Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Cần thêm cơ chế đặc thù để phát triển bền vững cho các vùng trồng rau an toàn

(LĐTĐ) Với những khó khăn như việc đầu tư cơ sở hạ tầng của các tác nhân trực tiếp tham gia liên kết chưa được quan tâm đúng mức; nhiều vùng trồng rau an toàn chưa có khu chế biến rau an toàn riêng, chưa có hệ thống truy xuất nguồn gốc... khiến cho các vùng trồng rau an toàn tại Hà Nội đang gặp những hạn chế nhất định.
Mô hình rau an toàn nhìn từ một hợp tác xã Tạo sức bật cho Hợp tác xã nông nghiệp Phát huy thế mạnh nông nghiệp từ mô hình sản xuất rau an toàn

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội, việc phát triển các vùng rau an toàn trên địa bàn Thành phố hiện nay gặp không ít khó khăn. Trước hết là công tác quản lý ở các vùng rau không thuận lợi do nông hộ sản xuất quy mô nhỏ, phân tán với hơn 200.000 hộ.

Số liệu từ Sở NN&PTNT Hà Nội cũng cho thấy, hiện tại, toàn Thành phố vẫn còn 7.000ha chưa được chứng nhận đủ điều kiện an toàn, với khoảng 120.000 hộ sản xuất rau. Việc liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân còn thiếu chặt chẽ, hài hòa lợi ích giữa các bên, khiến hợp đồng tiêu thụ nông sản thường bị phá vỡ.

Cần thêm cơ chế đặc thù để phát triển bền vững cho các vùng trồng rau an toàn
Cần thêm những cơ chế đặc thù để phát triển các vùng rau an toàn ở Hà Nội

Qua khảo sát thực tế cho thấy, các vùng rau an toàn Hà Nội đang gặp những hạn chế nhất định như: Tỉ lệ tiêu thụ thông qua hợp đồng với hợp tác xã, doanh nghiệp còn rất ít, chủ yếu là qua kênh bán buôn tại các chợ đầu mối; việc đầu tư cơ sở hạ tầng của các tác nhân trực tiếp tham gia liên kết chưa được quan tâm đúng mức; nhiều vùng chưa có khu chế biến rau an toàn riêng, chưa có hệ thống truy xuất nguồn gốc.

Về vấn đề này, theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương cho biết, cùng với việc duy trì hơn 5.000ha rau an toàn đã được chứng nhận chất lượng, Sở NN&PTNT đang phối hợp với các địa phương mở rộng diện tích sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.

Cùng với đó, Sở NN&PTNT cũng sẽ đẩy mạnh tập huấn kiến thức về sản xuất rau an toàn cả ở các vùng chuyên canh và các vùng sản xuất quy mô nhỏ, bảo đảm các vùng sản xuất rau trên địa bàn Thành phố đã sản xuất là an toàn. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền để người dân tin tưởng, sử dụng rau an toàn theo chuỗi đã được cơ quan chức năng kiểm soát chất lượng, giúp các chuỗi sản xuất rau an toàn trụ vững.

Xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân, ngành nông nghiệp Hà Nội sẽ tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy sản xuất, kết nối tiêu thụ rau an toàn, phát triển các vùng sản xuất rau an toàn tập trung. Để giải bài toán liên kết tiêu thụ, Thành phố phấn đấu duy trì và tăng 20% chuỗi rau an toàn, nâng cao mức tiêu thụ rau an toàn qua hợp đồng, thúc đẩy sản xuất hiệu quả hơn.

Từ những khó khăn, rào cản thực tế, nhiều đơn vị sản xuất, tiêu thụ rau an toàn lớn trên địa bàn Hà Nội đề xuất, Thành phố cần có chính sách giao đất, cho thuê đất theo giá quy định của Nhà nước, cùng với cơ chế đặc thù khác để các hợp tác xã đầu tư xây trụ sở, khu sơ chế rau, nhà lạnh bảo quản, sản xuất áp dụng công nghệ cao.

