Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Dấu xưa giữa lòng phố thị

(LĐTĐ) Cùng với quá trình chỉnh trang, phát triển đô thị, nhiều làng ở Hà Nội dần “thay da đổi thịt” với hàng loạt khu dân cư mới, đường sá thênh thang, nhà cao cửa rộng. Là thị dân giữa phố phường sầm uất, song nếu chậm rãi đi tìm lại những trầm tích lắng đọng chắc hẳn không ít người hoài cổ có thể dễ dàng thấy chất “làng” vẫn ít nhiều được lưu giữ.
dau xua giua long pho thi Căn nhà 100 năm tuổi đẹp nao lòng giữa phố thị

1. Chứng tích rõ ràng nhất của chất làng quê trong phố thị nếu nhắc đến hẳn phải kể tới những ngôi làng mang tên “Kẻ” của Hà Nội xưa. Theo lý giải của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, Kẻ là những địa bàn định cư, những đơn vị cơ sở đầu tiên của thời Hùng Vương dựng nước và có tuổi đời trên 2.000 năm. Theo lời nhà nghiên cứu dân gian Nguyễn Tọa, cứ nhẩn nha mà tính, Hà Nội lùi về thời điểm quãng trăm năm trước có rất nhiều… Kẻ. Đầu tiên có thể kể tới Kẻ Bưởi ôm ấp trong mình nhiều ngôi làng như Yên Thái, Hồ Khẩu, Đông Xã, Trích Sài, Võng Thị, Bái Ân, Trung Nha…

Tại vùng đất mang tên Kẻ Bưởi này hiện có nhiều làng nghề, trong đó có 2 nghề nổi tiếng là dệt lĩnh và làm giấy dó. Nhắc chuyện này, hẳn chẳng riêng tôi mà không ít người sẽ đều nhớ đến tiếng chày giã dó đã đi vào câu ca dao nổi tiếng trong những cuốn sách giáo khoa bậc tiểu học: “Gió đưa cành trúc la đà/Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương/Mịt mù khói tỏa ngàn sương/ Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.

dau xua giua long pho thi
Làng cổ là dấu ấn khó phai giữa nhịp sống đô thị xô bồ. Ảnh: Đức hà

Hà Nội khi xưa còn có vùng đất mang tên gọi là Kẻ Đơ. Dĩ nhiên những dấu vết của Kẻ Đơ để lại cho đô thị ngày nay có lẽ chỉ còn tìm thấy tại làng Triều Khúc… Trong nhịp chảy thời gian, những Kẻ Đáy, Kẻ Giàn, Kẻ Mọc, Kẻ Vẽ, Kẻ Noi… dần chỉ còn tìm thấy trong sách vở. Dấu tích xưa phai nhạt giờ muốn tìm cũng khó bởi trên đất xưa đã không còn tên xưa làng cũ nữa. Có chăng chỉ còn những bảng hiệu mang tính biểu trưng, nhận diện cho các ngôi làng trong Kẻ xưa như ở Phú Đô, Mễ Trì, Từ Liêm…

Cũng lạ, bản thân tôi đã không ít lần lạc bước đến làng Vẽ Đông Ngạc. Thế nhưng, phải mãi đến tận giờ tôi mới biết đó chỉ là tên nôm. Nay muốn tìm đến làng, muốn cánh xe ôm hiểu và đưa đến đúng địa chỉ thì phải gọi là phường Đông Ngạc. Có một chuyện ít người biết đó là dải đất này ngoài chuyện được xếp “top” đầu trong những làng cổ nhất, khoa bảng nhất thì nơi đây còn là điểm lưu giữ được nhiều di tích, nhiều nét văn hóa làng xã bậc nhất ở khu ngoại ô Hà Nội. Và càng đáng trân trọng hơn khi sự quan tâm, giúp đỡ nhau trên vùng đất này sau bao biến thiên, xô bồ của cuộc sống vẫn không có mấy đổi thay.

