Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Hà Nội ngày đầu thực hiện Công điện 15: Đường phố khá vắng vẻ, nhu cầu mua sắm ổn định

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra là điều kiện để bảo vệ sức khỏe của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng. Sự đồng tình ủng hộ của người dân trong chấp hành các quy định về phòng, chống dịch sẽ sớm khống chế đà lây lan của dịch bệnh, góp phần tạo sức mạnh tổng hợp để Hà Nội cùng cả nước từng bước sớm đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.
Hà Nội dừng tất cả các dịch vụ không thiết yếu từ 0h ngày 19/7, người dân chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết Đảm bảo giao thương tự do trong an toàn phòng dịch

Thực phẩm đầy ắp các siêu thị, người dân bình tĩnh mua sắm

Bắt đầu từ ngày 19/7, Hà Nội thực hiện các biện pháp cấp bách về phòng, chống dịch Covid-19 theo Công điện số 15/CĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Theo đó, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết; đồng thời dừng tất cả hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu... Trước những quy định mới, nhiều người đã bày tỏ sự lo lắng về nguồn cung hàng hóa và các mặt hàng thiết yếu tại các siêu thị, trung tâm thương mại và chợ dân sinh.

Tuy nhiên theo thực tế ghi nhận của phóng viên tại các hệ thống siêu thị lớn tại Hà Nội trong sáng ngày 19/7 như BigC, Vinmart, Hapromart… cho thấy lượng hàng hóa rất dồi dào, lấp kín các gian hàng. Một số mặt hàng có mức tiêu thụ nhanh như thịt, cá, trứng, rau củ quả…. được bổ sung liên tục.

Đặc biệt tại siêu thị BigC Thăng Long, hiện tượng khách hàng đổ xô đến mua hàng tích trữ không xảy ra trong buổi sáng đầu tiên thực hiện Công điện số 15/CĐ-UBND. Lượng người dân kéo đến siêu thị giảm rõ rệt, chỉ tương đương ngày bình thường. Ai nấy đều tuân thủ việc giãn cách, đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, sát khuẩn…

Sự đồng tình ủng hộ của người dân sẽ sớm khống chế đà lây lan của dịch bệnh
Các hệ thống siêu thị lớn tại Hà Nội trong sáng ngày 19/7 như BigC, Vinmart, HaproMart… lượng hàng hóa rất dồi dào, lấp kín các gian hàng.

Đại diện của hệ thống siêu thị BigC cho biết: Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tại khu vực Hà Nội, nhằm đáp ứng đầy đủ hàng hóa, giúp người dân yên tâm chống dịch, hệ thống siêu thị BigC đã tăng cường nguồn cung hàng hóa, đa dạng các kênh bán hàng, kéo dài thời hoạt động từ 8h sáng đến 22h đêm (nếu sắp tới cần thiết sẽ kéo dài thêm để phục vụ khách hàng mua sắm) và tạo điều kiện mua sắm giãn cách. Đồng thời siêu thị cũng đẩy mạnh bán hàng online và qua kênh thương mại điện tử nhằm tạo thuận lợi cho việc mua sắm của người dân.

Về nguồn cung hàng hoá, hệ thống siêu thị BigC đã tiến hành làm việc chặt chẽ với các nhà cung cấp, đảm bảo nguồn cung, nâng cao trữ lượng hàng hóa gồm nhu yếu phẩm, khẩu trang, nước sát khuẩn để sẵn sàng phục vụ khách hàng. Theo đó, thực phẩm tươi sống tăng gần 100%, thực phẩm khô tăng 30% so với ngày thường để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân.

Sự đồng tình ủng hộ của người dân sẽ sớm khống chế đà lây lan của dịch bệnh
Giá cả các mặt hàng bình ổn, không tăng so với những ngày trước.

