Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Hoàn thiện thể chế để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số

(LĐTĐ) Tại phiên thảo luận chuyên đề 1 về chuyển đổi số trong khuôn khổ Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, các đại biểu tham dự hội nghị cho rằng, quá trình chuyển đổi số đang diễn ra ở các quốc gia với các mức độ khác nhau cho thấy yếu tố nền tảng quan trọng nhất cho quá trình này là phải hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy, bảo đảm tính bao trùm và phát triển bền vững, lấy người dân làm trung tâm.
200 tình nguyện viên phục vụ Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 Chủ tịch Quốc hội: Thanh niên gánh vác sứ mệnh phát triển quốc gia, thịnh vượng thế giới Nghị sĩ trẻ đóng vai trò tiên phong thúc đẩy chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo

Theo đại diện Nghị viện Bồ Đào Nha, trong cách mạng số, kĩ năng số là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Yếu tố nền tảng của chuyển đổi số là phải hoàn thiện thể chế, chính sách
Phiên thảo luận chuyên đề 1 về chuyển đổi số

Cùng với đó là thực hiện cách mạng số, chuyển đổi số trong lĩnh vực dịch vụ công. Theo đó, mọi người dù ở độ tuổi nào, khu vực nào, trình độ nào… cũng đều có khả năng thụ hưởng dịch vụ.

Đại biểu đến từ Bồ Đào Nha nhấn mạnh, để đạt được mục tiêu trên, cần phải đào tạo kỹ năng số ở quy mô toàn xã hội để người dân hiểu về an ninh mạng, quyền riêng tư trên mạng, phòng, chống tin giả, mở rộng mạng lưới kết nối, bao phủ internet… Đây là những bước đi quan trọng vì tương lai bền vững hơn, bảo đảm người dân có cơ hội tiếp cận bình đẳng.

Yếu tố nền tảng của chuyển đổi số là phải hoàn thiện thể chế, chính sách
Đại diện Nghị viện Bồ Đào Nha phát biểu tại hội nghị

Trong khi đó, Nghị sĩ của Timor Leste chia sẻ, tại Timor Leste, bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chi phí internet vẫn đắt nhất thế giới. Vì vậy, Timor Leste mong muốn các quốc gia chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp khắc phục.

Bên cạnh đó, Nghị sĩ của Timor Leste cũng cho biết, Quốc hội nước này đã xây dựng và phát triển đạo luật về bảo vệ trẻ em và chống tội phạm mạng. Hy vọng các quốc gia có thể chia sẻ kinh nghiệm triển khai thực tế đạo luật bảo vệ phụ nữ trên môi trường mạng để quốc gia này tham khảo và thực hiện.

Yếu tố nền tảng của chuyển đổi số là phải hoàn thiện thể chế, chính sách
Nghị sĩ của Timor Leste phát biểu tại hội nghị

Nghị sĩ của Ai Cập cho rằng, điều quan trọng là chúng ta cần tiếp tục mở rộng và tăng cường cơ sở hạ tầng số, tăng cường xây dựng và đào tạo kĩ năng cho người dân. Thành tựu này có thể giải quyết các thách thức để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong hành trình số tương lai và kết nối trên nền tảng số đối với tất cả mọi người.

Còn Nghị sĩ của Bolivia cho biết, kinh nghiệm phát triển công nghệ số, bảo đảm quyền tiếp cận internet và công nghệ số của các nước là rất cần thiết để học hỏi, áp dụng, đảm bảo lợi ích người dân, phát huy hơn nữa những tác động tích cực mà công nghệ số đã mang tới cho đất nước Bolivia thời gian qua. Nhờ sự phát triển công nghệ, việc học tập, thăm khám bệnh từ xa cũng được hiện thực hóa.

Theo Nghị sĩ của Bolivia, một vấn đề lớn đặt ra là đảm bảo tính công bằng về cơ hội tiếp cận của người dân đối với công nghệ số. Để giải được bài toán này, không chỉ cần chia sẻ kinh nghiệm, mà còn cần có các kế hoạch cụ thể, rõ ràng, khả thi để đảm bảo cơ hội tiếp cận đồng đều.

