Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Đảm bảo an toàn cho người dân trước nguy cơ thiên tai

(LĐTĐ) Những năm qua quận Bắc Từ Liêm đã chủ động triển khai thực hiện sớm, kịp thời các biện pháp phòng, chống và ứng phó thiên tai. Qua đó, góp phần giảm thiểu tối đa thiệt hại, ổn định đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Thanh Trì: Hiệp đồng sử dụng lực lượng, phương tiện làm nhiệm vụ ứng phó sự cố thiên tai Đảm bảo hạ tầng ngành Thông tin và Truyền thông phục vụ tốt công tác phòng chống thiên tai Quận Hoàng Mai: Ứng phó thiên tai xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”

Quan tâm nâng cấp, cải tạo đê điều

Quận Bắc Từ Liêm có diện tích 43,35 km2 với dân số hơn 330.000 người. Trên địa bàn quận có tuyến đê Hữu Hồng chảy qua với chiều dài 8.160m từ km 47+980 (tiếp giáp đê huyện Đan Phượng) đến km 56+140 (tiếp giáp đê quận Tây Hồ) thuộc cấp đê đặc biệt. Có 2 kè là kè Liên Mạc và kè Thụy Phương.

Hàng năm, địa bàn chịu ảnh hưởng bởi áp thấp nhiệt đới từ tháng 6 đến tháng 10 gây mưa lớn dẫn đến ngập úng cục bộ tại một số khu vực trong thời gian ngắn. Các khu vực có nguy cơ cao ảnh hưởng bởi thiên tai chủ yếu thuộc địa bàn 4 phường là: Thượng Cát, Liên Mạc, Thụy Phương, Đông Ngạc.

Do đặc thù địa hình, việc cải tạo đê điều tại quận Bắc Từ Liêm đặc biệt được Nhà nước, Thành phố và quận quan tâm. Hàng năm được sự quan tâm đầu tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các công trình liên quan đến đê điều và phòng, chống thiên tai của quận từng bước được đầu tư kinh phí để duy tu bảo dưỡng, tu sửa, xây mới.

Đơn cử như: Cải tạo nâng cấp đường hành lang chân đê và thượng lưu đê Hữu Hồng (năm 2021); chỉnh trang, trồng cỏ mái đê phía hạ lưu (năm 2021); chỉnh trang mái đê phía thượng lưu đê Hữu Hồng (năm 2022). Công trình kho dự trữ vật tư phòng, chống lụt bão kết hợp điếm canh đê (điếm số 1) và (điếm số 3) đê Hữu Hồng (năm 2022).

Đảm bảo an toàn cho người dân trước nguy cơ thiên tai
Khu vực đê Hữu Hồng (đường Thụy Phương) đối diện làng Chèm.

Theo Hạt trưởng Hạt Quản lý đê Bắc Từ Liêm Nguyễn Tùng Lâm: Về công tác phòng, chống thiên tai, năm 2022, Hạt đã phối hợp với phòng Kinh tế quận kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình đê điều trước, sau lũ và lập phương án hộ đê.

Hạt đã xây dựng đề cương và tổ chức tập huấn cho các lực lượng tham gia công tác phòng, chống thiên tai năm 2022 đảm bảo đúng yêu cầu. Đồng thời, thường xuyên phối hợp liên ngành kiểm tra tuyến, phát hiện sự cố đê điều, kiến nghị cấp có thẩm quyền chỉ đạo xử lý, nên tình hình công trình đê điều trong mùa lũ năm 2022 ổn định, an toàn.

Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng vi phạm pháp luật tại khu vực đê Hữu Hồng đang có dấu hiệu diễn biến phức tạp, số vụ vi phạm tăng, chủ yếu là các hành vi vi phạm dựng nhà xưởng, đổ đất thải, xây dựng công trình không phép, tập kết trung chuyển vật liệu xây dựng ngoài bãi sông và trong phạm vi bảo vệ đê điều ảnh hưởng trực tiếp đến công trình đê điều và phòng, chống thiên tai.

Để vận hành và quản lý công trình đê điều và phòng, chống thiên tai được đảm bảo an toàn, ổn định, Hạt Quản lý đê Bắc Từ Liêm kiến nghị Ủy ban nhân dân quận chỉ đạo các ban ngành tổ chức xử lý triệt để các vụ việc vi phạm, tránh gây bức xúc trong dư luận.

