Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Bạo lực học đường: Đường đến và lối thoát

Bài cuối: Cảm hóa bằng tình thương

Theo các chuyên gia tâm lý, bạo lực học đường, bất kể người đánh hay người bị đánh đều là nạn nhân. Những đứa trẻ đó bị tổn thương về tinh thần, với mức  tổn thương vô cùng khó chữa và để làm lành vết sẹo chỉ tình thương mới xoa dịu được.
bai cuoi cam hoa bang tinh thuong Bài 2: Giải bài toán bạo lực gia đình
bai cuoi cam hoa bang tinh thuong Bài 1: Khi phụ huynh gieo bạo lực đến trường

Ngăn chặn “vòng tròn bạo lực”

Trẻ em dùng bạo lực bởi chúng “tái hiện” những hình ảnh được chứng kiến, là hệ lụy từ những quan niệm, tư tưởng tiêu cực do cha mẹ áp đặt. Chúng giải tỏa áp lực, bức xúc bị dồn nén bằng hành vi bạo lực. Trong khi đó, người lớn chỉ nhìn ở bề nổi, coi đó là lỗi lầm, ngỗ ngược của con trẻ mà quên mất vị trí bản thân tại vấn đề đó.

Họ lên án những hành động đánh đấm của trẻ, miệt thị trẻ cả về thể xác, tinh thần. Quan niệm “thương cho roi cho vọt” ăn sâu trong trí óc người Việt nên khi giải quyết vấn đề, người lớn thường “trừng phạt” trẻ. Với không chỉ bạo lực học đường mà ở tất cả các phương diện cuộc sống, khi trẻ sai, mắc lỗi, cha mẹ, thầy cô đều lấy bạo lực áp chế bạo lực.

bai cuoi cam hoa bang tinh thuong
Chỉ tình thương mới xoa dịu được bạo lực học đường. Ảnh minh họa

Đó chính là điểm mâu thuẫn của vấn đề, đẩy bạo lực học đường thành một “vòng tròn luẩn quẩn”. Sự giải quyết của người lớn không đưa vấn đề kết thúc mà đẩy nó về đúng điểm ban đầu. Có khi, chính họ lại đang tạo tiền đề thúc đẩy bạo lực mới hình thành. Trên thực tế, sự giải quyết không khéo léo của người lớn đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, kéo dài. Nhất là với những trường hợp, mâu thuẫn giữa học sinh bị đẩy thành mâu thuẫn giữa 2 gia đình, 2 dòng họ.

Cùng với đó, văn hóa “đổ lỗi” của các bậc cha mẹ. Không ít người khẳng định với con, “chúng chịu bạo lực là do lỗi của mình hoặc do chúng ngu”. Chính vì thế, khi trẻ là nạn nhân bạo lực học đường thường tự giải quyết, tìm cách im lặng và sống trong sự “bấp bênh niềm tin” với cha mẹ. Theo thống kê của tổ chức Plan International khi trẻ bị bạo lực, chỉ có 24,9% báo cáo với giáo viên và 15,5% nói với cha mẹ. Phải chăng, sự xử lý chưa khéo léo của người lớn đang đẩy vấn đề bạo lực học đường đi vào bế tắc.

Bà Lê Quỳnh Lan – đại diện Plan International tại Hà Nội chia sẻ: “Trong quá trình nghiên cứu, nhiều trường hợp, trẻ bị đánh nhưng không dám nói với cha mẹ vì nếu kể lại các em sẽ bị mắng, đánh. Hoặc nếu báo cáo vấn đề cũng không thể giải quyết mà trẻ sẽ bị bắt nạt ngay sau đó. Còn với trẻ thực hiện hành vi bạo lực, chúng thường bị cha mẹ, thầy cô trừng phạt. Chúng ta đang làm sai cách khi lấy bạo lực xử lý bạo lực”.

Chỉ có yêu thương mới đẩy lùi được bạo lực

Để giải quyết bạo lực học đường, chúng ta phải nhìn nhận, xử lý vấn đề trên phương diện 3 nhóm đối tượng: Trẻ gây ra bạo lực, nạn nhân và trẻ chứng kiến bạo lực. Cùng với đó là sự đấu tranh trên cả 3 mặt trận: Gia đình, nhà trường và xã hội. Theo TS Tâm lý Lê Nguyên Phương – Chủ tịch Hội liên hiệp Phát triển Tâm lý học đường thế giới, chỉ có yêu thương mới đẩy lùi được bạo lực, mỗi người cần bắt đầu bằng những hành động cụ thể, kể cả những ai không làm việc trong lĩnh vực giáo dục, tâm lý.

