Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Đề thi Ngữ văn vừa sức, thí sinh thoải mái tâm lý trước giờ thi Ngoại ngữ

(LĐTĐ) Gần 106.000 thí sinh Hà Nội đã hoàn thành bài thi môn Ngữ văn - môn thi đầu tiên của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2024 - 2025. Ghi nhận của phóng viên, tâm trạng chung của các thí sinh sau khi rời khỏi điểm thi khá nhẹ nhõm, vui vẻ.
Gần 106.000 thí sinh Hà Nội bước vào môn thi đầu tiên của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Không xảy ra ùn tắc giao thông trong ngày đầu thi tuyển sinh lớp 10 THPT Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội động viên thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Rời điểm thi Trường THPT Phan Đình Phùng (quận Ba Đình), Nguyễn Thuỳ Anh (học sinh lớp 9 Trường Trung học cơ sở Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình) nở nụ cười tươi rói. Thuỳ Anh chia sẻ: “Đề thi năm nay vừa sức với em. Các câu hỏi đều nằm trong chương trình em đã được ôn tập rất kỹ trên lớp. Với đề thi này, em hy vọng mình có thể đạt ít nhất 8,25 điểm. Vượt qua bài thi đầu tiên thuận lợi, em sẽ có động lực tốt để dự thi 2 môn thi tiếp theo”.

đè thi văn
Thí sinh Hà Nội đã hoàn thành bài thi đầu tiên của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024 - 2025.

Thuỳ Anh cũng cho biết, em cảm thấy ấn tượng với nội dung câu hỏi nghị luận xã hội “Theo em, có ích kỷ không nếu chúng ta không sống để đáp ứng mong đợi của người khác? Vì sao?” và câu hỏi “Nên ứng xử như thế nào trước mong đợi của những người thân yêu với chúng ta”. Thuỳ Anh cho rằng đây là câu hỏi rất hay và thú vị với em, đặc biệt là trong xã hội hiện đại, giới trẻ có nhiều điều kiện để tiếp xúc với các luồng văn hóa, tư tưởng khác nhau. Cái “tôi” và bản lĩnh, suy nghĩ của mỗi người cũng khác nhau.

Cùng tâm trạng với Thuỳ Anh, Nguyễn Thái Nam (học sinh lớp 9 Trường Trung học cơ sở Chu Văn An, quận Tây Hồ) cũng rời khỏi điểm thi với tâm trạng khá thoải mái. Thái Nam cho biết: “Môn Ngữ văn vốn là môn em lo lắng nhất. Tuy nhiên đề thi không quá khó với em. Em dự kiến đạt tầm 8 điểm”.

Bài thi môn Ngữ văn được ra dưới hình thức tự luận. Nhiều phụ huynh cho rằng, Ngữ văn là môn khó, đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức tổng hợp cả trong sách vở lẫn thực tế từ đời sống. Tuy nhiên, sau khi các thí sinh rời khỏi phòng thi với tâm trạng tốt, hầu hết phụ huynh cũng thở phào.

đè thi văn
Thí sinh rời khỏi điểm thi với tâm trạng khá thoải mái.

“Con tôi có lực học tương đối tốt, nhưng vì lo lắng và áp lực quá mà cả đêm qua cháu không ngủ được. Hoàn thành môn thi đầu tiên, tôi thấy con thoải mái hơn. Điều quan trọng nhất lúc này là con cần vững tinh thần và sức khỏe để hoàn thành trọn vẹn 2 bài thi còn lại”, chị Vũ Minh Ngọc (phụ huynh thí sinh dự thi tại điểm thi Trường THPT Phan Đình Phùng) chia sẻ.

Theo thầy giáo Nguyễn Phi Hùng (giáo viên Ngữ văn, Hệ thống giáo dục HOCMAI), cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập ở Hà Nội năm nay vẫn giữ nguyên như mọi năm với thời gian làm bài 120 phút và thí sinh sẽ thực hiện trả lời các câu hỏi ngắn, viết hai đoạn văn. Kiến thức văn học và tiếng Việt bám sát chương trình Ngữ văn lớp 9. Dự kiến kiến phổ điểm trung bình có thể từ 6,5 đến 7 điểm nhưng sức nóng điểm chuẩn cũng vẫn sẽ là một vấn đề đáng quan tâm của kỳ thi năm nay.

