Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Hàng Thái len lỏi vào Việt Nam

Nhờ sự khôn khéo, kinh nghiệm lâu năm trong bán hàng và nhất là biết giữ chữ tín, người Thái đang ngày một thành công trong việc mở rộng được hệ thống phân phối, đại lý tại Việt Nam.

Trong hàng chục quốc gia có mối quan hệ thương mại với Việt Nam, Thái Lan luôn nằm trong top 10 thị trường lớn nhất. Hàng hóa nước này chủ yếu tấn công phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình khá, khi giá cả "nhỉnh" hơn hàng trong nước và cao hơn nhiều so với hàng Trung Quốc. Người Thái cũng không chạy theo những chiêu khuyến mại "sốc" mà thu hút khách hàng bằng chất lượng.

"Khách hàng sử dụng đồ Thái Lan chủ yếu là nhân viên văn phòng, công chức có mức thu nhập trung bình khá. Ban đầu, khách hàng đến với hàng Thái Lan có thể thắc mắc về giá cả, nhưng khi đã mua về sử dụng họ sẽ quay lại vì chất lượng tốt hơn các mặt hàng cùng chủng loại", anh Thanh - chủ một cửa hàng bán đồ nhựa Thái Lan cho biết.

Trong những năm qua, hàng "Made in Thailand" ngày càng gia tăng sự hiện diện nhờ vào những ưu điểm trên. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, đồ điện gia dụng và linh kiện Thái Lan chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này vào Việt Nam, gấp đôi con số từ Trung Quốc và cao hơn 4 lần hàng hóa có xuất xứ từ Malaysia.

Nhập khẩu các sản phẩm từ chất dẻo năm 2014 cũng đạt gần 190 triệu USD, đứng sau Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc song đã liên tục tăng trong bốn năm qua, phản ánh sự ưa chuộng của người dân trong nước với bát, cốc, hộp nhựa, chậu... Thái Lan. Là một quốc gia nhiệt đới, Việt Nam cũng nhập tới hơn 140 triệu USD rau củ quả từ Thái Lan, chỉ đứng sau Trung Quốc.

Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến sản phẩm Thái Lan ngày càng len lỏi sâu vào thị trường Việt Nam và đang là đối thủ cạnh tranh đáng gờm với hàng nội địa, hàng Trung Quốc là mức thuế xuất khẩu hấp dẫn 0% với hơn 95% chủng loại hàng hóa và sự lưu thông dễ dàng giữa hai nước nhờ quy định miễn thị thực được áp dụng 15 năm qua, khiến thương nhân hai nước có thể dễ dàng gặp nhau trao đổi, hợp tác phân phối.

Hàng Thái len lỏi vào Việt Nam
Hàng tiêu dùng Thái Lan ngày càng hiện diện nhiều trên thị trường. Ảnh: Pháp luật

Bên cạnh đó, người Thái luôn có những chính sách ưu đãi lâu dài với các đối tác ở Việt Nam. Đại diện một đại lý mỹ phẩm Lanna tại Việt Nam cho hay trong một năm rưỡi khi làm đại lý cho hãng, trong 10 sản phẩm nhập về, nếu chỉ bán được 3 món hàng thì phía Thái Lan sẽ cho phép đổi 7 sản phẩm còn lại sang những mặt hàng khác, bán chạy hơn. "Điều này sẽ giảm sự thiệt hại cho các đại lý khi lấy hàng về nhưng không bán được do không hợp thị hiếu", vị này cho biết. Ngoài ra, phía Thái Lan cũng có chính sách trích phần trăm, chiếu khấu không dưới 15% để phát triển thị trường.

"Bán hàng cho người Thái rất thích, sản phẩm được khách hàng ưa chuộng và quan trọng là họ giữ chữ tín, làm ăn lâu dài. Nhãn hiệu đã có đại lý ở TP HCM và đang hy vọng năm sau sẽ có đại lý ở Hà Nội", ông chia sẻ.

Anh Linh - phụ trách bán hàng Công ty Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu THT chuyên phân phối hàng tiêu dùng Thái Lan từ năm 2007 cho biết người Thái đang rất khuyến khích đưa hàng vào siêu thị. Nếu mua ở các cửa hàng thông thường, khách hàng sẽ ít có cơ hội hưởng chính sách khuyến mãi, nhưng khi vào siêu thị công ty sẵn sàng chạy các chương trình "kích cầu" như mua một tặng một, bán hàng trả chậm... Những cá nhân muốn mở đại lý bán hàng Thái Lan cũng có kênh riêng để tiếp cận với chính sách chiết khấu, thanh toán hấp dẫn.

Không chỉ tràn vào Việt Nam thông qua đường chính ngạch, hàng Thái sang Việt Nam còn thông qua kênh tiêu ngạch hay đường xách tay, đặc biệt là quần áo, mỹ phẩm. Chị Hương (Chùa Láng, Hà Nội) - chủ một shop bán quần áo cho biết một năm chị sang Thái Lan không dưới 3 lần bởi ở đây có rất nhiều đợt giảm giá, các thương hiệu quốc tế cũng tràn ngập mà giá vé máy bay khứ hồi lại rẻ. "Quần áo Thái Lan đang là một trong những mặt hàng cạnh tranh với đồ Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam nhờ chất liệu bền và giá cả phải chăng", chị Hương nói.