Vốn dĩ, bạo lực học đường xảy ra giữa học sinh với học sinh, giáo viên với học sinh, phụ huynh và giáo viên. Nó bắt nguồn từ những lệch lạc trong ứng xử giữa các cá nhân. “Để khắc phục những tồn tại đó thì tư vấn tâm lý học đường có vai trò quan trọng giúp các cá nhân giải tỏa những cảm xúc tiêu cực và xây dựng các mối quan hệ tích cực – một yếu tố quan trọng của văn hóa học đường”, ông Phương cho biết.

Điển hình như vụ việc, 2 nữ sinh trường H.V (quận Đống Đa, Hà Nội) đánh nhau được tung lên mạng chiều 31/10 vừa qua. Khi xem clip, mẹ của nạn nhân trong clip tuyên bố nhất quyết phải xử lý nữ sinh đánh con mình. Thế nhưng, khi được biết, gia đình nữ sinh đánh bạn có hoàn cảnh rất khó khăn, bản thân em bị bệnh tim, bởi thế nữ học sinh này đã nhiều lần muốn bỏ học. Vì vậy, gia đình có con bị đánh không những chấp nhận giảng hòa mà còn tặng quà, tiền, động viên nữ sinh kia đi học tiếp.

Chưa bao giờ có một câu chuyện xử lý bạo lực học đường nhân văn đến vậy. Trước đây, chỉ vì bênh con mình, nhiều cha mẹ bực tức, không kiềm chế nổi bản thân mà quên mất tìm hiểu nguyên nhân sâu xa. Người lớn ít biết, những học sinh ưa bạo lực chính là nạn nhân của bạo lực. Và những đứa bé ngỗ ngược luôn muốn được người lớn bao dung, chia sẻ. Kết quả khảo sát của Bộ Giáo dục – đào tạo với 1 số trường ở Hà Nội, Hải Dương cho thấy, 94% học sinh có mong muốn được chia sẻ khó khăn vướng mắc trong học tập và đời sống. Trong đó, 80% học sinh muốn nhà trường có phòng tư vấn tâm lý riêng để giúp các em giải quyết những khó khăn của mình.

Để giải quyết bạo lực học đường, chúng ta phải nhìn nhận, xử lý vấn đề trên phương diện 3 nhóm đối tượng: Trẻ gây ra bạo lực, nạn nhân và trẻ chứng kiến bạo lực. Cùng với đó là sự đấu tranh trên cả 3 mặt trận: Gia đình, nhà trường và xã hội. Theo TS Tâm lý Lê Nguyên Phương – Chủ tịch Hội liên hiệp Phát triển Tâm lý học đường thế giới, chỉ có yêu thương mới đẩy lùi được bạo lực, mỗi người cần bắt đầu bằng những hành động cụ thể, kể cả những ai không làm việc trong lĩnh vực giáo dục, tâm lý.

Theo cô giáo Đào Vân Khánh - Giáo viên trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Cầu Giấy) chia sẻ: “Có những nguyên tắc vàng trong giải quyết, xử lý những em học sinh “đặc biệt”. Chúng ta cần hiểu rõ hoàn cảnh, tính cách, thói quen, sở thích của trẻ; không nên có cái nhìn kì thị, coi thường, mắng nhiếc, cô lập học sinh cần quan tâm trước tập thể. Mỗi thầy cô nên trở thành điểm tựa đáng tin cậy về tinh thần cho học sinh cần quan tâm. Cùng với đó, hãy tôn trọng quyền lựa chọn, quyết định của học sinh, nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực và trân trọng những tiến bộ của học sinh”.

Nhưng có lẽ, tình yêu thương của nhà trường là sự xoa dịu tổn thương của trẻ, quan trọng hơn cả, gia đình – cái nôi vun đắp nhân cách đừng nên “xây dựng” những vết thương không đáng có. Cha mẹ cần thay đổi quan niệm sống “phản khoa học”, cần chú trọng trong giáo dục nhân cách trẻ nhỏ. Người lớn nên tránh phát sinh những xung đột, mâu thuẫn không đáng có trước mặt con. Khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ hãy cùng trẻ tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết vấn đề khéo léo.

