Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Bài thuốc chữa chứng tiểu liên tục

Không dám ăn canh, chẳng dám uống một ngụm nước mà ông Tuệ ( Cầu Giấy) vẫn cứ liên tục vào nhà vệ sinh. Tình trạng càng nghiêm trọng khi về đêm, trung bình 40 -50 phút ông lại buồn tiểu khiến cho chứng mất ngủ của ông ngày càng thêm trầm trọng.

Khổ vì suốt ngày “mót tiểu”

Ông Tuệ chỉ là một trong số khá nhiều người bị chứng rối loạn tiểu tiện, mỗi ngày đi tiểu cả 30 lần gây mất ăn, mất ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mà không tìm ra nguyên nhân. Song nhờ phương thuốc bổ thận, cố tinh, chỉ niệu của ThS Hoàng Khánh Toàn, chủ nhiệm khoa Đông y, Bệnh viện trung ương Quân đội 108 đã được chữa khỏi hoàn toàn. Đó là trường hợp của ông Nguyễn Thành Chung (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) tự nhiên bị chứng đi tiểu mỗi đêm 7 – 10 lần gây mất ngủ. Siêu âm tiền liệt tuyến không to, không bị tiểu đường hay sỏi tiết niệu, xét nghiệm nước tiểu bình thường... sau 1 đợt trị liệu uống 15 thang thuốc ông đã khỏi bệnh.
Nỗi thống khổ này không chỉ xảy ra ở nam giới, mà nữ cũng chiếm số lượng không nhỏ. Chị Hoàng Thị Xuân, 33 tuổi (Hoàng Hóa, Thanh Hóa) là trường hợp điển hình. Gặp chúng tôi chị Xuân không giấu nổi niềm vui khi chữa khỏi được căn bệnh “tiểu suốt ngày đêm”. Chị kể: “Tôi không đau lưng, cũng chẳng mắc bệnh gì lạ… vậy mà vẫn cứ đi tiểu liên tục. Trung bình 1 ngày đêm đi tiểu đến 30 lần”. Tình trạng này khiến chị Xuân mất ngủ, sức khỏe suy giảm nên ngày đi làm cứ vật vờ như người nghiện. Thậm chí từ ngày mắc bệnh chị không dám đi đâu xa. Chị đã khám và chữa nhiều nơi, nhưng không tìm ra nguyên nhân và bệnh ngày càng nặng. Được người quen mách chị ra Hà Nội tìm đến BS Toàn. Chị được chẩn đoán bị chứng tiểu pín, do thấp nhiệt khiến thận hư gây nên. Sau 1 tháng uống 30 thang thuốc chị đã khỏi bệnh.

Lý giải chứng tiểu suốt ngày đêm này, ThS Toàn cho biết, nước tiểu được bài tiết ra ở thận, theo hai đường niệu quản (niệu quản phải và niệu quản trái) được đưa tới chứa ở bàng quang. Bình thường, bàng quang giống như một túi cơ có tác dụng chứa nước tiểu, dung tích của nó ở người trưởng thành vào khoảng 300-400 ml. Khi bàng quang đầy sẽ kích thích cơ thể gây nên phản xạ đi tiểu. Tuy vậy, việc đi tiểu còn được điều hòa bởi hệ thần kinh của con người. Ví dụ bàng quang đã đầy nước tiểu nhưng con người có thể nhịn trong một thời gian nhất định nào đó như buồn tiểu lúc ở đám đông hoặc đang đi dạo phố mà chưa tìm thấy nhà vệ sinh... Khi ngủ, tốc độ lọc nước tiểu ở cầu thận và sự kích thích co bóp ở bàng quang cũng giảm hơn khi chúng ta hoạt động. Vì vậy, chúng ta có giấc ngủ dài và không phải tỉnh dậy đi tiểu ban đêm. Hiện tượng tiểu đêm để lại những ảnh hưởng xấu như ngủ gà ngủ gật vào ban ngày; làm ảnh hưởng đến các hoạt động và chất lượng cuộc sống. Thậm chí, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tiểu đêm là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác dẫn tới tử vong, nhất là ở người cao tuổi.