Nhiều chủ hàng khác cũng chia sẻ ban đầu tiếp cận với hàng Thái chủ yếu qua những chuyến du lịch. Theo chị Giang - tiểu thương trên phố Tây Sơn (Hà Nội) không ai khi ra nước ngoài ra không mua sắm, người Thái biết làm dịch vụ, quảng cáo nên việc mua hàng ở xứ sở chùa tháp này rất dễ dàng với giá cả phải chăng. Do đó, chuyện du khách tranh thủ khuân vài món hàng về nước không hiếm. "Những sản phẩm này về nhà được chia cho họ hàng, còn thừa thì đem bán. Dần dần, thấy những đồ đạc này được ưa thích, nhiều người đã chuyển sang buôn hàng về nước bán", chị cho hay.

Tích tiểu thành đại, người Thái đứng trước cơ hội giành miếng bánh to hơn tại thị trường Việt Nam, vốn được xếp trong top 10 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất châu Á. Từ việc chỉ xuất hiện cùng kệ với vô vàn sản phẩm từ các quốc gia khác đến khi có các cửa hàng chuyên bán đồ Thái, Thái Lan đã có hẳn những siêu thị, trung tâm thương mua sắm của chính họ trên đất Việt Nam.

Berli Jucker (BJC) đã biến chuỗi cửa hàng tiện lợi Family Mart thành B's Mart - thương hiệu bán lẻ lâu đời của tỷ phú giàu thứ ba đất nước, sau đó gây chấn động khi ngỏ ý mua lại chuỗi siêu thị Metro Việt Nam. Central Group hiện cũng có hai trung tâm mua sắm tại Hà Nội và TP HCM và đầu năm nay còn hoàn tất mua 49% cổ phần tại hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim...

Chia sẻ với VnExpress, ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội nhận định với việc các rào cản thị trường dần bị dỡ bỏ hoàn toàn, chuyện các ông chủ Thái Lan bành trướng tại Việt Nam là điều dễ hiểu. Ông cũng thừa nhận điểm mạnh của đối thủ nằm ở chất lượng sản phẩm tốt mà giá thành lại không quá cao, đáp ứng nhu cầu của người dân ở thành thị đang "hoang mang" bởi các thông tin về độ an toàn của sản phẩm.

Tuy nhiên, vị này đặc biệt nhấn mạnh doanh nghiệp trong nước phải nhanh chóng nâng cao năng lực để đối phó với hàng ngoại, đặc biệt là thực phẩm. "Cuộc chiến khốc liệt nhất phải là ở lĩnh vực thực phẩm, Việt Nam không thể để kênh này rơi vào tay nước ngoài, trong đó có người Thái", ông Phú nhấn mạnh.

Theo Huyền Thư/Vnexpress.net

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Hà Nội đang triển khai nhiều dự án giao thông lớn như: Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1); Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai… đáng chú ý, có dự án đã giải ngân 80,9% kế hoạch vốn song vẫn có dự án chỉ giải ngân 10,3% kế hoạch vốn…
Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), tính đến 19 giờ ngày 2/9, đã có khoảng 71.800 lượt hành khách tham quan, trải nghiệm hai tuyến đường sắt đô thị của Thủ đô trong ngày Quốc khánh.
Đề nghị tập trung đầu tư phương tiện phòng cháy, chữa cháy

Đề nghị tập trung đầu tư phương tiện phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Đại biểu Đặng Bích Ngọc cho biết, công tác phòng cháy, chữa cháy ở cơ sở gặp rất nhiều khó khăn, nhất là ở cấp huyện, cấp xã. Khi có báo cháy, xe chuyên dụng chữa cháy di chuyển đến các điểm ở xa thì cơ bản đám cháy đã cháy xong...
Giao thông Hà Nội thông thoáng ngày cuối kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Giao thông Hà Nội thông thoáng ngày cuối kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông đã yêu cầu ứng trực 100% cán bộ, chiến sĩ bám địa bàn quản lý, bảo đảm an toàn giao thông thông suốt. Tính đến hết buổi chiều 3/9, tình hình giao thông tại Thủ đô được kiểm soát. Tại các khu vực "điểm nóng" cửa ngõ như bến xe: Giáp Bát, Nước Ngầm, Mỹ Đình,... không xảy ra ùn tắc. Lượng người và phương tiện tăng cao trong nội đô, nhưng không tắc nghẽn nghiêm trọng.
Ứng dụng công nghệ trong tuần tra kiểm soát trên các tuyến cao tốc, quốc lộ