Trong khi đó, một số điếm canh đê hiện nay đã xuống cấp (5 điếm), Hạt Quản lý đê quận Bắc Từ Liêm đề nghị quận đầu tư xây mới đảm bảo công tác ứng trực, tuần tra canh gác đê trong mùa lũ; đầu tư cắm lại mốc chỉ giới bảo vệ đê.

Thực tế, hệ thống rãnh thoát nước đường hành lang và đường cứu hộ một số chỗ bị tắc gây úng ngập cục bộ. Do đó, Hạt Quản lý đê quận cho rằng, cần đầu tư khớp nối hệ thống với hệ thống dân sinh đảm bảo khi có mưa lớn hệ thống tiêu thoát kịp thời tránh các sự cố đang tiếc xảy ra.

Sẵn sàng biện pháp ứng phó với sự cố thiên tai

Chia sẻ về công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn quận, theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm Lưu Ngọc Hà, năm 2022, quận Bắc Từ Liêm đã tiếp nhận 79 tin báo cháy, cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn. Lực lượng chức năng của quận đã xuất 63 lượt xe chỉ huy, 144 lượt xe chữa cháy cùng 861 lượt chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ tham gia xử lý các vụ cháy và duy trì công tác thường trực sẵn sàng chiến đấu.13/13 phường đã thành lập đội xung kích với 650 người được huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ về phòng, chống thiên tai theo sự hướng dẫn của Ban Chỉ huy quân sự quận.

“Ủy ban nhân dân quận cũng đã xây dựng kế hoạch và đưa vào danh sách huy động lực lượng phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi có thiên tai với số lượng 2.683 người. Ban Chỉ huy quân sự quận đã ký hợp đồng ghi nhớ phương tiện huy động gồm 18 xe tải, 1 xuồng máy... Trong năm 2022, Ủy ban nhân dân quận đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 12 trường hợp vi phạm lĩnh vực đê điều, thủy lợi, phòng, chống thiên tai...”, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm cho hay.

Đảm bảo an toàn cho người dân trước nguy cơ thiên tai
Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Bắc Từ Liêm tập huấn cho các lực lượng làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai năm 2023.

Ông Lưu Ngọc Hà cũng cho biết, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức kiểm kê và tiến hành tiêu hủy các loại vật tư, dụng cụ bị hỏng, không còn sử dụng được tại kho, đồng thời bổ sung đầy đủ vật tư theo quy định đủ cho 1.000 người ứng cứu hộ đê; bổ sung đầy đủ vật tư, phương tiện, dụng cụ trang bị cho 7 điếm canh đê như áo phao, áo đi mưa, đèn pin, trống, đèn tín hiệu báo động lũ.

Năm 2023, quận Bắc Từ Liêm sẽ tiếp tục duy nghiêm chế độ trực ban 24/24 giờ ở các cấp để theo dõi, tổng hợp và tham mưu kịp thời các biện pháp phòng, chống ứng phó và khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xảy ra trên địa bàn.

Quận thường xuyên rà soát, kiện toàn cơ quan chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, bảo đảm tinh, gọn. Tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do sự cố, thiên tai xảy ra...

Để chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm Lưu Ngọc Hà đề nghị các cấp, ngành tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng hệ thống đê điều, các công trình thủy lợi, giao thông, cây xanh cần chặt tỉa, chặt bỏ, cột điện cần thay thế, cống hàm ếch, hố ga cần phải khơi thông, sửa chữa để xử lý trước mùa mưa bão…

Đồng thời, quận rà soát, thống kê các phương tiện, thiết bị phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tai, tiến hành tu sửa, bảo dưỡng thường xuyên để sử dụng khi cần thiết. Nạo vét, khơi thông dòng chảy các hệ thống tiêu thoát nước đảm bảo vận hành kịp thời, liên tục, hết công suất khi có mưa lớn xảy ra. Ngoài ra, các cấp, ngành tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm, vi phạm công trình thủy lợi, không để phát sinh vi phạm mới trên địa bàn.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đã để lại những thiệt hại đáng kể trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Theo báo cáo cập nhật đến 15h30 chiều nay (7/9), mặc dù chưa ghi nhận điểm ngập úng nào, nhưng quận Nam Từ Liêm đã có 140 cây bị đổ, gãy cành, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ về an toàn.
Đội tuyển Thái Lan duy trì lịch thi đấu với Việt Nam, đội Nga rút lui sớm do bão

