Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Để lộ thông tin cá nhân có thể bị phạt tới 500 triệu đồng

(LĐTĐ) Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định đối với dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng. Nghị định này do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.
Phần mềm Zoom để lộ thông tin cá nhân hơn 500 nghìn tài khoản người dùng Nguyên nhân ban đầu khiến 10.000 người Việt bị lộ thông tin cá nhân Nhiều câu hỏi lớn việc lộ thông tin cá nhân từ các vụ lừa tiền phụ huynh

Bộ Công an đề xuất mức phạt đến 500 triệu đồng đối với hành vi để lộ thông tin cá nhân từ 1 - 5 triệu người, nếu số người bị lộ nhiều hơn thì phạt theo phần trăm doanh thu của doanh nghiệp.

Dữ liệu cá nhân bị đánh cắp, rao bán nhằm trục lợi

Trong dự thảo tờ trình, Bộ Công an nêu thực trạng an ninh thông tin, an ninh dữ liệu đã được quan tâm nhưng chưa có chế tài xử lý. Điển hình là việc dữ liệu thông tin cá nhân bị sử dụng, đánh cắp, công khai, trao đổi, rao bán nhằm trục lợi, chào mời khách hàng sử dụng các loại hình dịch vụ.

Thông tin cá nhân người sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trên không gian mạng đang bị thu thập, khai thác, sử dụng công khai bởi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung số, thương mại điện tử, nhiều ứng dụng lưu trữ dữ liệu tại nước ngoài.

Đây là những hành vi cần có mức xử phạt để tăng hiệu lực của pháp luật, tăng sức răn đe, ngăn ngừa tội phạm.

Thực tế phức tạp là vậy nhưng Bộ Công an cho hay, quá trình thực thi pháp luật về an ninh mạng còn nhiều khó khăn.

Nếu để lộ thông tin cá nhân có thể bị phạt tới 500 triệu đồng
Ảnh minh hoạ.

Các hành vi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng chưa được xác định cụ thể; nhiều hành vi được quy định rải rác trong các văn bản xử phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực khác nhau, một số hành vi chưa có văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết nên chưa có cách hiểu thống nhất, dẫn đến vướng mắc khi áp dụng trong thực tiễn. Nhiều hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng được quy định trong luật An ninh mạng và một số văn bản hướng dẫn thi hành nhưng chưa có chế tài xử phạt.

Đặc biệt, với mức độ lợi nhuận thu được từ các hoạt động trên không gian mạng, nếu không áp dụng mức phạt tối đa đối với một số hành vi vi phạm về an ninh mạng, sẽ không đủ sức răn đe, chưa tương xứng với hậu quả thiệt hại gây ra, chưa phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội.

Đề xuất phạt tiền, thậm chí phạt theo doanh thu

Tại dự thảo nghị định, Bộ Công an đề xuất mức phạt tiền rất cao đối với nhiều hành vi vi phạm liên quan đến dữ liệu cá nhân.

Trong đó, cơ quan soạn thảo đề xuất phạt 70 - 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi: sử dụng dữ liệu cá nhân của khách hàng không được thu thập qua hoạt động kinh doanh của mình để kinh doanh dịch vụ tiếp thị, giới thiệu sản phẩm quảng cáo; cung cấp thông tin của khách hàng trái với nguyên tắc xử lý dữ liệu cá nhân… Trường hợp vi phạm từ 2 lần trở lên, phạt tiền tới 5% tổng doanh thu năm tài chính liền trước tại Việt Nam.

Mức phạt này cũng được đề xuất với các hành vi: mua, bán trái phép dữ liệu cá nhân nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; chuyển giao dữ liệu cá nhân không thuộc các trường hợp được pháp luật quy định cho phép chuyển giao hoặc trái với nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân…

Bộ Công an còn đề xuất phạt 70 - 100 triệu đồng đối với các hành vi: bên kiểm soát dữ liệu cá nhân, bên kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân không lập hoặc không lưu giữ hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân của mình kể từ thời điểm bắt đầu xử lý dữ liệu cá nhân; bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài không lập hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài và thực hiện các thủ tục theo quy định...