“Đồng hành cùng Chính phủ, Bộ Công Thương và thành phố Hà Nội trong công tác bình ổn giá cả hàng hóa thiết yếu, cũng như thể hiện trách nhiệm với cộng đồng khi dịch Covid-19 khiến đời sống người dân gặp không ít khó khăn, tại Hà Nội, hệ thống BigC sẽ nỗ lực bình ổn giá, không tăng giá bán hàng hóa thiết yếu, giúp người dân yên tâm chống dịch”, đại diện hệ thống siêu thị BigC khẳng định.

Mua hàng tại siêu thị, chị Nguyễn Thanh Thủy (quận Cầu Giấy) bày tỏ: “Nhận thông tin về Công điện mới tôi cũng không quá lo lắng, thay vào đó sẽ bình tĩnh và sẽ chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Thành phố. Không lo thiếu thực phẩm thiết yếu nên tôi sẽ thực hiện 2 ngày đi siêu thị một lần để đảm bảo hạn chế ra ngoài và được dùng thực phẩm tươi ngon. Có thể nhu cầu của các gia đình cao hơn nhưng thôi thấy giá cả các mặt hàng hôm nay không tăng so với những ngày trước”.

Sự đồng tình ủng hộ của người dân sẽ sớm khống chế đà lây lan của dịch bệnh
Hiện tượng khách hàng đổ xô đến mua hàng tích trữ không xảy ra trong ngày đầu tiên thực hiện Công điện số 15/CĐ-UBND.

Dù trong bất kì tình huống nào, Thành phố luôn ưu tiên thực hiện các giải pháp nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân kể cả khi nhu cầu mua sắm tăng cao, không để xảy ra thiếu hàng. Trước đó, ngày 18/7, Sở Công thương Hà Nội đã có buổi làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thành phố về phương án đảm bảo hàng hóa thiết yếu, sẵn sàng ứng phó với dịch Covid-19.

Ngoài ra, hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 459 chợ, 28 trung tâm thương mại, 123 siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hoá bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa... phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19, Thành phố đã rà soát bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện đã bố trí làm kho dự trữ hàng, các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết.

Sự đồng tình ủng hộ của người dân sẽ sớm khống chế đà lây lan của dịch bệnh
Dù trong bất kỳ tình huống nào, Thành phố luôn ưu tiên thực hiện các giải pháp không để xảy ra thiếu hàng.

Mặc dù đang phải đối mặt với một khó khăn (nguồn nhân lực, vận chuyển hàng hóa qua địa phận các tỉnh, một số mặt hàng thiết yếu đang phải cung cấp cho các tỉnh phía Nam...) song hàng hóa cũng đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân kể cả khi nhu cầu mua sắm tăng cao, không để xảy ra thiếu hàng; phân bổ lượng hàng hóa đầy đủ trong hệ thống, đổi mới nhiều phương thức phục vụ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng online... để hạn chế tập trung đông người tại hệ thống phân phối.

Trên cơ sở đó, Sở Công thương Hà Nội khuyến cáo người dân yên tâm không dự trữ hàng hóa, hạn chế tập trung đến các hệ thống phân phối tránh lây nhiễm dịch bệnh.

Người dân ủng hộ việc tăng cường thực hiện biện pháp phòng, chống dịch

Thực hiện nghiêm Công điện mới, ngày đầu tiên thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch, đường phố Hà Nội trở nên vắng lặng hơn. Ghi nhận của phóng viên trên các tuyến đường, ở khung giờ cao điểm, mật độ người đi lại trên đường phố có đông đúc nhưng đã giảm so ngày thường do nhiều công ty, doanh nghiệp, tập đoàn chủ động xây dựng phương án làm việc trực tuyến.

Sau giờ cao điểm, các tuyến phố thông thoáng và lưu lượng phương tiện di chuyển ít. Người dân ra đường nghiêm chỉnh chấp hành việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tốt nhất có thể. Đặc biệt, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm), lực lượng công an và dân phòng luôn túc trực để nhắc nhở người dân không tập thể dục và đạp xe, thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch.