Trăn trở về giải pháp phát triển chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ rau an toàn, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đông Cao (huyện Mê Linh) Đàm Văn Đua cho biết, để đáp ứng yêu cầu của thị trường, các thành viên hợp tác xã luôn chú trọng sản xuất an toàn, ghi chép nhật ký chăm sóc để truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên, để đi đường dài, không thể thiếu vai trò của doanh nghiệp phân phối, cũng như các cơ quan chức năng hỗ trợ hợp tác xã trong liên kết, ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp phân phối để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

Đưa ra khuyến nghị về giải pháp thúc đẩy liên kết sản xuất, tiêu thụ rau an toàn, TS. Nguyễn Thị Tân Lộc - Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương cho rằng, Hà Nội cần ban hành chính sách đặc thù. Cụ thể như: Chính sách hỗ trợ các chủ thể liên kết chi phí chứng nhận, bảo hộ nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, kiểm nghiệm, đăng ký mã số, mã vạch; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tổ chức sản xuất theo hợp đồng, năng lực tiếp cận hệ thống kênh phân phối hiện đại cho các đơn vị sản xuất.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bí thư Thành ủy Hà Nội tham gia Lễ Phát động toàn dân tổng vệ sinh môi trường sau cơn bão số 3

Bí thư Thành ủy Hà Nội tham gia Lễ Phát động toàn dân tổng vệ sinh môi trường sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 14/9, tại vườn hoa Vạn Xuân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội phối hợp với quận Ba Đình tổ chức Lễ phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Tỷ giá USD hôm nay (14/9): Đồng USD trên thị trường tự do tiếp tục giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (14/9): Đồng USD trên thị trường tự do tiếp tục giảm mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay 14/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.172 - giảm 15 VND. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 101,11 điểm, giảm 0,25%.
Giá vàng nhẫn vẫn ở mức cao nhất lịch sử

Giá vàng nhẫn vẫn ở mức cao nhất lịch sử

(LĐTĐ) Sáng nay (14/9), giá vàng nhẫn tròn trong nước vẫn ở mức 79 triệu đồng/lượng, cao nhất lịch sử.
Giá vàng hôm nay (14/9): Vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, xác lập kỷ lục mới

Giá vàng hôm nay (14/9): Vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, xác lập kỷ lục mới

(LĐTĐ) Sáng 14/9, giá vàng thế giới hôm nay đang được niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 2.577 USD/ounce, tăng 20 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua.
Viettel hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ 100 tỷ đồng

Viettel hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ 100 tỷ đồng

(LĐTĐ) Tính đến ngày 13/9, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) hỗ trợ người dân và khách hàng bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi tổng giá trị khoảng 100 tỷ đồng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 14/9: Ngày nắng, đêm có mưa rào

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 14/9: Ngày nắng, đêm có mưa rào

(LĐTĐ) Dự báo ngày 14/9, khu vực Hà Nội ngày nắng, đêm có mưa rào và dông rải rác, gió nhẹ.
Tiếp nhận hơn 775,5 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

Tiếp nhận hơn 775,5 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến 17h00 ngày 13/9/2024, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương số tiền 775,5 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3.

Tin khác

Thêm một tài xế trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh

Thêm một tài xế trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh

(LĐTĐ) Anh Thân Đỗ Thành, 27 tuổi, trú tại khu phố Ngọc Liên, phường Điện An, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam đã trở thành khách hàng may mắn tiếp theo của chương trình “Xé nhãn Trà Dr Thanh, 1 lần trúng x9 lần quà” khi trúng 9 triệu đồng nhờ giải khát với Trà Dr Thanh.
Nguồn cung ổn định, người dân không nên tích trữ thực phẩm quá mức cần thiết