Bà Lê Quỳnh Lan cũng chia sẻ: “Ngày nay, người lớn sử dụng những biện pháp “trừng phạt” để xử lý lỗi lầm của trẻ. Điều đó sẽ khó giải quyết hết vấn đề, sẽ dễ hơn nếu chúng ta cùng trẻ tìm rõ nguyên nhân, trao đổi với trẻ. Ngoài ra, thầy cô, cha mẹ nên áp dụng những hình thức kỷ luật tích cực không ảnh hưởng về thể chất, tinh thần của trẻ, giúp trẻ nhận ra lỗi, từ đó thay đổi nhận thức, hành vi của mình”.

Đối với nạn nhân bạo lực, cần tìm cách hỗ trợ để trẻ hiểu việc mình chịu bạo lực không phải là lỗi của các em. Nhất là cha mẹ, nên có những tìm hiểu, trao đổi để xoa dịu, tránh việc đổ lỗi, áp những quan niệm sống thiệt hơn tới trẻ. Đặc biệt, rất cần những hệ thống, địa điểm, nguồn hỗ trợ để khi trẻ chứng kiến bạo lực mà không có khả năng can thiệp có thể báo cáo”.

Là nạn nhân của biến động xã hội, của mâu thuẫn gia đình, nhiều đứa trẻ bị chấn thương tâm lý, không tìm thấy động cơ phấn đấu, sinh ra những hành vi tiêu cực. Sự tổn thương khiến chúng nhạy cảm và nóng nảy, vì lẽ đó, xoa dịu tâm lý là cách làm nhân văn trong việc ngăn chặn bạo lực học đường. Người lớn hãy bao dung hơn trong lỗi lầm trẻ nhỏ, nhân văn trong cách cư xử với nhau, chỉ có như thế xã hội mới “sạch”, bạo lực học đường mới có “lối thoát”.

Hồng Hải

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

(LĐTĐ) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản về việc hoãn nhiều hoạt động quan trọng để tập trung nguồn lực vào công tác phòng, chống lụt bão. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh tình hình thời tiết diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước.
Hà Nội tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều

Hà Nội tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ký ban hành Công điện số 16/CĐ-UBND về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cảnh giác với “Fake news” lũ, lụt

Cảnh giác với “Fake news” lũ, lụt

(LĐTĐ) Bão Yagi (bão số 3) càn quét các địa phương nơi tâm bão đi qua đã khủng khiếp, nhưng hoàn lưu bão còn để lại những hậu quả khủng khiếp hơn. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, toàn hệ thống chính trị đang dồn lực chống, khắc phục hậu quả do hoàn lưu bão số 3 gây ra.
Quy định chặt chẽ về an toàn khai thác khoáng sản

Quy định chặt chẽ về an toàn khai thác khoáng sản

(LĐTĐ) Chuẩn bị cho việc trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 sắp tới, các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6 đã thảo luận về dự án Luật Địa chất và khoáng sản. Các vấn đề đảm bảo an toàn, tiền cấp quyền, chống ô nhiễm môi trường... khi khai thác khoáng sản được nhiều đại biểu thảo luận, góp ý.
Tính đến 7 giờ ngày 12/9: Bão số 3, mưa lũ, sạt lở đất làm 325 người chết, mất tích

Tính đến 7 giờ ngày 12/9: Bão số 3, mưa lũ, sạt lở đất làm 325 người chết, mất tích

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống Thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến 7h sáng ngày 12/9, bão số 3 và mưa lũ đã làm 325 người chết, mất tích (197 người chết, 128 người mất tích); 807 người bị thương. Cùng với đó, nhà hư hỏng là 130.268 nhà; 57.857 nhà bị ngập.
Nghĩa đồng bào trong bão, lũ

Nghĩa đồng bào trong bão, lũ

(LĐTĐ) “Thương người như thể thương thân” là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay để lại. Vì thế khi đồng bào các địa phương phía Bắc đang bị bão, lũ hoành hành... từ khắp mọi miền Tổ quốc: Miền Tây, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, khúc ruột miền Trung và Thủ đô Hà Nội đâu đâu cũng bắt gặp những hình ảnh “hướng về đồng bào bão, lũ”. Những từ “nghĩa đồng bào” chính là sức mạnh vô địch thể hiện tình đoàn kết toàn dân tộc.
Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