Sự đồng tình ủng hộ của người dân sẽ sớm khống chế đà lây lan của dịch bệnh
Sau giờ cao điểm, các tuyến phố thông thoáng và lưu lượng phương tiện di chuyển ít.

Ông Nguyễn Văn Hải (quận Hoàn Kiếm) chia sẻ: “Tôi đồng tình với quy định đóng cửa vườn hoa, công viên, không đạp xe quanh khu vực hồ vì điều này sẽ hạn chế người dân tụ tập, trò chuyện và để đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch. Khi công viên dừng hoạt động, tôi vẫn duy trì việc tập luyện thể dục thể thao tại nhà để nâng cao sức khỏe. Tuy có phần hạn chế về không gian nhỏ hẹp, nhưng với tình hình dịch bệnh như hiện nay thì ở nhà vẫn an toàn hơn ra ngoài”.

Bước vào giai đoạn chống dịch mới, các hộ kinh doanh dù gặp nhiều khó khăn song vẫn luôn tuân thủ đầy đủ các quy định phòng dịch đồng thời thực hiện nghiêm túc các biện pháp giãn cách mong chờ ngày được mở cửa trở lại. Đặc biệt trên các tuyến phố từng được coi là “kinh đô thời trang” của Thủ đô như: Bà Triệu (quận Hai Bà Trưng), Cầu Giấy (quận Cầy Giấy); Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân)… các cửa hàng đóng cửa tạm dừng kinh doanh. Chỉ còn một số quán ăn, đồ uống treo biển “chỉ bán mang về”.

Sự đồng tình ủng hộ của người dân sẽ sớm khống chế đà lây lan của dịch bệnh
Các cửa hàng kinh doanh không thiết yếu đã đóng cửa.

Chị Phạm Thu Trang (quận Cầu Giấy), chủ một cửa hàng cắt tóc, cho biết, mỗi khi Thành phố yêu cầu đóng cửa một số loại hình kinh doanh không thiết yếu, trong đó có dịch vụ cắt tóc, gội đầu, chị đều nghiêm chỉnh chấp hành cho dù thu nhập bị giảm đáng kể.

"Lần này dịch lây lan nhanh, số ca mắc tại Hà Nội chưa xác định được nguồn lây nên Thành phố quyết định dừng một số hoạt động là hoàn toàn chính xác. Mặc dù phải đóng cửa chưa biết đến bao giờ để phòng, chống dịch nhưng tôi vẫn nhất trí với cách làm này. Mỗi người hi sinh một chút thì xã hội sẽ bình yên", chị Phạm Thu Trang chia sẻ.

Có cùng suy nghĩ, anh Nguyễn Hữu Thuận, chủ quán cơm bình dân trên đường Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm) cho rằng: "Trong bối cảnh hiện nay, việc Thành phố vẫn cho mở cửa bán hàng mang về là quá tốt rồi. Tuy thu nhập không được như trước, nhưng với những người sinh kế phụ thuộc phần lớn vào việc bán hàng theo ngày như chúng tôi thì đây là một biện pháp thiết thực".

Mặc dù Công điện số 15/CĐ-UBND của thành phố Hà Nội yêu cầu dừng tất cả hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, nhưng đã quy định cụ thể từng loại hình, lĩnh vực, cách thức hoạt động bảo đảm an toàn nhằm duy trì sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, bảo đảm sinh kế cho dân. Đây cũng là điểm riêng thể hiện sự chủ động, linh hoạt của Thành phố trong vận dụng một số biện pháp theo Chỉ thị 16/CT-TTg.

Sự đồng tình ủng hộ của người dân sẽ sớm khống chế đà lây lan của dịch bệnh
Bước vào giai đoạn chống dịch mới, các hộ kinh doanh dù gặp nhiều khó khăn song vẫn luôn tuân thủ đầy đủ các quy định phòng dịch.

