Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Cần trao cho thành phố Hà Nội quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn

(LĐTĐ) Đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng, cần trao cho Thành phố quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn, bên cạnh khung “cứng” của Chính phủ, cho phép Hà Nội được tổ chức cơ quan chuyên môn phù hợp với điều kiện của mình.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị cho ý kiến việc tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi) Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về 8 dự án luật

Tự tổ chức các cơ quan chuyên môn

Đây là quan điểm của đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (Đoàn tỉnh Cà Mau) góp ý vào dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, diễn ra ngày 26/3.

Đại biểu Lê Thanh Vân đề nghị bổ sung 1 điều về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân. “Với đặc điểm, đặc thù của Hà Nội, cần trao cho Thành phố quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn. Bên cạnh khung “cứng” của Chính phủ, cho phép Hà Nội được tổ chức cơ quan chuyên môn phù hợp với điều kiện của mình.

Như vậy, sẽ có quy định cứng về các cơ quan bắt buộc phải tổ chức theo quy định của Chính phủ như Công an, Quân đội, Nội vụ, Tư pháp... còn các cơ quan liên quan đến tổ chức kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục, môi trường nên giao cho Thành phố toàn quyền quyết định theo tiêu chí của Thành phố. Chính phủ giám sát, kiểm soát quản lý thể chế, tổ chức đó”, đại biểu nêu rõ.

Cần trao cho thành phố Hà Nội quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (Đoàn tỉnh Cà Mau). Ảnh: Phạm Thắng/VPQH

Cũng theo đại biểu, quy định về thu hút, trọng dụng người có tài năng (chương II, điều 16) còn mang tính quy phạm chính trị nhiều, cần định chế thành quy định mạch lạc hơn. Khái niệm trọng dụng người có tài năng nên sửa lại là trọng dụng nhân tài, cao hơn có thể sửa là trọng dụng hiền tài.

Đại biểu cũng cho rằng, chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài có 3 trụ cột. Trong đó, thu hút bằng cách thi tuyển, tiến cử và tự tiến cử. Trọng dụng là bố trí đúng sở trường, năng lực nào thì bố trí công việc đấy, chứ không phải thu hút về xong để đấy, một người tài bố trí làm nhân viên hành chính thì lãng phí. Đồng thời, người tài phải có cơ hội thăng tiến, nếu “người tài ngồi dưới trướng kém tài, chưa nói là vô hạnh nữa... thì thôi, không có ý nghĩa”.

Đồng thời, phát minh sáng kiến của họ được tôn trọng và thực thi, cũng như cần có ưu đãi về thuế, lương, y tế, giáo dục, nhà ở. Bên cạnh đó, những ai tuyển dụng, tham gia vào thi tuyển, tiến cử người tài thì được khen thưởng, còn ai lạm dụng quy định để đưa người của mình, “4 C” (con cháu các cụ) vào thì kỷ luật cho nghiêm.

Đặt văn hóa vào vị trí xứng đáng

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn tỉnh Lạng Sơn) đánh giá cao việc tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), cho rằng dự thảo Báo cáo tiếp thu, giải trình được chuẩn bị công phu với nhiều nội dung cụ thể, chi tiết.

Về liên kết phát triển vùng, dự thảo Luật quy định mối quan hệ giữa Thủ đô Hà Nội trong 4 vùng, gồm: (1) vùng Thủ đô, (2) vùng đồng bằng sông Hồng, (3) vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và (4) vùng động lực phía Bắc. Đây là các quy định mới, có nhiều đột phá so với Luật hiện hành và mở rộng hơn so với Dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ 6.

Cần trao cho thành phố Hà Nội quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Quốc hội

Tuy nhiên, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cho rằng, dự thảo Luật lại chưa xác định Vùng Thủ đô gồm những địa phương nào, ranh giới ra sao? Do đó, cần xem xét bổ sung quy định xác định cụ thể các địa phương trong Vùng Thủ đô trong Dự thảo Luật làm căn cứ thực tiễn cho việc quy định các chính sách liên kết vùng, phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật quy định 4 lĩnh vực liên kết, phát triển vùng, gồm: Hạ tầng giao thông vận tải; bảo vệ môi trường, xử lý chất thải; phát triển nông nghiệp; phát triển du lịch. Theo đại biểu, cần tiếp tục rà soát, đánh giá, bổ sung thêm các lĩnh vực khác để thể chế hóa đầy đủ lĩnh vực liên kết vùng như đã xác định trong Nghị quyết số 30-NQ/TW.