Yếu tố nền tảng của chuyển đổi số là phải hoàn thiện thể chế, chính sách
Nghị sĩ của Ai Cập phát biểu tại hội nghị

Tại phiên thảo luận, các đại biểu cho rằng, chuyển đổi số trong các hoạt động nghị viện cũng không tách rời xu thế chung của quá trình chuyển đổi số trong các lĩnh vực. Bên cạnh đó, yếu tố nền tảng quan trọng nhất cho quá trình chuyển đổi số là hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy, đảm bảo tính bao trùm và phát triển bền vững.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Quyên Thanh cho biết, Quốc hội Việt Nam đang nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số hướng đến mục tiêu xây dựng Quốc hội điện tử và được đại biểu Quốc hội, cử tri, dư luận xã hội đánh giá cao.

Với sự hỗ trợ của công nghệ, các hoạt động điều hành của chủ tọa, sự tham gia của các đại biểu Quốc hội được thuận lợi hơn. Thông qua ứng dụng phần mềm, trí tuệ nhân tạo, các đại biểu Quốc hội được tiếp cận dễ dàng các tài liệu dạng điện tử thay vì văn bản giấy trước đây, thuận tiện hơn trong việc tra cứu, tìm kiếm thông tin...

“Những kết quả bước đầu trong chuyển đổi số thời gian qua của Quốc hội Việt Nam tiếp tục đặt nền móng vững chắc cho việc tiếp tục đổi mới về phương thức hoạt động của Quốc hội trong kỷ nguyên số”, đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh bày tỏ.

Yếu tố nền tảng của chuyển đổi số là phải hoàn thiện thể chế, chính sách
Đại biểu Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Quyên Thanh phát biểu tại hội nghị

Nghị sĩ của Nghị viện châu Âu Brando Benifei chia sẻ, Đạo luật về trí tuệ nhân tạo là nỗ lực đầu tiên trên thế giới trong việc định hướng tác động của trí tuệ nhân tạo đối với mọi mặt đời sống. Ý tưởng then chốt là cần học hỏi từ những gì đã diễn ra để đề phòng rủi ro, mở rộng cơ hội sử dụng trí tuệ nhân tạo để giảm thiểu bất bình đẳng, hoặc các rủi ro có thể phát sinh.

Hiện nay, các quốc gia thuộc Nghị viện Châu Âu đang thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến luật, tập hợp những cách làm tốt đã có, tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh tận dụng tốt trí tuệ nhân tạo mà hạn chế được rủi ro từ công cụ này. Nghị sĩ cho rằng, điều quan trọng là có chính sách tổng thể ở cấp toàn cầu để giảm thiểu rủi ro từ trí tuệ nhân tạo.

Yếu tố nền tảng của chuyển đổi số là phải hoàn thiện thể chế, chính sách
Nghị sĩ Nghị viện châu Âu Brando Benifei phát biểu ghi hình

Nhấn mạnh chuyển đổi số phải nằm trong tất cả các lĩnh vực, không chỉ có công nghệ mà cả trong đời sống xã hội, đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc đã thông qua luật về Luật Trí tuệ nhân tạo và robot làm khung khổ pháp lý phù hợp để giảm thiểu rủi ro trong lĩnh vực này.

Theo đại biểu Quốc hội Hàn Quốc, tiềm năng của công nghệ số là không giới hạn và cần thiết phải hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực chuyển đổi số. Các nghị sĩ trẻ cần linh hoạt hơn trong áp dụng công nghệ số, xã hội số để có các quy định phù hợp trong luật. Điều này cũng thể hiện trách nhiệm của các nghị sĩ với hiện tại và tương lai.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cập nhật tình hình bão số 3: Siêu bão Yagi vào vịnh Bắc Bộ gió mạnh cấp 14

Cập nhật tình hình bão số 3: Siêu bão Yagi vào vịnh Bắc Bộ gió mạnh cấp 14

(LĐTĐ) Siêu bão Yagi là cơn bão rất mạnh, hoàn lưu rộng, vùng gió mạnh trên cấp 8 có bán kính 250km. Đến sáng 7/9, bão Yagi cách Quảng Ninh khoảng 160km về phía Đông Đông Nam, mạnh cấp 13-14, giật cấp 17.
Nghệ An: Hơn 1.500 trường học tưng bừng khai giảng năm học mới 2024 - 2025

