Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Gia tăng kháng thuốc vì "bác sĩ Google"

Miền Bắc đang bước vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ trong ngày thay đổi đột ngột khiến số lượng bệnh nhi phải nhập viện gia tăng so với bình thường. Không ít bậc phụ huynh khi thấy con ho, sốt, sổ mũi… liền lên mạng tra cứu thông tin, sau đó tự mua thuốc kháng sinh cho uống. Chính sự trợ giúp của “bác sĩ Google” đã góp phần làm cho Việt Nam trở thành quốc gia có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới.
gia tang khang thuoc vi bac si google Các bệnh thông thường có thể trở thành "sát thủ" trong tương lai
gia tang khang thuoc vi bac si google 90% trường hợp mắc Lao mới được chữa khỏi
gia tang khang thuoc vi bac si google Những điều ít người biết đến về căn bệnh lao
gia tang khang thuoc vi bac si google Đã tìm ra cách tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc chưa từng biết tới
gia tang khang thuoc vi bac si google Thủ tướng yêu cầu kiểm tra tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam
gia tang khang thuoc vi bac si google
Khi mua và bán thuốc kháng sinh cần tuyệt đối tuân thủ theo đơn điều trị của bác sĩ. Ảnh: Bá Hoạt

Hễ sụt sịt là dùng kháng sinh

Những ngày qua, tại Khoa Nhi, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Hà Nội, lượng bệnh nhi tới khám các bệnh: Tiêu chảy cấp, sốt vi rút, bệnh liên quan đến đường hô hấp… tăng cao. Bác sĩ Nguyễn Thị Anh Xuân, Trưởng khoa Nhi cho biết, với mỗi bệnh nhi, câu đầu tiên bác sĩ thường hỏi bố mẹ là bé đã sử dụng thuốc gì trước khi tới viện. Và câu trả lời của hầu hết các phụ huynh là tự ý mua thuốc về điều trị nhưng không khỏi…

Bế con nhỏ 3 tuổi trong tình trạng da xanh xao, thở khò khè, chị Dương Kim Dung (ở phố Phương Mai, quận Đống Đa) chia sẻ, cứ mỗi lần con ốm, chị lại lên mạng tra cứu các triệu chứng, rồi điều trị theo chỉ định của “bác sĩ Google”. Lần này cũng vậy, thấy con húng hắng ho, sổ mũi, nghĩ con bị viêm họng nên chị mua kháng sinh cho con uống, nhưng đã gần 1 tuần mà bệnh chưa thuyên giảm. Khi đến bệnh viện, bác sĩ thông báo cháu bị biến chứng viêm phổi nặng…

Một nghiên cứu của Bộ Y tế cho thấy, từ năm 2009 đến nay, lượng thuốc kháng sinh ở Việt Nam bán ra cộng đồng đã tăng gấp 2 lần do việc tự ý sử dụng thuốc của người dân. Ở thành thị, 88% người dân tự mua thuốc điều trị, ở nông thôn tỷ lệ này lên tới 91%. Vì việc mua thuốc kháng sinh quá dễ, khiến tình trạng kháng thuốc ngày càng trầm trọng. Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, dùng kháng sinh là “con dao hai lưỡi”, có thể đem tới hậu quả khôn lường. Hiện có tới 80-90% người bệnh tìm đến bác sĩ sau khi sử dụng kháng sinh ở nhà không hiệu quả. Nhiều người không hiểu rằng, không phải bệnh gì cũng uống kháng sinh là khỏi, thậm chí uống kháng sinh không đúng, không đủ liều còn dẫn đến hình thành các vi khuẩn kháng thuốc.

“Có trường hợp khi nhập viện chỉ bị viêm đường hô hấp nhưng do kháng kháng sinh, điều trị mãi không khỏi và chuyển sang viêm phổi cấp. Với những ca bệnh như vậy, bác sĩ phải rất vất vả để giành giật sự sống cho bệnh nhân; cũng có lúc chúng tôi trở tay không kịp, bởi bệnh nhân đã mất đi “thời gian vàng” để trị bệnh” - bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng cho biết.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, phụ trách Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương lo ngại, khi người bệnh mang mầm bệnh kháng kháng sinh thông thường sẽ phải sử dụng kháng sinh thế hệ mới, kết hợp nhiều loại, khả năng thành công thấp, tỷ lệ tử vong cao, thời gian nằm viện kéo dài, điều trị khó khăn, chi phí khám chữa bệnh tăng. Hơn nữa, việc sử dụng phối hợp nhiều kháng sinh liều cao sẽ làm gia tăng các tác dụng phụ như: Suy thận, suy gan…