Đại biểu đoàn Lạng Sơn cũng cho rằng, ngoài cơ chế đặc thù về cho phép áp dụng PPP trong lĩnh vực văn hóa (Khoản 1 Điều 39) và quy định về phát triển khu thương mại và văn hóa, thì các quy định của Dự thảo Luật cơ bản kế thừa quy định Điều 11 của Luật hiện hành, thiên về phát triển "phần cứng" chưa có nhiều quy định thúc đẩy "phần mềm" của văn hóa; chưa có quy định cụ thể để đạt mục tiêu xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam như được xác đinh tại Điều 21. Vì vậy, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị tiếp tục nghiên cứu để xác định được nét riêng, nét đặc trưng của văn hoá Thủ đô, đặt văn hóa vào vị trí xứng đáng trong xây dựng và phát triển Thủ đô.

Cần chế tài đủ mạnh

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn tỉnh Hà Nam) cho rằng, quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát tại Điều 25 dự thảo Luật còn những điểm bất cập. Theo số liệu tham khảo, hiện thế giới có 73 nước có quy định thử nghiệm có kiểm soát, tập trung công nghiệp, công nghệ số vào các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội. Đại biểu băn khoăn chúng ta đã có nghiên cứu tổng hợp đúc rút kinh nghiệm gì khi vận dụng xây dựng quy định này trong Luật Thủ đô chưa, các quy định như vậy giới hạn áp dụng cho một địa phương hay trong một lĩnh vực cụ thể?

Cần trao cho thành phố Hà Nội quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn
Đại biểu Trần Văn Khải, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường

Đại biểu cho rằng, dự thảo Luật quy định về định nghĩa cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, phạm vi thử nghiệm, quyền hạn quyết định, giới hạn không gian, thời gian, đối tượng... thủ tục có tính chất bao quát như luật chuyên ngành. Trong khi đó, hiện nay, Chính phủ cũng mới dự thảo mức Nghị định áp dụng cho lĩnh vực tài chính ngân hàng và chỉ quy định khái niệm về cơ chế, phạm vi, đối tượng... trong lĩnh vực này và đang lấy ý kiến, chưa có định nghĩa về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát.

Vì vậy, dễ có xung đột khi xây dựng Nghị định thực hiện trong lĩnh vực cụ thể lại vướng khái niệm chung quy định trong Luật Thủ đô. Theo đại biểu, cần sửa quy định Điều 25 phù hợp với yêu cầu và thực tế áp dụng ở Việt Nam, theo hướng quy định cơ chế, phạm vi, điều kiện, giới hạn trong theo từng lĩnh vực phù hợp với điều kiện đặc thù. Không nên quy định chung để có thể áp dụng tràn lan, dễ sơ hở.

Đại biểu đoàn Hà Nam cũng góp ý quy định về bảo vệ môi trường tại Điều 28 dự thảo Luật. Theo đại biểu, một vấn nổi cộm trong chính sách đặc thù hiện nay là chưa có chế tài đủ mạnh, xử phạt nghiêm khắc hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường và những vi phạm từ đạo luật khác tác động đến môi trường như quy hoạch, giao thông, phát triển khu dân cư, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm hay vấn đề vệ sinh môi trường kém, ý thức tuân thủ quy định bảo vệ môi trường thấp...

“Vì vậy, tôi đề nghị cần bổ sung quy định cho phép Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội có thể ra quy định về chế tài đủ mạnh để khắc phục tình trạng xâm hại môi trường mọi nơi, mọi lúc, kéo dài và thiếu ý thức, xem nhẹ vấn đề môi trường. Nếu không có chế tài nghiêm khắc, kịp thời thì khó thực hiện được những việc khó như dịch chuyển cơ sơ sản xuất lớn, nhỏ gây ô nhiễm môi trường ra ngoại vi trung tâm Thành phố”, đại biểu nói.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

(LĐTĐ) Theo trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (7/9), cơn bão số 3 đã tiến sâu vào đất liền. Thời điểm này, tại Hà Nội, dù trời đang mưa và gió lớn, tuy nhiên, hoạt động mua sắm tại các chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng tiện ích… vẫn diễn ra bình thường; hàng hoá, nhu yếu phẩm vẫn dồi dào, đảm bảo phục vụ nhu cầu người dân.
Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, ngành Công an đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó 8 tháng năm 2024 đã giải quyết 476.993 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 99,01%.
Cầu Giấy: Ứng phó bão số 3 với tinh thần ở mức cao nhất