Cụ thể, với phần I (6,5 điểm): Ba câu hỏi đọc - hiểu bài thơ Đồng chí của Chính Hữu sẽ khiến một số thí sinh bỡ ngỡ vì tác phẩm này đã xuất hiện trong đề thi vào năm 2021. Tuy nhiên đây là một bài thơ không khó để cảm nhận và phân tích nên nếu nắm chắc nội dung của tác phẩm thì có thể tự tin hoàn thành tốt tất cả các câu hỏi trong đề thi.

Ở câu hỏi số 4, bên cạnh yêu cầu về nội dung làm rõ hình ảnh người lính trong tám dòng thơ còn có hai yêu cầu phụ: Viết đoạn văn theo phép lập luận quy nạp và sử dụng thành phần tình thái và thán từ các thí sinh cần đặc biệt lưu tâm về dung lượng (15 câu văn) để tránh lan man, mất điểm do không hoàn thành đủ các yêu cầu.

đè thi văn
Sau khi các thí sinh rời khỏi phòng thi với tâm trạng tốt, hầu hết phụ huynh cũng thở phào.

Với phần II (3,5 điểm): Bài viết Dám bị ghét với cuộc đối thoại của triết gia và chàng thanh niên bàn về vấn đề tư duy sống, cách chúng ta đối diện với mong muốn được người khác thừa nhận sẽ tạo được nhiều cảm xúc cho các thí sinh khi thực hiện yêu cầu về đoạn văn nghị luận xã hội ứng xử thế nào trước những mong đợi của những người thân yêu. Câu hỏi đọc hiểu về một ngữ liệu ngoài sách giáo khoa về cách ứng xử của mỗi người để đáp ứng những mong đợi của người khác với bản thân hay theo đuổi đam mê và giá trị của riêng mình. Những cách diễn đạt của câu hỏi trong đề thi như “theo em”, “nên ứng xử thế nào…?” cho phép thí sinh có thể tự do nêu suy nghĩ, quan điểm của bản thân về vấn đề được đặt ra. Đây vừa là một vấn đề muôn thuở đồng thời vẫn là một vấn đề gần gũi, quen thuộc với thí sinh, sinh đặc biệt khi các em đang đứng ở ngưỡng cửa của những sự lựa chọn trong cuộc đời.

Hai yêu cầu trả lời ngắn xác định phép liên kết và nêu quan điểm về việc chúng ta không sống để đáp ứng mong đợi của người khác tương đối đơn giản, không làm khó được thí sinh.

Nhìn chung, với cấu trúc đề thi ổn định, các câu hỏi tương đối cơ bản, thí sinh có thể thuận lợi hoàn thành được bài thi môn Ngữ văn trong khoảng thời gian quy định. Tuy nhiên, những thí sinh có khả năng lập luận tốt, tìm được những dẫn chứng ấn tượng để đưa vào bài viết sẽ là một điểm nhấn được đánh giá cao.

Chiều nay (8/6), các thí sinh sẽ thi môn Ngoại ngữ với thời gian làm bài là 60 phút.

T.P - P.N

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 500 học sinh trên địa bàn huyện Đan Phượng được chăm sóc răng miệng miễn phí

Gần 500 học sinh trên địa bàn huyện Đan Phượng được chăm sóc răng miệng miễn phí

(LĐTĐ) Ngày 24/9, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba phối hợp Trung tâm Y tế huyện Đan Phượng và Trường Tiểu học Tân Lập B tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe răng miệng miễn phí cho gần 500 học sinh nhà trường.
Dấu ấn văn hóa Thủ đô qua bảy thập kỷ kể từ Ngày Giải phóng