Nguồn cung ổn định, người dân không nên tích trữ thực phẩm quá mức cần thiết

(LĐTĐ) Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, đến thời điểm hiện tại, các địa phương vẫn đảm bảo cung ứng nhu yếu phẩm, hàng hóa thiết thiết đến các vùng bị chia cắt do bão, lũ. Vì thế, Bộ Công Thương khuyến cáo, người dân bình tĩnh, phối hợp với các cơ quan Nhà nước và lực lượng chức năng khắc phục thiệt hại; dự trữ nguồn như yếu phẩm đủ dùng, không tích trữ quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do bão gây ra.
Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của hoàn lưu cơn bão số 3, nhiều địa phương đang gặp khó khăn trong việc phòng chống lụt bão… Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa, cũng như tăng cường quản lý thị trường, mới đây Bộ Công Thương đã có Công điện chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hoá lưu thông; đảm bảo không để xảy ra các vi phạm liên quan đến găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Hà Nội: Cơ bản các điểm bán hàng đã mở hoạt động bình thường sau bão

Hà Nội: Cơ bản các điểm bán hàng đã mở hoạt động bình thường sau bão

(LĐTĐ) Đánh giá về tình hình thị trường trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày 8/9, sau khi cơn bão số 3 đi qua, theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, cơ bản các điểm bán đã mở cửa bán hàng bình thường, đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân; chỉ còn một số điểm bán hàng bị ảnh hưởng bởi tuyến đường ngập lụt và hoặc có hư hỏng về cơ sở vật chất, các điểm này sẽ hoạt động lại ngay sau khi được khắc phục.
Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

(LĐTĐ) Theo trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (7/9), cơn bão số 3 đã tiến sâu vào đất liền. Thời điểm này, tại Hà Nội, dù trời đang mưa và gió lớn, tuy nhiên, hoạt động mua sắm tại các chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng tiện ích… vẫn diễn ra bình thường; hàng hoá, nhu yếu phẩm vẫn dồi dào, đảm bảo phục vụ nhu cầu người dân.
Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó cơn bão số 3

Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó cơn bão số 3

(LĐTĐ) Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính) yêu cầu các đơn vị có phương án chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ quốc gia để tổ chức xuất cấp kịp thời hàng dự trữ quốc gia, hỗ trợ các địa phương ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Chống gian lận thương mại điện tử: Đâu là giải pháp căn cơ?

Chống gian lận thương mại điện tử: Đâu là giải pháp căn cơ?

(LĐTĐ) Thời gian qua, hoạt động mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đang cho thấy sự phát triển rất nhanh chóng, song người tiêu dùng lại đang dần mất niềm tin với hoạt động này. Nguyên nhân được xác định là do tình trạng bán hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan, trong khi đó, các chế tài xử lý lại chưa đủ mạnh. Vậy, đâu là giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn vấn đề gian lận trong thương mại điện tử (TMĐT)?
Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, thành phố Hà Nội rất quan tâm chú trọng đến việc đầu tư, quy hoạch và phát triển làng nghề. Đặc biệt, phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”, Thành phố đã đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh, xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP, nông sản thực phẩm an toàn và chất lượng… Qua đó, tạo niềm tin với người tiêu dùng và góp phần nâng cao thương hiệu cho nông sản Thủ đô vươn xa.
8 tháng năm 2024, chỉ số CPI Hà Nội tăng 5,24%

8 tháng năm 2024, chỉ số CPI Hà Nội tăng 5,24%

(LĐTĐ) Tháng 8/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của thành phố Hà Nội tăng 0,07% so với tháng 7 và tăng 4,44% so với cùng kỳ năm 2023. Tính bình quân 8 tháng năm 2024, CPI của Hà Nội tăng 5,24% so với bình quân cùng kỳ năm 2023.
Kỳ nghỉ lễ 2/9, giá vé máy bay tăng mạnh

Kỳ nghỉ lễ 2/9, giá vé máy bay tăng mạnh

(LĐTĐ) Tính đến cuối ngày 29/8, theo ghi nhận của Cục Hàng không Việt Nam, giá vé máy bay của các hãng trong dịp lễ Quốc khánh đã tăng lên khoảng 20% so với 1 tuần trước.
Xem thêm
Phiên bản di động