Đội tuyển Thái Lan duy trì lịch thi đấu với Việt Nam, đội Nga rút lui sớm do bão

(LĐTĐ) Theo thông báo của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, đội tuyển Nga sẽ không tiếp tục tham gia giải đấu giao hữu quốc tế LPBank Cup 2024. Theo kế hoạch, họ sẽ lên đường về nước vào rạng sáng ngày 8/9 bằng chuyên cơ riêng.
Tin bão mới nhất: Tâm bão đã đến Thủ đô, gió giật cấp 12

Tin bão mới nhất: Tâm bão đã đến Thủ đô, gió giật cấp 12

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3, tại Hải Dương gió mạnh cấp 12, giật cấp 13; Lục Ngạn (Bắc Giang) gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; Hưng Yên gió mạnh cấp 8, giật cấp 11; Bắc Giang gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; Bắc Ninh gió mạnh cấp 7, giật cấp 10. Tâm bão đã đến Thủ đô Hà Nội...
Quy định chặt chẽ, cụ thể về tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ

Quy định chặt chẽ, cụ thể về tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ

(LĐTĐ) Đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị, cần cập nhật và cụ thể hóa vào dự thảo Luật Phòng không nhân dân các phân loại tàu bay không người lái, bao gồm tàu bay không người lái dân sự, tàu bay không người lái quân sự, tàu bay không người lái thương mại và giải trí.
Quận Bắc Từ Liêm: 69 cây bị đổ, 30 người dân phải sơ tán do bão Yagi

Quận Bắc Từ Liêm: 69 cây bị đổ, 30 người dân phải sơ tán do bão Yagi

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) quận Bắc Từ Liêm, tính đến 17h ngày 7/9, trên địa bàn quận có 69 cây xanh gãy đổ; 3 nhà dân bị tốc mái, 1 téc nước bị đổ vào mái nhà bên cạnh, đổ 2 bức tường rào. Quận đã sơ tán 10 phòng trọ (30 người dân) đến nơi an toàn để tránh bão Yagi. Hiện, quận đang tích cực khắc phục thiệt hại do mưa bão gây ra.
Thanh Oai: Khoảng 3.500ha lúa đổ rạp do bão số 3

Thanh Oai: Khoảng 3.500ha lúa đổ rạp do bão số 3

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn huyện Thanh Oai mưa đã gây đổ và đổ rạp khoảng 3.500ha lúa và chưa có diện tích lúa bị ngập nước. Ngoài ra, có khoảng 5ha rau, màu bị dập nát và hư hỏng… Hiện chưa ghi nhận thiệt hại các công trình khác.
Kịp thời thông tin rộng rãi để nhân dân chủ động phòng, tránh bão số 3

Kịp thời thông tin rộng rãi để nhân dân chủ động phòng, tránh bão số 3

(LĐTĐ) Theo báo cáo nhanh về công tác ứng phó khẩn cấp cơn bão số 3, tính đến 16h ngày 7/9, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội đã thông tin, tuyên truyền đậm nét về công tác ứng phó với cơn bão số 3 trên hệ thống thông tin cơ sở, trong đó tập trung vào các nội dung chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Thành phố ứng phó với bão số 3; hướng dẫn, cảnh báo người dân các các kỹ năng ứng phó trong cơn bão; thông tin đến người dân đảm bảo cung cấp hàng tiêu dùng thiết yếu…

Tin khác

Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đã để lại những thiệt hại đáng kể trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Theo báo cáo cập nhật đến 15h30 chiều nay (7/9), mặc dù chưa ghi nhận điểm ngập úng nào, nhưng quận Nam Từ Liêm đã có 140 cây bị đổ, gãy cành, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ về an toàn.
Quận Bắc Từ Liêm: 69 cây bị đổ, 30 người dân phải sơ tán do bão Yagi