Để đảm bảo sức khỏe cho người dân, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã yêu cầu tất cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cán bộ chủ chốt toàn thành phố phải nắm bắt ngay yêu cầu mới, bám sát địa bàn phụ trách, triển khai tổ chức thực hiện hiệu quả đến từng người dân. Đặc biệt, phải làm thật tốt công tác tuyên truyền để khơi dậy phong trào toàn dân, toàn diện phòng, chống dịch Covid-19; tuyên truyền để người dân bình tĩnh, không chủ quan, lơ là chống dịch, nhưng cũng không hoang mang, lo sợ thái quá.

Bên cạnh đó, theo Công điện 15/CĐ-UBND, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Chu Ngọc Anh cũng đề nghị nhân dân Thủ đô tiếp tục ủng hộ các biện pháp phòng, chống dịch của Thành phố; mỗi người dân hãy là một chiến sĩ phòng, chống dịch; tiếp tục chung sức, đồng lòng để tiếp tục kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh.

Có thể thấy, trước diễn biễn phức tạp của dịch bệnh, thì việc chấp hành quy định về triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 là điều kiện để bảo vệ sức khỏe của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng. Trong đó, sự đồng tình ủng hộ của người dân trong chấp hành các quy định về phòng, chống dịch sẽ sớm khống chế đà lây lan của dịch bệnh, góp phần tạo sức mạnh tổng hợp để Hà Nội cùng cả nước từng bước sớm đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.

Phương Ngân - Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cán bộ, học viên Trường Sĩ quan Lục quân 1 chung tay gia cố đê tại Sơn Tây

Cán bộ, học viên Trường Sĩ quan Lục quân 1 chung tay gia cố đê tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 12/9, hơn 100 cán bộ, học viên, nhân viên Tiểu đoàn 5 và Phòng Tham mưu - Hành chính, Trường Sĩ quan Lục quân 1 đã tham gia hộ đê thuộc địa phận phố Phía, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Thăm, động viên các đơn vị, lực lượng ứng trực chống bão, lũ

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Thăm, động viên các đơn vị, lực lượng ứng trực chống bão, lũ

(LĐTĐ) Ngày 12/9, Ban Thường vụ Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác thăm, tặng quà các lực lượng ứng trực phòng, chống lũ. Đây là một trong những hoạt động thiết thực cho thấy sự quan tâm, chăm lo của tổ chức Công đoàn dành cho đoàn viên, người game bài uy tín , đặc biệt trong bối cảnh nhiều tuyến giao thông huyết mạch của Thủ đô vẫn đang ngập sâu.
Sơn Tây: Nhiều tập thể, cá nhân ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Sơn Tây: Nhiều tập thể, cá nhân ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 12/9, Thị ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3.
Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

(LĐTĐ) Trước tình hình nhiều người dân tại quận Bắc Từ Liêm phải sơ tán đến nơi ở tạm do mực nước sông dâng cao, Hội Phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm đã chủ động, kịp thời phát động phong trào "nhường cơm sẻ áo" kêu gọi hội viên chung ta hỗ trợ nhân dân.
Thay đổi thời gian kỳ họp thứ 18 HĐND Thành phố để tập trung khắc phục hậu quả mưa bão

Thay đổi thời gian kỳ họp thứ 18 HĐND Thành phố để tập trung khắc phục hậu quả mưa bão

(LĐTĐ) Ngày 12/9, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội có Thông báo số 46/TB-HĐND về thay đổi thời gian tổ chức kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 18) HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội: Tiếp nhận gần 45 tỷ đồng ủng hộ nhân dân các tỉnh bị thiệt hại do bão số 3

Hà Nội: Tiếp nhận gần 45 tỷ đồng ủng hộ nhân dân các tỉnh bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Hưởng ứng Lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, trong ngày 12/9, nhiều cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiếp tục đến trụ sở Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố trao ủng hộ kinh phí, giúp nhân dân các địa phương khắc phục hậu quả, thiệt hại do bão lũ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà Trung thu cho trẻ em tại Trung tâm Bảo trợ xã hội 3

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà Trung thu cho trẻ em tại Trung tâm Bảo trợ xã hội 3

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Trung thu, ngày 12/9, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã đến thăm cơ sở 3, Trung tâm Bảo trợ xã hội 3 Hà Nội (số 106 - Nguyễn Hoàng, quận Nam Từ Liêm) và tặng quà Trung thu cho trẻ em tại đây.