Nghệ An: Hơn 1.500 trường học tưng bừng khai giảng năm học mới 2024 - 2025

(LĐTĐ) Sáng 5/9, hơn 1.500 trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An đồng loạt tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025 trong không khí vui tươi, phấn khởi. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương tham dự lễ khai giảng tại các trường
LĐLĐ Gia Lai tặng nhiều phần quà tiếp sức cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ Gia Lai tặng nhiều phần quà tiếp sức cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Sáng 5/9, LĐLĐ tỉnh Gia Lai đã tổ chức 3 đoàn công tác đến dự, chúc mừng năm học mới và tặng nhiều phần quà ý nghĩa cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Hà Nội: Sẵn sàng các phương án ứng phó với bão số 3 (Yagi)

Hà Nội: Sẵn sàng các phương án ứng phó với bão số 3 (Yagi)

(LĐTĐ) Được dự báo nằm trên đường đi của tâm bão số 3, các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều phương án ứng phó theo kế hoạch đã đề ra, đồng thời sẵn sàng phương án khắc phục hậu quả sau mưa bão.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/9: Nắng nóng, oi bức trước khi bão số 3 đổ bộ

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/9: Nắng nóng, oi bức trước khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Dự báo ngày 6/9, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi có nắng nóng.
Hà Nội đẩy mạnh việc hoàn thiện tiêu chí xét tặng danh hiệu văn hóa

Hà Nội đẩy mạnh việc hoàn thiện tiêu chí xét tặng danh hiệu văn hóa

(LĐTĐ) Ngày 5/9, trong nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân Thủ đô, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức họp lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng các danh hiệu văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chiều 5/9, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô đã chủ trì phiên họp của Tổ công tác.

Tin khác

Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

(LĐTĐ) Tối 4/9, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”. Đây là hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 70 năm Ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội (10/10/1954 - 10/10/2024).
TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

(LĐTĐ) Tối 2/9, trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có một đêm sôi động khi hàng nghìn người dân từ khắp nơi đổ về khu vực trung tâm để vui chơi và chiêm ngưỡng màn pháo hoa rực rỡ chào mừng Quốc khánh 2/9.
Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

(LĐTĐ) Bà Rịa – Vũng Tàu là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, nhất là các ngày lễ, hội. Trong đó, riêng 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9 năm 2024 (từ ngày 31/8 – 2/9), doanh thu du lịch của địa phương này đã đạt gần 300 tỷ đồng.
Tiếp tục xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Tiếp tục xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

(LĐTĐ) Đã 55 năm trôi qua kể từ ngày Bác kính yêu đi xa, nhưng những chỉ dạy, những lời dặn dò của Người vẫn luôn được các thế hệ người Việt Nam ghi nhớ và thực hiện, đặc biệt là bản Di chúc - một di sản vô giá, kết tinh tinh hoa tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.
Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”.
Khúc tráng ca bất tử của dân tộc Việt Nam

Khúc tráng ca bất tử của dân tộc Việt Nam

(LĐTĐ) Trong dòng chảy lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, có những khoảnh khắc đặc biệt, những lời tuyên ngôn như bản “thiên cổ hùng văn” về khẳng định chủ quyền hồn thiêng sông núi vang vọng suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước quốc dân đồng bào vào sáng ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình có giá trị trường tồn cho muôn đời sau.
Từ mùa thu độc lập đến mùa thu đổi mới

Từ mùa thu độc lập đến mùa thu đổi mới

(LĐTĐ) Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình rực nắng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. 79 năm đã trôi qua, với sự nỗ lực không mệt mỏi của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, Thủ đô Hà Nội đã “thay da, đổi thịt”, xứng đáng là trung tâm chính trị, hành chính kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước và đang tiếp tục vươn lên xứng tầm khu vực và quốc tế.
Đặc sắc, xúc động Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời Người để lại”

Đặc sắc, xúc động Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời Người để lại”

(LĐTĐ) Tại Quảng trường Ba Đình, tối 30/8, Ban Tuyên giáo Trung ương và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Lời Người để lại”, nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm ngày mất của Người (2/9/1969 - 2/9/2024).
Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt với chủ  đề: “Lời Người để lại”

Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt với chủ đề: “Lời Người để lại”

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm ngày mất của Người (2/9/1969 - 2/9/2024), Ban Tuyên giáo Trung ương và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt với chủ đề: “Lời Người để lại”.
TP.HCM: Tổ chức bắn pháo hoa chào mừng Ngày Quốc khánh 2/9

TP.HCM: Tổ chức bắn pháo hoa chào mừng Ngày Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Dự kiến Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tổ chức chương trình bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động