Ths Hoàng khánh Toàn đang bắt mạch cho bệnh nhân

55634

Bổ khí, làm vững bàng quang

ThS Toàn nhấn mạnh, đi tiểu do phản xạ của bàng quang nhưng thực tế, bệnh không chỉ xuất phát ở bàng quang. Thống kê cho thấy có khoảng 5-15 % người ở độ tuổi 20-50 đi tiểu 2 lần một đêm, ở độ tuổi từ 50-70 tỉ lệ này khoảng 20- 30%, và khoảng trên 50% ở những người có độ tuổi từ 70 trở lên. Nghiên cứu cho thấy, chứng tiểu đêm ở phụ nữ thường liên quan đến việc sinh đẻ, mãn kinh, sa tử cung…Ở nam giới, chứng tiểu đêm thường liên quan đến phì đại, u xơ tuyến tiền liệt…Nhưng cũng có một số nguyên nhân chung dẫn đến chứng tiểu đêm như: Do các bệnh lý tại đường tiết niệu, do sử dụng các thuốc lợi niệu, uống nhiều rượu, cà phê, trà đặc hoặc mắc các bệnh lý mãn tính như đái tháo nhạt, đái tháo đường, huyết áp cao, suy tim, rối loạn giấc ngủ...Tuy nhiên, nhiều trường hợp mắc bệnh không tìm ra nguyên nhân như trên.

Chứng đi tiểu tiện nhiều vào ban đêm ở người cao tuổi phần lớn là do thận dương hư yếu. Vả lại ban ngày là dương, ban đêm là âm, ban đêm âm thịnh dương suy, cho nên ban đêm tiểu tiện nhiều lần thực là do dương khí suy yếu gây nên. Vì vậy, việc điều trị, nên chú trọng ôn bổ thận dương. Nếu chứng trạng nhẹ, biểu hiện thận dương hư không rõ lắm, thường gặp ở người trẻ tuổi mắc bệnh thời gian ngắn, nói chung trách cứ vào vai trò khí hóa của bàng quang, điều trị nên chú trọng bổ khí và làm vững bàng quang. Thận muốn khỏe phải bổ thêm tỳ, cho nên phải kiêm bổ cả tỳ thận, cùng một lúc vừa ôn dương vừa cố sáp.

Ths Hoàng Khánh Toàn nhấn mạnh, thuốc phải tuân thủ đúng nguyên tắc cấu trúc quân - thần - tá - sứ của y học cổ truyền, nghĩa là dù cấu trúc bởi nhiều hay ít dược liệu nhưng phải có đủ vị thuốc chính quyết định công dụng của sản phẩm (quân), vị thuốc hỗ trợ vị quân (thần), vị thuốc có tác dụng giải quyết một vài triệu chứng nào đó (tá) và vị thuốc có công năng dẫn và điều hòa các vị thuốc. Dù sản phẩm được bào chế dưới bất cứ dạng thuốc cổ truyền hay hiện đại, nguyên tắc này vẫn phải được tôn trọng. Ths Toàn cũng cho biết thêm, nói vậy nhưng chữa trị không hề đơn giản, bởi với Đông y tìm ra căn nguyên gây bệnh trên cơ sở đó trị bệnh tận gốc và bồi bổ các cơ quan liên quan mạnh lên thì mới khỏi được bệnh. Điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm và tài năng chẩn trị, gia giảm thuốc của bác sĩ trên mỗi cơ thể người bệnh. Cách điều trị của Ths Toàn là dùng các vị thuốc bổ thận, cố tinh, chỉ niệu, trong đó đặc biệt lưu ý các vị như: nhục quế, sà sàng tử, ích chí nhân, sơn thù, kim anh tử, khiếm thực...

Ths Hoàng Khánh Toàn chỉ ra một số cách phòng tránh chứng tiểu đêm: Cần hạn chế uống nước vào buổi tối, trong đó có cả việc giảm ăn canh vào bữa cơm chiều, nhất là các loại canh nấu bằng những thứ rau có tính chất lợi tiểu như rau cải, mướp, bầu... Chú ý tiểu tiện trước khi đi ngủ, khám và điều trị triệt để các bệnh do nhiễm khuẩn tiết niệu, các bệnh lý mạn tính khác như tiểu đường, u xơ tuyến tiền liệt, sỏi niệu quản…Thức ăn nên sử dụng thường xuyên là thịt thỏ, bào ngư, hàu, bầu dục lợn, bàng quang lợn.