Cầu Giấy: Ứng phó bão số 3 với tinh thần ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Quận Cầu Giấy đã tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó cơn bão số 3 với tinh thần ở mức cao nhất, trọng tâm là bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, không để thiệt hại về người và bảo vệ, giảm thiểu tối đa về tài sản của nhân dân.
Quận Long Biên: 9/14 phường có cây gãy, đổ; công tác khắc phục đang tiến hành khẩn trương

Quận Long Biên: 9/14 phường có cây gãy, đổ; công tác khắc phục đang tiến hành khẩn trương

(LĐTĐ) Theo báo cáo nhanh của Quận ủy Long Biên, tính đến 16h00 ngày 7/9/2024 trên địa bàn quận Long Biên, có 9/14 phường có cây bị gãy, đổ do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi); tuy nhiên quận đã chỉ đạo các địa phương dọn dẹp, xử lý kịp thời, không để ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
Quận Hoàn Kiếm: Khắc phục nhanh sự cố do bão số 3 gây ra

Quận Hoàn Kiếm: Khắc phục nhanh sự cố do bão số 3 gây ra

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tính đến 13 giờ ngày 7/9, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có 7 cây xanh bị đổ, gẫy, bật gốc; một số cây bị gẫy cành lớn; 3 người bị thương nhẹ do cành cây gẫy đổ... Các lực lượng chức năng của quận đã bố trí lực lượng ứng trực, phối hợp hiệu quả, xử lý nhanh sự cố đảm bảo an toàn giao thông.
Hà Nội: Tuyên truyền để người dân biết, chủ động phòng, tránh bão số 3

Hà Nội: Tuyên truyền để người dân biết, chủ động phòng, tránh bão số 3

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội yêu cầu tiếp tục thông tin thường xuyên liên tục diễn biến, dự báo đường đi, mức độ ảnh hưởng của cơn bão số 3. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kỹ năng ứng phó giông lốc, sấm sét, mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất và ngập úng để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại của cơn bão số 3.
Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, di dời 9 hộ gia đình khỏi vùng nguy hiểm

Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, di dời 9 hộ gia đình khỏi vùng nguy hiểm

(LĐTĐ) Theo báo cáo nhanh công tác phòng, chống cơn bão số 3 của quận Tây Hồ, tính đến 15h ngày 7/9, trên địa bàn quận có mưa nhỏ, mưa vừa không gây úng ngập cục bộ. Trên địa bàn quận đã xảy ra 13 cây gãy đổ, các lực lượng chức năng của các phường đã tổ chức giải tỏa đảm bảo giao thông đi lại được thuận lợi.

Tin khác

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chiều 5/9, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô đã chủ trì phiên họp của Tổ công tác.
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội đang vào cuộc đồng bộ, rà soát, xác định nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ được giao để Luật sớm đi vào cuộc sống, từ đó góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng “văn hiến - văn minh - hiện đại”.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 254/KH-UBND về tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp

Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Để đưa Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn cho rằng, việc rất nhiều, thời gian thì gấp, nên các sở ngành, đơn vị phải xác định rõ lộ trình, nỗ lực vào cuộc một cách kỹ càng và chắc chắn.
Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá 15 thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, sẽ tạo động lực, không gian mới để Thủ đô bứt phá phát triển. Để triển khai thi hành Luật (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025), thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch, phát động thi đua và đang khẩn trương, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết.
Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô

Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND), Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục (PBGDPL) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn ghi nhận sự vào cuộc của các cơ quan báo chí trong truyền thông dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), góp phần quan trọng vào việc dự thảo Luật được thông qua.
Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức

Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức

(LĐTĐ) Sáng 14/8, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng nhiệm vụ trọng tâm công tác PBGDPL 6 tháng cuối năm 2024.
Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo

Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Chiều 9/8, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đã chủ trì buổi làm việc với Sở Khoa học & Công nghệ (KH&CN) Hà Nội và Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về việc tổ chức thực hiện kế hoạch của UBND Thành phố về triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.
Sở Nội vụ Hà Nội thành lập 3 Tổ biên tập, chủ trì xây dựng 12 văn bản thi hành Luật Thủ đô

Sở Nội vụ Hà Nội thành lập 3 Tổ biên tập, chủ trì xây dựng 12 văn bản thi hành Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Sở Nội vụ Hà Nội được giao chủ trì tham mưu xây dựng 12 văn bản và phối hợp xây dựng 1 văn bản thi hành Luật Thủ đô.
Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện thi hành Luật Thủ đô 2024

Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, các cơ quan chức năng của Chính phủ và thành phố Hà Nội đang nỗ lực xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho biết, Sở Tư pháp đã xây dựng kế hoạch chi tiết thi hành luật ngay từ khi diễn ra Kỳ họp thứ 7.
Xem thêm
Phiên bản di động