Tăng cường kiểm soát thuốc kháng sinh

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã liệt Việt Nam vào danh sách quốc gia có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất toàn cầu. Theo quy định, muốn mua thuốc kháng sinh phải có đơn của bác sĩ, song trên thực tế, người dân có thể mua thuốc kháng sinh ở bất cứ đâu mà không cần đơn. WHO cảnh báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có một người tử vong do các vi khuẩn kháng thuốc, tương đương khoảng 10 triệu người mỗi năm.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), tình trạng kháng thuốc diễn ra ngày càng trầm trọng, phần lớn xuất phát từ chưa quản lý được việc mua, bán thuốc kháng sinh tự do. Quá trình thanh, kiểm tra của lực lượng chức năng đã phát hiện, có 3 loại kháng sinh đang bán phổ biến mà không cần đơn của bác sĩ, đó là: Amoxicilin, Cephalexin, Azithromycin, khiến chúng ta phải đối mặt với tốc độ lan rộng của các vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh. Trong khi các quốc gia phát triển vẫn sử dụng kháng sinh thế hệ 1, thì Việt Nam đã sử dụng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4; chi phí kháng sinh trong điều trị chiếm tới 17% tổng chi cho phí dịch vụ khám, chữa bệnh của người dân. Đáng lo ngại hơn, ở nước ta đã xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại kháng sinh.

Để hạn chế tình trạng này, Bộ Y tế đã thành lập nhóm kỹ thuật về giám sát kháng thuốc giai đoạn 2017-2020. Nhóm có nhiệm vụ tham gia phối hợp, đánh giá, báo cáo giám sát về kháng thuốc và đưa ra các giải pháp ngăn chặn sự gia tăng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp. Ngành Y tế cũng sẽ tăng cường áp dụng các giải pháp cấp thiết: Tuyên truyền việc sử dụng kháng sinh đúng cho cả bác sĩ điều trị, người bán thuốc và người bệnh; kháng sinh chỉ bán theo đơn, người bệnh tuân thủ điều trị, sử dụng đúng hướng dẫn...

“Lên mạng tra cứu thông tin về sức khỏe, bệnh tật là điều cần thiết. Song, tra cứu để tìm hiểu xem bệnh có nghiêm trọng không, nên khám ở đâu, chứ nhắm mắt làm theo chỉ dẫn của “bác sĩ Google” là cách làm sai lầm và nguy hiểm” - bác sĩ Nguyễn Trung Cấp khuyến cáo.

Theo PGS.TS Đoàn Mai Phương, Trưởng khoa Vi sinh, Bệnh viện Bạch Mai, một nghiên cứu mới đây tại các tỉnh phía Nam cho thấy, vi khuẩn đường ruột Ecoli kháng kháng sinh lên tới 74,6%; tỷ lệ kháng của vi khuẩn gây nhiễm trùng K.pneumoniae gần 60%; khuẩn A.baumannii gây nhiễm khuẩn bệnh viện có tỷ lệ kháng với hầu hết các loại kháng sinh ở mức trên 90%; carbapenem là nhóm kháng sinh mạnh nhất hiện nay cũng có tỷ lệ kháng thuốc lên tới 50%... Trong khi đó, tốc độ tìm ra kháng sinh mới trên thế giới không kịp so với mức độ gia tăng của các vi khuẩn kháng kháng sinh.

Theo Thu Trang/Hà Nội mới

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9 ở Thủ đô

Kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9 ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thợ chụp ảnh, người giao hàng, tài xế công nghệ, giúp việc nhà, nhân viên bán hàng,... có thể thu nhập từ 1 - 2 triệu đồng mỗi ngày dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay.
Thanh Oai: Biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân dịp nghỉ lễ Quốc khánh

Thanh Oai: Biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân dịp nghỉ lễ Quốc khánh

(LĐTĐ) Chào mừng 79 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), tối 1/9, Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao huyện Thanh Oai đã phối hợp với Nhà hát Nghệ thuật Xiếc và tạp kỹ Hà Nội tổ chức Chương trình nghệ thuật tại Nhà thi đấu huyện.
Các cửa ngõ Thành phố Hồ Chí Minh thông thoáng trong ngày Tết Độc lập 2/9