Đặc biệt, Bộ Công an đề xuất phạt tiền gấp 2 lần quy định trên đối với hành vi để lộ, mất hoặc chuyển dữ liệu cá nhân của 100.000 đến dưới 1 triệu công dân Việt Nam.

Phạt tiền gấp 5 lần đối với hành vi để lộ, mất hoặc chuyển dữ liệu cá nhân của từ 1 triệu đến dưới 5 triệu công dân Việt Nam.

Trường hợp từ 5 triệu công dân Việt Nam trở lên, mức phạt tiền bằng 3 - 5% tổng doanh thu năm tài chính liền trước tại Việt Nam.

Các mức phạt tiền được đề xuất nêu trên là áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Ngoài phạt tiền, Bộ Công an đề xuất thêm một số hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả như: tước quyền sử dụng giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; buộc khôi phục, buộc gỡ bỏ, buộc đính chính, buộc xin lỗi…

H.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên năm học 2024 - 2025

Mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng. Do đó, mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) của học sinh, sinh viên cũng sẽ có sự thay đổi.
Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý

Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký xác thực Văn bản hợp nhất số 7/VBHN-BNV, hợp nhất Nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

(LĐTĐ) Tối 2/9, trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có một đêm sôi động khi hàng nghìn người dân từ khắp nơi đổ về khu vực trung tâm để vui chơi và chiêm ngưỡng màn pháo hoa rực rỡ chào mừng Quốc khánh 2/9.
"Xuyên lễ" cấp căn cước cho công dân Phú Xuyên

"Xuyên lễ" cấp căn cước cho công dân Phú Xuyên

(LĐTĐ) Trong dịp nghỉ lễ 2/9, Công an huyện Phú Xuyên đã tổ chức cấp căn cước cho người dân với tinh thần "làm hết việc chứ không hết giờ". Nỗ lực này giúp đảm bảo mọi công dân hoàn tất thủ tục cấp căn cước, đặc biệt trong thời điểm kỳ nghỉ lễ kéo dài.
Chi tiết về thời hạn sử dụng thẻ Căn cước trẻ em

Chi tiết về thời hạn sử dụng thẻ Căn cước trẻ em

(LĐTĐ) Theo Luật Căn cước 2023, thẻ Căn cước trẻ em có thời hạn tùy theo độ tuổi: Cấp đổi khi 14, 25, 40, và 60 tuổi. Trẻ dưới 14 tuổi có thẻ sử dụng đến khi đủ 14 tuổi.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Liên quan đến công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đưa ra 5 lưu ý với các Sở GD&ĐT.
Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long mới đây đã ký ban hành Quyết định số 918/QĐ-TTg thực hiện Kết luận số 83-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 142/2024/QH15 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.

Tin khác

Chung tay đẩy lùi ma túy học đường

Chung tay đẩy lùi ma túy học đường

Những năm gần đây, ma túy trá hình đã và đang đe dọa lứa tuổi học trò dưới nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau. Thủ đô Hà Nội, trung tâm của cả nước, cũng là “mảnh đất” dễ nảy sinh tệ nạn ma túy học đường. Bảo vệ các em tránh khỏi ma túy là trách nhiệm của gia đình, nhà trường cũng như của cả xã hội.
Cập nhật các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới nhất

Cập nhật các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới nhất

(LĐTĐ) Theo Cục An toàn thông tin, thời gian gần đây các vụ lừa đảo mạo danh gia tăng mạnh mẽ. Vì vậy, đối với các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến, người dân cần tìm hiểu kỹ, nắm bắt và trang bị cho mình những kỹ năng phòng tránh cần thiết.
Cảnh báo thủ đoạn hướng dẫn cài đặt phần mềm đăng ký cấp căn cước để lừa đảo

