ diễu hành áo dài chào mừng Quốc khánh 2/9

Hà Nội rực rỡ trong lễ diễu hành áo dài chào mừng Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9, sáng 1/9, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội và Câu lạc bộ Đình làng Việt đã tổ chức chương trình diễu hành áo dài mang tên "Áo dài kết nối du lịch và di sản Hà Nội năm 2024".
Phát triển công nghiệp văn hóa gắn với bảo tồn di sản tại quận Bắc Từ Liêm

Phát triển công nghiệp văn hóa gắn với bảo tồn di sản tại quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Là mảnh đất có tiềm năng, lợi thế lớn để trở thành một cực phát triển kinh tế xanh gắn với du lịch, phát triển công nghiệp văn hóa và xây dựng thành phố sáng tạo, những năm qua, quận Bắc Từ Liêm đã nỗ lực để khai thách hiệu quả tiềm năng của địa phương.
Hà Nội: Chính thức chốt 6 đội vào Chung khảo Hội thi “Dân vận khéo”

Hà Nội: Chính thức chốt 6 đội vào Chung khảo Hội thi “Dân vận khéo”

(LĐTĐ) Chung khảo Hội thi “Dân vận khéo” thành phố Hà Nội năm 2024, dự kiến tổ chức vào ngày 21/9/2024 tại Cung Văn hóa game bài uy tín hữu nghị Việt - Xô, với sự tham gia của 6 đội thi xuất sắc nhất vòng Sơ khảo tại 6 cụm thi, gồm: Quận Tây Hồ, huyện Đông Anh, huyện Phúc Thọ, huyện Phú Xuyên, quận Đống Đa và Công an thành phố Hà Nội.
Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP vươn xa

(LĐTĐ) Là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển sản phẩm OCOP, thời gian qua Hà Nội đẩy mạnh phát triển và nâng tầm các sản phẩm OCOP, cùng với đó, đẩy mạnh xúc tiến thương mại để sản phẩm OCOP của Thủ đô vươn xa tới các thị trường trong và ngoài nước.
Xem thêm
Phiên bản di động