2. Lại nữa, nhắc đến làng trong phố, người Hà Nội sống nhiều năm dường như ai cũng biết đến những làng hoa Ngọc Hà, Nhật Tân hay húng Láng… Thế nhưng, những tên hoa, tên rau ấy giờ chỉ còn trong ký ức. Càng bất ngờ hơn khi biết Hà Nội cũ cũng đã từng có 109 chiếc cổng làng cổ. Hà Tây trước khi nhập về Hà Nội thì có hơn 100 cổng làng. Hầu hết những cổng này được xây dựng trước năm 1945.

dau xua giua long pho thi

Thế nhưng, dấu tích xưa nay ít nhiều đã phai nhạt. Nay hồn xưa được lưu giữ chắc chỉ còn thấy được tại một số nơi như cổng làng Mông Phụ ở Đường Lâm, Sơn Tây, cổng làng Chi Quan ở Thạch Thất, cổng làng Ước Lễ ở Thanh Oai… Số cổng làng còn lại thì sao? Dĩ nhiên, đa số chúng đã bị sửa sang, không còn giữ được những giá trị ban đầu. Nhiều cổng còn bị bủa vây bởi đủ loại hàng quán rồi bị chìm khuất giữa những kiến trúc hiện đại óng ánh khác.

Quanh chuyện cổng làng cũng có không ít thú vị. Làng Hồ Khẩu, nay nằm trên đường Thụy Khuê, thuộc cụm dân cư số 1 và số 2 phường Bưởi, quận Tây Hồ là một ví dụ. Nghe các cao niên kể lại, thuở xưa, ở cổng làng này, hễ dong chân bước qua là khách phải… nhập gia tùy tục. Bởi, lệ làng là vậy. Ra vào làng, không phải ai cũng có thể tùy tiện đi qua bất cứ cái cổng nào, bởi mỗi chiếc cổng làng đều được dành cho các đối tượng riêng biệt. Cổng dành cho quan, cho dân, cho đám ma và đám cưới là hoàn toàn khác nhau.

Dĩ nhiên, dù đối tượng qua cổng khác nhau nhưng cổng làng luôn mở quanh năm cho tất cả mọi người. Đang tìm hiểu về lịch sử thăng trầm của những chiếc cổng làng ở giữa Thủ đô, cụ Nguyễn Thị Tư, phường Nghĩa Đô, năm nay đã hơn 90 tuổi, gọi với tôi lại rồi rỉ rả: “Nếu mà tôi không đau chân phải tập tễnh thì tôi sẽ đi tuyên truyền. Phải tuyên truyền, kể chuyện để giữ lại những di tích lịch sử của làng, mà chiếc cổng làng phải được gìn giữ đầu tiên”.

3. Nhắc đến những thi vị của làng hẳn không thể thiếu đồ ăn, thức uống truyền thống. Tương Mông Phụ là một điển hình. Ít ai biết rằng, thức gia vị dân giã đặc biệt này là đặc sản của đất hai vua Đường Lâm - thị xã Sơn Tây. Một “thổ địa” làng bảo, phải vào tận những ngôi nhà cổ, ăn cơm cùng gia chủ mới cảm được hết cái tình, cái thi vị của ngôi làng cổ đất Bắc này. Bữa cơm có thể đơn giản là cơm trắng, rau muống luộc và tương nếp chấm, cà muối xổi nhưng cũng đủ ngon, đủ ấm áp và gần gũi.

Lại nhắc chuyện làm tương, men theo con đường làng hình xương cá, tôi tìm đến nhà ông Hà Hữu Thể - một trong những gia đình nắm được kiểu cách làm tương truyền thống. Nghe kể, để có được bát tương ngon cũng hội tụ không ít nét cầu kỳ, kiểu cách. Đầu tiên phải kén kỹ đỗ tương với những hạt to, đều và bóng. Đỗ được rang nhỏ lửa, quấy đều, chín vừa. Rang xong, người làng sẽ xay nhỏ đỗ rồi đổ ra mẹt phơi một ngày, hôm sau bỏ vào chum sành, đổ nước vừa đủ và ngâm. Nước ngâm cũng phải lấy ở giếng làng mới đủ độ mát và trong.