(LĐTĐ) Căn hộ chung cư là một phần không thể thiếu của các khu đô thị lớn, tuy nhiên đi đôi với sự bùng nổ của loại hình nhà ở này là câu chuyện về kiểm soát chất lượng. Những hình ảnh được chia sẻ rộng rãi sau cơn bão số 3 vừa qua cho thấy rõ việc thi công không đảm bảo quy trình, làm việc thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư một số dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin khác

Công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề thi minh họa: Giúp học sinh vững kiến thức “vượt ải” kỳ thi

Công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề thi minh họa: Giúp học sinh vững kiến thức “vượt ải” kỳ thi

(LĐTĐ) Việc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố sớm cấu trúc định dạng đề thi và đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã giúp các học sinh, nhà trường giải tỏa áp lực, có định hướng và chiến lược ôn tập cụ thể ngay từ đầu năm học.
Cần phân tích minh bạch cơ cấu chi khi điều chỉnh mức thu học phí

Cần phân tích minh bạch cơ cấu chi khi điều chỉnh mức thu học phí

(LĐTĐ) Bày tỏ đồng tình với việc điều chỉnh mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025 theo dự thảo Nghị quyết là cần thiết, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần có báo cáo đánh giá, phân tích minh bạch cơ cấu chi, để đảm bảo tính thuyết phục, đồng thuận cao.
Các trường được phép linh hoạt hình thức dạy học theo điều kiện thực tế

Các trường được phép linh hoạt hình thức dạy học theo điều kiện thực tế

(LĐTĐ) Trước diễn biến bất lợi của thời tiết, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể linh hoạt hình thức tổ chức dạy học theo điều kiện thực tế với mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn cho học sinh.
Ảnh hưởng của mưa lớn, 126 trường học Hà Nội tạm dừng học trực tiếp

Ảnh hưởng của mưa lớn, 126 trường học Hà Nội tạm dừng học trực tiếp

(LĐTĐ) Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vào 9h hôm nay (11/9), toàn Thành phố có 126 trường học tạm dừng đón học sinh học tập trực tiếp tại trường do ảnh hưởng của mưa lớn.
Người dân tại các khu vực ngập lụt có thể tới ở tạm trong trường học

Người dân tại các khu vực ngập lụt có thể tới ở tạm trong trường học

(LĐTĐ) Trong sáng 10/9, nhiều trường học tại quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã đón người dân tại các khu vực ngập lụt tới ở tạm trong nhà đa năng, phòng họp của trường.
Nhiều trường đại học tại Hà Nội cho sinh viên tạm nghỉ hoặc học trực tuyến để đảm bảo an toàn

Nhiều trường đại học tại Hà Nội cho sinh viên tạm nghỉ hoặc học trực tuyến để đảm bảo an toàn

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của mưa lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, để đảm bảo an toàn cho công tác dạy và học, nhiều trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thông báo cho sinh viên tạm nghỉ học, hoặc chuyển sang học trực tuyến.
Đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh môi trường trước khi đón học sinh trở lại trường

Đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh môi trường trước khi đón học sinh trở lại trường

(LĐTĐ) Để nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đảm bảo cung cấp kịp thời các nhu yếu phẩm và trang thiết bị dạy học cần thiết cho các cơ sở giáo dục bị ảnh hưởng; tổ chức hỗ trợ tâm lý cho giáo viên và học sinh bị ảnh hưởng bởi bão...
Linh hoạt hình thức dạy học ứng phó diễn biến phức tạp của thời tiết

Linh hoạt hình thức dạy học ứng phó diễn biến phức tạp của thời tiết

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã linh hoạt hình thức tổ chức dạy học nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh.
Không để xảy ra bất kỳ sai phạm nào về khoản thu đầu năm học tại Thành phố Hồ Chí Minh

Không để xảy ra bất kỳ sai phạm nào về khoản thu đầu năm học tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Các khoản thu đầu năm học phải được nhà trường công bố bằng văn bản tới phụ huynh, không để xảy ra bất kỳ trường hợp sai phạm nào về việc thực hiện các khoản thu gây dư luận không tốt đối với ngành giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trường học phải bảo đảm an toàn tuyệt đối mới tổ chức dạy học trực tiếp

Trường học phải bảo đảm an toàn tuyệt đối mới tổ chức dạy học trực tiếp

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và các thông tin cảnh báo liên quan; rà soát toàn bộ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cùng các điều kiện khác với tinh thần phải bảo đảm tuyệt đối an toàn mới được tổ chức dạy học trực tiếp.
Xem thêm
Phiên bản di động