Thúy Nga - Phương Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Việt Nam lần thứ 6 được bình chọn là "Điểm đến hàng đầu châu Á"

Việt Nam lần thứ 6 được bình chọn là "Điểm đến hàng đầu châu Á"

(LĐTĐ) Tối ngày 3/9, tại thủ đô Manila, Philippines đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) khu vực châu Á và châu Đại Dương lần thứ 31. Tại sự kiện được mệnh danh là "Oscar của Du lịch thế giới" năm nay, Việt Nam một lần nữa khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch quốc tế.
Tiếp tục dừng đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

Tiếp tục dừng đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Theo dự kiến, buổi đấu giá 57 thửa đất (đợt 1) tại xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 8/9. Tuy nhiên, mốc thời gian này đã bị huỷ bỏ. Hiện thời gian tổ chức lại vẫn chưa được xác định.
Những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới trong tuần

Những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới trong tuần

(LĐTĐ) Lừa đảo tuyển dụng ngành Hàng không; lừa chuyển tiền học phí; nhờ mua hàng hộ để chiếm đoạt… là những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến nổi bật tuần qua mà Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo.
Giải vô địch Kickboxing toàn quốc năm 2024 quy tụ 350 vận động viên tham gia

Giải vô địch Kickboxing toàn quốc năm 2024 quy tụ 350 vận động viên tham gia

(LĐTĐ) Tối 3/9, tại Nhà thi đấu thể thao tỉnh Gia Lai đã diễn ra lễ khai mạc Giải vô địch Kickboxing toàn quốc năm 2024.
Cựu Chủ tịch Vimedimex Nguyễn Thị Loan lĩnh án 36 tháng tù

Cựu Chủ tịch Vimedimex Nguyễn Thị Loan lĩnh án 36 tháng tù

(LĐTĐ) Sau thời gian xét xử và nghị án, Hội đồng xét xử quyết định tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Loan 36 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”.
Tỷ giá USD hôm nay (4/9): Đồng USD tăng trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (4/9): Đồng USD tăng trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Hôm nay 4/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên mức 24.224 đồng. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 101,77 điểm - tăng 0,12% so với phiên giao dịch ngày 3/9.
Thông tin vụ va chạm tàu khách và xe tải lúc rạng sáng ở Văn Điển

Thông tin vụ va chạm tàu khách và xe tải lúc rạng sáng ở Văn Điển

(LĐTĐ) Thông tin ban đầu, vụ tai nạn xảy ra lúc 5h20 ngày 4/9, tại km9+300 - đoạn đường tàu gần ga Văn Điển (giáp đường Ngọc Hồi). Thời điểm trên, tàu khách SE4 chạy hướng Thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội bất ngờ va phải một xe tải đang băng qua đường ngang có đèn và biển cảnh báo...

Tin khác

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian qua, các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực, nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh, góp phần rút ngắn thời gian chờ khám của người bệnh, giảm tải áp lực cho nhân viên y tế, đem đến sự hài lòng cho người bệnh và người nhà người bệnh.
Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

(LĐTĐ) Tự ý uống thuốc, bỏ thuốc hoặc không đi khám thường xuyên... nhiều người mắc bệnh nền mãn tính gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

(LĐTĐ) Hoa đu đủ đực được biết đến vừa là thực phẩm vừa là vị thuốc trong Đông y, vậy đâu là cách sử dụng hoa đu đủ đực đạt hiệu quả cao nhất?
Nước vối có thực sự tốt cho sức khoẻ?

Nước vối có thực sự tốt cho sức khoẻ?

(LĐTĐ) Nước vối là thức uống được nhiều người yêu thích nhất là trong những ngày hè nóng bức, nhưng có một số nhóm người được khuyến cáo không nên uống loại nước này.
Hà Nội ghi nhận thêm 265 ca sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 265 ca sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Tuần qua, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 265 ca mắc sốt xuất huyết và 16 ổ dịch sốt xuất huyết.
Sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em

Sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em

(LĐTĐ) Bộ Y tế đã có Công văn số 5189 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em.
Ngành Y tế Hà Nội tổ chức cuộc thi tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số

Ngành Y tế Hà Nội tổ chức cuộc thi tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch 4134/KH-SYT tổ chức cuộc thi tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số ngành Y tế Hà Nội năm 2024.
Biểu dương “Người tốt, việc tốt” ngành Y tế Hà Nội năm 2024

Biểu dương “Người tốt, việc tốt” ngành Y tế Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/8, Sở Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” và biểu dương “Người tốt, việc tốt” ngành Y tế Hà Nội năm 2024.
Hà Nội chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh sởi

Hà Nội chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh sởi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp, với phương châm “phòng hơn chống”, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động