Ứng dụng công nghệ trong tuần tra kiểm soát trên các tuyến cao tốc, quốc lộ

(LĐTĐ) Chiều 3/9, Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an cho biết, lực lượng chức năng đã sử dụng ứng dụng VNECSGT trong tuần tra, kiểm soát liên tuyến, tập trung trên tuyến quốc lộ 1A và các tuyến cao tốc trong những ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9; đồng thời thành lập 3 tổ kiểm tra đôn đốc Công an các đơn vị địa phương. Kết quả, trong 4 ngày nghỉ lễ (31/8 đến 3/9, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí trên tuyến quốc lộ 1).
Hà Nội: Đón 673.000 du khách trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Hà Nội: Đón 673.000 du khách trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Hà Nội đã đón 672,9 nghìn lượt khách du lịch, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, lượng khách quốc tế đạt 58,9 nghìn lượt, tăng 35,8% so với năm trước. Tổng thu từ du lịch ước đạt hơn 2 nghìn tỷ đồng. Để đạt được kết quả này, ngành du lịch Thủ đô đã có nhiều hoạt động nhằm thu hút khách cũng như xây dựng hình ảnh Hà Nội là điểm đến an toàn, chất lượng, hấp dẫn.
Cập nhật di chuyển cơn bão số 3 Yagi trên biển Đông

Cập nhật di chuyển cơn bão số 3 Yagi trên biển Đông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ ngày 3/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,7 độ Vĩ Bắc; 118,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 15km/h.

Tin khác

Hiệu quả kinh tế xanh nhờ mô hình OCOP

Hiệu quả kinh tế xanh nhờ mô hình OCOP

(LĐTĐ) Trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, nông nghiệp vẫn là một trong những trụ cột chính của nền kinh tế. Với Hà Nội, kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Hà Nội: Thu ngân sách 8 tháng ước đạt 343,6 nghìn tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách 8 tháng ước đạt 343,6 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Hà Nội trong 8 tháng năm 2024 ước thực hiện 343,6 nghìn tỷ đồng, đạt 84,1% dự toán pháp lệnh năm và tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, thành phố Hà Nội rất quan tâm chú trọng đến việc đầu tư, quy hoạch và phát triển làng nghề. Đặc biệt, phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”, Thành phố đã đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh, xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP, nông sản thực phẩm an toàn và chất lượng… Qua đó, tạo niềm tin với người tiêu dùng và góp phần nâng cao thương hiệu cho nông sản Thủ đô vươn xa.
Tháng 8, chỉ số sản xuất công nghiệp Hà Nội tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023

Tháng 8, chỉ số sản xuất công nghiệp Hà Nội tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn Hà Nội tháng 8/2024, ước đạt tăng 0,1% so với tháng 7 và tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023. Qua đó, ước tính 8 tháng năm 2024, chỉ số IIP của Thành phố tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước.
8 tháng năm 2024, chỉ số CPI Hà Nội tăng 5,24%

8 tháng năm 2024, chỉ số CPI Hà Nội tăng 5,24%

(LĐTĐ) Tháng 8/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của thành phố Hà Nội tăng 0,07% so với tháng 7 và tăng 4,44% so với cùng kỳ năm 2023. Tính bình quân 8 tháng năm 2024, CPI của Hà Nội tăng 5,24% so với bình quân cùng kỳ năm 2023.
Tỷ giá USD hôm nay (3/9): Đồng USD quay đầu giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (3/9): Đồng USD quay đầu giảm nhẹ

(LĐTĐ) Sáng nay 3/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên, hiện ở mức 24.224 đồng (do trong nước đang trong kỳ nghỉ lễ). Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 101,64 điểm - giảm 0,11%.
Giá vàng hôm nay 3/9: Vàng thế giới tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 3/9: Vàng thế giới tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 3/9, sự phục hồi của đồng USD tiếp tục tạo áp lực lên kim loại màu vàng đưa giá vàng giao ngay giảm 4,3 USD về mốc 2.500 USD/ounce.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nhiều địa phương còn thụ động trong xây dựng chính sách riêng

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nhiều địa phương còn thụ động trong xây dựng chính sách riêng

(LĐTĐ) Thời gian qua, ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đang cho thấy sự phát triển mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp đã tham gia khá sâu vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công Thương, hiện tiềm năng phát triển ngành Công nghiệp ở các địa phương là rất lớn, nhưng nhiều địa phương lại chưa chủ động trong việc xây dựng, ban hành thực thi các chính sách riêng để khai thác hết lợi thế, tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ…
Giá vàng hôm nay (2/9): Vàng SJC ở mức 79 – 81 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (2/9): Vàng SJC ở mức 79 – 81 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay, giá vàng SJC đang được giao dịch với mức 79 – 81 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), chênh lệch giá mua - bán vàng SJC vẫn đang duy trì ở mức 2 triệu đồng/lượng.
Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP

Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP

(LĐTĐ) Hiệu quả từ thực hiện chương trình OCOP thời gian qua được đánh giá tạo ra “làn gió mới” trong sản xuất và phát triển nông nghiệp Thủ đô. Trong đó, việc thúc đẩy phát triển thương mại điện tử (TMĐT) cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn TMĐT, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream)… mở ra hướng đi mới và đang được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã chú trọng thực hiện.
Xem thêm
Phiên bản di động