Thứ nữa, gạo nếp làm tương cũng phải chọn kỹ là giống nếp cái hoa vàng, vị bùi, thơm và không xát trắng quá để giữ nguyên tinh chất dinh dưỡng của hạt gạo. Nếp đem đồ xôi, có mùi thơm gạo đầu mùa, hạt dẻo vừa phải là vừa ngon. Cho tương vào chum nước ngâm khoảng 4 - 5 ngày là lên men. Nếu thời tiết lạnh thì phải ngâm 5 ngày còn ngày nóng như mùa hè thì 4 ngày là gạo đã lên men. Khi đã ủ mốc xong, cho nước muối vào chum trước, tiếp là nước tương, bột đậu, sau cùng cho mốc. Khâu đánh tương cũng rất quan trọng. Nghe bảo, buổi sáng mở nắp chum phải quấy tương đều tay từ dưới và phơi nắng cho đến tối thì úp nắp chum.

Đánh tương liên tục khoảng 12 ngày đến 1 tháng để cho bay hết hơi mốc, cái tương chìm xuống, nước cốt tương nổi lên ngả màu vàng óng màu vàng hoa cải là màu đẹp nhất của tương. Chừng ấy chưa đủ, làm tương còn phụ thuộc vào yếu tố thời tiết. Nếu trời không có nắng, quá lạnh, độ ẩm cao, thấp cũng không thể cho ra đời mẻ tương ngon. Cho đến nay, với những gia đình ở Đường Lâm, chén tương chấm hằng ngày quen thuộc và trong mâm cơm cúng tổ tiên những ngày lễ Tết cũng chẳng thể thiếu. Người ta vẫn rỉ rả bảo nhau rằng: “Còn trời, còn đất, còn mây. Còn ao rau muống, còn đầy chum tương”.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khành thành

Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khành thành

(LĐTĐ) Cung thiếu nhi Hà Nội có tổng mức đầu tư theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội là 1.376,4 tỷ đồng. Sau 54 tháng thi công, dự kiến chi phí quyết toán dự án là 1.150 tỷ đồng (tiết kiệm trên 10% chi phí đầu tư). Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng LHQ Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm Cuba.
Công đoàn Trường Tiểu học Khương Mai chung tay ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Công đoàn Trường Tiểu học Khương Mai chung tay ủng hộ đồng bào bị bão lũ

(LĐTĐ) Cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh Trường Tiểu học Khương Mai đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3, kết quả, toàn trường đã quyên góp được hơn 281 triệu đồng và nhiều hiện vật.
Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

(LĐTĐ) Microsoft đã đầu tư rất nhiều vào việc tăng cường bảo mật cho Windows. Tường lửa, chương trình diệt vi-rút được kích hoạt tự động, nhiều chức năng bảo mật khác nhau để bảo vệ chống lại vi-rút khởi động và nhiều chức năng khác giúp đảm bảo tin tặc và phần mềm độc hại không thể dễ dàng chiếm đoạt PC chạy Windows.
Từ đêm nay (21/9), miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa

Từ đêm nay (21/9), miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khoảng đêm nay 21/9 và sáng sớm 22/9, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ.

Tin khác

Khơi gợi tiềm năng làng cổ

Khơi gợi tiềm năng làng cổ

(LĐTĐ) Hà Nội hiện có nhiều làng cổ với kiến trúc độc đáo, truyền thống lịch sử và bề dày văn hóa. Tiêu biểu trong các làng cổ có thể kể đến như: Đường Lâm, Cự Đà, Bát Tràng… mỗi nơi lại có một sắc thái riêng biệt, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa. Tuy nhiên, dù làng cổ được đánh giá là "mỏ vàng" hiện hữu, có nhiều tiềm năng phục vụ du lịch Thủ đô, nhưng hiện các huyện ngoại thành vẫn chưa khai thác hết giá trị vốn có.
Sơn Tây mang Trung thu đến trẻ em vùng lũ