Tin khác

Người dân một số vùng bị ngập ở Hà Nội trở về nhà dọn dẹp, khắc phục hậu quả của mưa, lũ

Người dân một số vùng bị ngập ở Hà Nội trở về nhà dọn dẹp, khắc phục hậu quả của mưa, lũ

(LĐTĐ) Hôm nay (12/9), ở một số khu dân cư như Chương Dương Độ, Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm), An Khánh (huyện Hoài Đức), nước đang rút dần. Nhiều hộ dân đã trở về nhà, nỗ lực dọn dẹp để mong sớm quay trở lại cuộc sống thường nhật.
Quận Thanh Xuân phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Quận Thanh Xuân phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Những ngày vừa qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, các tỉnh, thành phố phía Bắc bị thiệt hại nặng nề. Nhằm chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng lũ, ngày 11/9, quận Thanh Xuân đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 11/9, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân vùng bãi sông Hồng khi nước dâng cao

Đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân vùng bãi sông Hồng khi nước dâng cao

(LĐTĐ) Từ ngày 9/9 đến đêm 10/9, mực nước sông Hồng liên tục dâng cao khiến nhiều khu dân cư ở quận Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Long Biên… bị ngập. Nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của nhân dân, các địa phương nêu trên đã tập trung mọi nguồn lực, tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân di chuyển khỏi khu vực nguy hiểm.
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Chiều 10/9, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra tại tuyến đê Bối, xã Tự Nhiên và đê sông Nhuệ, thôn Phú Lương, xã Tân Minh (huyện Thường Tín).
Hà Nội xây dựng bộ tiêu chí văn hóa có bản sắc riêng

Hà Nội xây dựng bộ tiêu chí văn hóa có bản sắc riêng

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội đang tích cực triển khai Nghị định số 86/2023/NĐ-CP của Chính phủ về xét tặng các danh hiệu văn hóa. Nghị định mới này, thay thế cho Nghị định 122/2018/NĐ-CP, đặt ra yêu cầu xây dựng tiêu chí chi tiết phù hợp với đặc thù văn hoá và tình hình kinh tế - xã hội của từng địa phương. Đối với Hà Nội, đây là cơ hội để xây dựng bộ tiêu chí vừa đáp ứng yêu cầu chung, vừa thể hiện được bản sắc riêng của người Hà Nội thanh lịch, văn minh, góp phần nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn Thủ đô.
Hà Nội kêu gọi nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội kêu gọi nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, Hà Nội cùng cả nước”, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã có lời kêu gọi “Nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ”.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm, động viên các hộ dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm, động viên các hộ dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 9/9, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức 3 đoàn tới thăm, tặng quà động viên các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Quận Hai Bà Trưng: Giải quyết thủ tục hành chính tại nhà cho người có công, người yếu thế

Quận Hai Bà Trưng: Giải quyết thủ tục hành chính tại nhà cho người có công, người yếu thế

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng vừa triển khai mô hình “Phục vụ người có công với cách mạng, người yếu thế, các trường hợp bất khả kháng được tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính tại nhà” đồng loạt tại UBND quận và 18/18 phường thuộc quận.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội tiếp Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn Thủ đô Viêng Chăn

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội tiếp Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn Thủ đô Viêng Chăn

(LĐTĐ) Chiều 9/9, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã tiếp Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) Thủ đô Viêng Chăn (Lào).
Xem thêm
Phiên bản di động