Dấu ấn văn hóa Thủ đô qua bảy thập kỷ kể từ Ngày Giải phóng

Bảy thập kỷ kể từ Ngày Giải phóng, Hà Nội đã trải qua một hành trình biến đổi văn hóa sâu sắc, phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của đất nước. Từ ngày 10/10/1954, khi lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên Cột cờ Hà Nội, Thủ đô bắt đầu bước vào một kỷ nguyên mới, với những thay đổi toàn diện về văn hóa, xã hội.
Tái hiện những ngày tiếp quản Thủ đô qua 200 tài liệu quý

Tái hiện những ngày tiếp quản Thủ đô qua 200 tài liệu quý

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), ngày 24/9, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã tổ chức sự kiện "Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia về Tiếp quản Thủ đô".
Vướng mắc về xử phạt hành vi để du khách trốn ở lại nước ngoài trái pháp luật

Vướng mắc về xử phạt hành vi để du khách trốn ở lại nước ngoài trái pháp luật

(LĐTĐ) Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có Văn bản 2340/SDL-TTr kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT-DL) tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21/5/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch (Nghị định số 45).
Linh hoạt các giải pháp để học sinh vùng “rốn lũ” ở Hà Nội được học trực tiếp

Linh hoạt các giải pháp để học sinh vùng “rốn lũ” ở Hà Nội được học trực tiếp

(LĐTĐ) Bước vào tuần thứ 3 sau khai giảng năm học 2024 - 2025 nhưng một số trường học tại Hà Nội vẫn ở trong tình trạng ngập úng. Với mong muốn học sinh sớm được đến trường học trực tiếp, nhiều giải pháp linh hoạt đã được lãnh đạo địa phương, đơn vị nhà trường thống nhất thực hiện.
Hành khách xúc động khi nhận lại gần 40 triệu đồng để quên trên xe buýt

Hành khách xúc động khi nhận lại gần 40 triệu đồng để quên trên xe buýt

(LĐTĐ) Tổng Công ty vận tải Hà Nội thông tin, mới đây một hành khách đã xúc động khi nhận lại gần 40 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt tuyến số 32 - thuộc Xí nghiệp xe buýt Cầu Bươu (Chi nhánh Tổng Công ty vận tải Hà Nội).
Phối hợp triển khai hiệu quả các hoạt động trong khối giáo dục

Phối hợp triển khai hiệu quả các hoạt động trong khối giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn game bài uy tín (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Thạch Thất đã và đang phối hợp chặt chẽ trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, chương trình, kế hoạch đã đề ra trong khối giáo dục.

Tin khác

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Chủ động tiếp cận Chương trình mới

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Chủ động tiếp cận Chương trình mới

(LĐTĐ) Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025 là kỳ thi tốt nghiệp đầu tiên của học sinh học chương trình, sách giáo khoa mới biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Với quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, ngành Giáo dục Thủ đô đang tích cực, chủ động chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi này.
Hà Nội: Chỉ còn 4 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội: Chỉ còn 4 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ngày 24/9, toàn Thành phố chỉ còn 4 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp do còn ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão trong những ngày qua.
Hà Nội còn 20 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội còn 20 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (23/9), toàn thành phố Hà Nội còn 20 trường học chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp do còn ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão trong những ngày qua.
Quận Ba Đình tặng quà 123 học sinh khó khăn bị ảnh hưởng bởi bão

Quận Ba Đình tặng quà 123 học sinh khó khăn bị ảnh hưởng bởi bão

(LĐTĐ) Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình đã tặng quà cho 123 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 trên địa bàn phường Phúc Xá.
Thanh tra, kiểm tra các khâu trong công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng

Thanh tra, kiểm tra các khâu trong công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng

(LĐTĐ) Theo hướng dẫn thanh tra, kiểm tra năm học 2024 - 2025 đối với các cơ sở đào tạo, tất cả các khâu trong công tác tuyển sinh các trình độ của giáo dục đại học và trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non đều được thanh tra, kiểm tra.
26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

(LĐTĐ) Trước những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản mà nhiều địa phương đang gặp phải, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai các hoạt động quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo... để gửi về vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

(LĐTĐ) Hàng trăm suất quà đã được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi tới học sinh một số trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Quốc Oai bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3.
Xem thêm
Phiên bản di động