Sơn Tây mang Trung thu đến trẻ em vùng lũ

(LĐTĐ) Ngày 15/9 (13 tháng 8 Âm lịch), Thị ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức chương trình “Vui Tết Trung thu 2024” cho trẻ em trên địa bàn. Hơn 600 học sinh chăm ngoan, học giỏi đến từ 15 xã, phường trên địa bàn đã có những giây phút thoải mái, vui vẻ với Nghệ sĩ nhân dân Xuân Bắc và Tự Long.
Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

(LĐTĐ) Trước tình hình nhiều người dân tại quận Bắc Từ Liêm phải sơ tán đến nơi ở tạm do mực nước sông dâng cao, Hội Phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm đã chủ động, kịp thời phát động phong trào "nhường cơm sẻ áo" kêu gọi hội viên chung ta hỗ trợ nhân dân.
Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội - Transerco thông tin, hôm nay (10/9) một hành khách đi xe buýt từ Phú Xuyên đi Thường Tín đã đãng trí bỏ quên chiếc túi có 150 triệu đồng vừa rút từ ngân hàng về. Ngay khi phát hiện số tài sản này, đội ngũ lái xe buýt và nhân viên phục vụ của Transerco đã hỗ trợ tìm kiếm, bảo quản và trao lại cho hành khách số tiền lớn bị bỏ quên này.
Phụ nữ Thủ đô hỗ trợ người dân gặt lúa giảm thiệt hại do bão

Phụ nữ Thủ đô hỗ trợ người dân gặt lúa giảm thiệt hại do bão

(LĐTĐ) Sau bão, cùng với nhiều diện tích hoa màu trên địa bàn một số quận, huyện bị ảnh hưởng, nhiều cánh đồng lúa cũng rơi vào tình trạng ngập úng hoặc gãy đổ. Trong những ngày qua, các cấp Hội phụ nữ Thủ đô đã hỗ trợ gặt sớm lúa đổ tại nhiều cánh đồng, nhằm giảm bớt thiệt hại về kinh tế cho bà con.
Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

(LĐTĐ) Hiếu học là truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ít ai biết, ở vùng xứ Đoài xưa, mạch nguồn hiếu học luôn được vun bồi, chăm chút. Minh chứng dễ thấy, ở thị xã Sơn Tây hiện còn lưu giữ di tích Văn Miếu - sánh ngang với một số Văn Miếu hàng tỉnh tiêu biểu như: Văn Miếu Xích Đằng ở Hưng Yên, Văn Miếu Mao Điền ở Hải Dương hay Văn Miếu Bắc Ninh ở tỉnh Bắc Ninh… Hơn hết, Văn miếu Sơn Tây là nơi tôn thờ, tri ân công đức to lớn của Đức Thánh Khổng Tử và các vị hiền triết, cùng hàng trăm danh nhân khoa bảng của vùng xứ Đoài.
Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

(LĐTĐ) Trải qua hàng ngàn năm, sông Hồng vẫn lặng lẽ bồi đắp cho sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khơi nguồn, phát huy những giá trị đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được xây dựng và không bao lâu sẽ trở thành hiện thực sẽ tiếp nối mạch chảy từ ngàn đời nay.
Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

(LĐTĐ) Sáng 29/8, Huyện ủy Thanh Trì tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9 cho các đảng viên có từ 30 - 70 năm tuổi Đảng.
Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024 của thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Thành phố tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng. Cuộc thi Thử thách “Check in Hanoi” với áo dài được đông đảo phụ nữ các quận, huyện tham gia.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

(LĐTĐ) Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Thức quà Hà Nội" đã mở ra một bức tranh đa sắc về văn hóa và ẩm thực Thủ đô, thu hút hơn 20.000 lượt khách khám phá. Qua đó, một hình ảnh Hà Nội năng động, hiện đại nhưng vẫn giữ trọn vẹn nét đẹp truyền thống được lan tỏa mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Xem thêm
Phiên bản di động