Quận Bắc Từ Liêm: 69 cây bị đổ, 30 người dân phải sơ tán do bão Yagi

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) quận Bắc Từ Liêm, tính đến 17h ngày 7/9, trên địa bàn quận có 69 cây xanh gãy đổ; 3 nhà dân bị tốc mái, 1 téc nước bị đổ vào mái nhà bên cạnh, đổ 2 bức tường rào. Quận đã sơ tán 10 phòng trọ (30 người dân) đến nơi an toàn để tránh bão Yagi. Hiện, quận đang tích cực khắc phục thiệt hại do mưa bão gây ra.
Kịp thời thông tin rộng rãi để nhân dân chủ động phòng, tránh bão số 3

Kịp thời thông tin rộng rãi để nhân dân chủ động phòng, tránh bão số 3

(LĐTĐ) Theo báo cáo nhanh về công tác ứng phó khẩn cấp cơn bão số 3, tính đến 16h ngày 7/9, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội đã thông tin, tuyên truyền đậm nét về công tác ứng phó với cơn bão số 3 trên hệ thống thông tin cơ sở, trong đó tập trung vào các nội dung chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Thành phố ứng phó với bão số 3; hướng dẫn, cảnh báo người dân các các kỹ năng ứng phó trong cơn bão; thông tin đến người dân đảm bảo cung cấp hàng tiêu dùng thiết yếu…
Quận Đống Đa di chuyển người dân tại nhà riêng, chung cư nguy hiểm đến nơi tránh bão an toàn

Quận Đống Đa di chuyển người dân tại nhà riêng, chung cư nguy hiểm đến nơi tránh bão an toàn

(LĐTĐ) Trước diễn biến khó lường của bão số 3, ngày 7/9, quận Đống Đa đã tổ chức vận động, di chuyển người dân tại các nhà riêng, nhà chung cư nguy hiểm tới nơi kiên cố an toàn.
Hà Nội: Chủ động ứng phó bão số 3, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Hà Nội: Chủ động ứng phó bão số 3, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Trước khi bão số 3 đổ bộ đất liền, thành phố Hà Nội đã thực hiện các biện pháp ứng phó với bão. Trong đó, di dời hơn 200 người dân khu vực nguy hiểm tránh bão; rà soát các khu vực nguy hiểm, xung yếu nhằm đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất.
Quận Nam Từ Liêm: Chủ động ứng phó bão số 3, nỗ lực giảm thiểu thiệt hại

Quận Nam Từ Liêm: Chủ động ứng phó bão số 3, nỗ lực giảm thiểu thiệt hại

(LĐTĐ) Trong hai ngày 6 và 7/9, cơn bão số 3 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến Hà Nội. Tại quận Nam Từ Liêm, chính quyền quận đã nhanh chóng triển khai hàng loạt biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả và hỗ trợ kịp thời cho người dân bị ảnh hưởng.
Chủ động ứng phó với các tình huống xảy ra trong sản xuất và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản

Chủ động ứng phó với các tình huống xảy ra trong sản xuất và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, Ban Thường vụ Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tích cực triển khai các biện pháp ứng phó nhằm đảm bảo an toàn cho người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Quận Tây Hồ di dời 14 hộ dân ra khỏi chung cư nguy hiểm cấp D

Quận Tây Hồ di dời 14 hộ dân ra khỏi chung cư nguy hiểm cấp D

(LĐTĐ) Chiều ngày 7/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến và đơn vị chức năng, phường Thụy Khuê đã có mặt tại khu tập thể P16A phố Thụy Khuê - công trình nguy hiểm cấp D để vận động người dân di chuyển đến nơi an toàn trước những diễn biến phức tạp của bão số 3.
Huyện Gia Lâm chủ động triển khai các phương án ứng phó bão số 3

Huyện Gia Lâm chủ động triển khai các phương án ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, huyện Gia Lâm đã, đang và sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các bản tin, dự báo, cảnh báo thiên tai, diễn biến tình hình thời tiết để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các xã, thị trấn và nhân dân chủ động phòng tránh.
Cầu Giấy: Ứng phó bão số 3 với tinh thần ở mức cao nhất

Cầu Giấy: Ứng phó bão số 3 với tinh thần ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Quận Cầu Giấy đã tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó cơn bão số 3 với tinh thần ở mức cao nhất, trọng tâm là bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, không để thiệt hại về người và bảo vệ, giảm thiểu tối đa về tài sản của nhân dân.
Xem thêm
Phiên bản di động