Cảnh báo thủ đoạn hướng dẫn cài đặt phần mềm đăng ký cấp căn cước để lừa đảo

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã liên tục cảnh báo về thủ đoạn giả danh Công an gọi điện yêu cầu người dân cài đặt phần mềm Dịch vụ công giả mạo để chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn thiếu cảnh giác và chưa cập nhật thông tin xã hội, báo chí, dẫn đến việc dễ dàng “sập bẫy” thủ đoạn này.
Giữ bình yên trên không gian mạng

Giữ bình yên trên không gian mạng

(LĐTĐ) Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn ra với những thủ đoạn tinh vi, hình thức liên tục thay đổi, nếu không quyết liệt ngăn chặn, đẩy lùi vấn nạn lừa đảo trực tuyến, nhiều người dân sẽ e ngại khi hoạt động trên không gian mạng.
Bôi nhọ danh dự người khác trên mạng xã hội: Cần phải xử lý thật nghiêm!

Bôi nhọ danh dự người khác trên mạng xã hội: Cần phải xử lý thật nghiêm!

(LĐTĐ) Mạng xã hội là thành tựu của khoa học công nghệ, là thế giới thu nhỏ để kết nối con người với nhau và cũng là kênh để truyền tải hình ảnh, các thông tin của tổ chức, cá nhân.Tuy nhiên, thời gian qua không ít người lợi dụng mạng xã hội để bôi xấu danh dự cá nhân. Đây là điều không thể chấp nhận, cần và càng phải xử lý thật nghiêm!
Cảnh báo chiêu trò lừa đảo bán thuốc đặc trị trên mạng xã hội

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo bán thuốc đặc trị trên mạng xã hội

(LĐTĐ) Hiện nay, tình trạng lừa đảo trực tuyến xuất hiện ngày càng nhiều với các chiêu trò lừa đảo tinh vi. Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân tuyệt đối không mua bán trên mạng xã hội, đặc biệt là đối với các loại thuốc đặc trị không rõ nguồn gốc.
Sẽ hạ thấp mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về nồng độ cồn

Sẽ hạ thấp mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về nồng độ cồn

(LĐTĐ) Bộ Công an dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Từ việc Gạo Ông Cua bị giả mạo: Vẫn nóng chuyện bảo vệ thương hiệu

Từ việc Gạo Ông Cua bị giả mạo: Vẫn nóng chuyện bảo vệ thương hiệu

(LĐTĐ) Sau vụ việc hàng loạt cửa hàng kinh doanh gạo lớn ở nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội bị “bêu tên” vì bán gạo giả mạo nhãn hiệu “Gạo Ông Cua” - “cha đẻ” giống gạo ST25, chưa kịp lắng xuống; mới đây, thương hiệu gạo này tiếp tục bị giả mạo và bày bán tràn lan trên sàn thương mại điện tử Shopee, một lần nữa gióng lên cảnh báo về câu chuyện bảo vệ thương hiệu gạo từng đạt giải ngon nhất thế giới này ngay tại thị trường Việt Nam.
Báo động nạn giả mạo cơ quan nhà nước để lừa đảo

Báo động nạn giả mạo cơ quan nhà nước để lừa đảo

(LĐTĐ) Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, thời gian qua, trên các nền tảng mạng xã hội không chỉ xảy ra tình trạng mạo danh người uy tín, người nổi tiếng, hay các doanh nghiệp… để lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà ngay các bộ, ngành cũng lên tiếng về việc bị giả mạo trang web, văn bản để thực hiện hành vi lừa đảo.
Cảnh giác để không “sập bẫy” những cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng

Cảnh giác để không “sập bẫy” những cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các cuộc gọi lừa đảo được thực hiện vô cùng tinh vi, các đối tượng lừa đảo thường giả danh cơ quan chức năng để gọi điện dọa nạt, thu thập thông tin cá nhân… nhằm chiếm đoạt tài sản. Khi nhận được các cuộc gọi tự xưng là cơ quan chức năng, người dân cần tỉnh táo, bình tĩnh không vội làm theo những yêu cầu mà các đối tượng đưa ra.
Xem thêm
Phiên bản di động