Các cửa ngõ Thành phố Hồ Chí Minh thông thoáng trong ngày Tết Độc lập 2/9

(LĐTĐ) Ngày 2/9, tại các cửa ngõ của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông thoáng hơn so với các ngày trước đó.
Tỉnh Đồng Nai tổ chức nhiều hoạt động chào mừng lễ Quốc khánh 2/9

Tỉnh Đồng Nai tổ chức nhiều hoạt động chào mừng lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Trong các ngày lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, tỉnh Đồng Nai tổ chức nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao phục vụ nhu cầu của người dân và du khách.
Cảnh báo: Chiều và tối nay khẳ năng xảy ra dông lốc, mưa lớn cục bộ khu vực nội thành Hà Nội

Cảnh báo: Chiều và tối nay khẳ năng xảy ra dông lốc, mưa lớn cục bộ khu vực nội thành Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 2/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn vừa đưa ra thông tin cảnh báo dông, lốc, sét, mưa lớn cục bộ khu vực Hà Nội.
Hà Nội ghi nhận thêm 265 ca sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 265 ca sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Tuần qua, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 265 ca mắc sốt xuất huyết và 16 ổ dịch sốt xuất huyết.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nhiều địa phương còn thụ động trong xây dựng chính sách riêng

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nhiều địa phương còn thụ động trong xây dựng chính sách riêng

(LĐTĐ) Thời gian qua, ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đang cho thấy sự phát triển mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp đã tham gia khá sâu vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công Thương, hiện tiềm năng phát triển ngành Công nghiệp ở các địa phương là rất lớn, nhưng nhiều địa phương lại chưa chủ động trong việc xây dựng, ban hành thực thi các chính sách riêng để khai thác hết lợi thế, tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ…

Tin khác

Hà Nội ghi nhận thêm 265 ca sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 265 ca sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Tuần qua, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 265 ca mắc sốt xuất huyết và 16 ổ dịch sốt xuất huyết.
Sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em

Sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em

(LĐTĐ) Bộ Y tế đã có Công văn số 5189 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em.
Ngành Y tế Hà Nội tổ chức cuộc thi tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số

Ngành Y tế Hà Nội tổ chức cuộc thi tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch 4134/KH-SYT tổ chức cuộc thi tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số ngành Y tế Hà Nội năm 2024.
Biểu dương “Người tốt, việc tốt” ngành Y tế Hà Nội năm 2024

Biểu dương “Người tốt, việc tốt” ngành Y tế Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/8, Sở Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” và biểu dương “Người tốt, việc tốt” ngành Y tế Hà Nội năm 2024.
Hà Nội chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh sởi

Hà Nội chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh sởi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp, với phương châm “phòng hơn chống”, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Dịch sởi diễn biến phức tạp tại TP.HCM

Dịch sởi diễn biến phức tạp tại TP.HCM

(LĐTĐ) Từ 23/5 đến hết ngày 27/8 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã có 432 trường hợp mắc bệnh sởi.
Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

(LĐTĐ) Với mục tiêu nâng cao sự hiểu biết của người cao tuổi về các kiến thức chăm sóc sức khỏe từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, vừa qua, Trung tâm Y tế quận Hà Đông phối hợp với UBND và Trạm Y tế phường Phú La tổ chức truyền thông chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Hà Nội: Đảm bảo công tác khám, chữa bệnh dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Hà Nội: Đảm bảo công tác khám, chữa bệnh dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 4105/SYT-NVY về việc đảm bảo công tác khám, chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
Quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh sởi

Quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh sởi

(LĐTĐ) Từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc bệnh sởi tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2023 và có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.
Việt Nam có thêm vắc xin mới phòng 23 chủng phế cầu nguy hiểm

Việt Nam có thêm vắc xin mới phòng 23 chủng phế cầu nguy hiểm

(LĐTĐ) Ngày 28/8, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức đưa vào tiêm chủng vắc xin mới phế cầu 23 (xuất xứ từ Mỹ) tại gần 200 trung tâm VNVC trên toàn quốc. Đây là vắc xin mới phòng 23 chủng vi khuẩn phế cầu gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi kèm nhiễm trùng huyết và viêm phổi mắc phải tại cộng đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động