Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Hồi sinh những “lá phổi xanh”

(LĐTĐ) Hà Nội có khoảng 2.630 hồ, trải khắp 30 quận, huyện vì nhiều nguyên nhân mà trong một thời gian dài không ít hồ bị ô nhiễm nặng. Với mong muốn làm hồi sinh các “lá phổi xanh” để tạo môi trường sống trong lành cho người dân, nhiều giải pháp đồng bộ đã được chính quyền và cơ quan chuyên môn triển khai. Nhờ vậy, hiện nay trên địa bàn Thành phố một số “lá phổi xanh” đã thực sự hồi sinh, trở thành nơi vui chơi, thư giãn của người dân.
hoi sinh nhung la phoi xanh 98926 Hiệu quả từ công tác cải tạo "những lá phổi xanh"
hoi sinh nhung la phoi xanh 98926 Sớm trả lại lá phổi xanh cho Thành phố
hoi sinh nhung la phoi xanh 98926 Đừng “bức tử” cây xanh!

Nỗ lực kiểm soát ô nhiễm hồ

Hồ Ba Mẫu thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội, nằm đối diện qua đường Lê Duẩn với hồ Bảy Mẫu. Hồ nằm giữa trung tâm thủ đô Hà Nội. Từ những năm 2008, hồ Ba Mẫu bị ô nhiễm trầm trọng. Rất nhiều kỳ tiếp xúc với cử tri phường, quận và Thành phố, thậm chí là cả Đại biểu Quốc hội nhưng vấn đề ô nhiễm tại đây vẫn chưa được giải quyết. Đến giữa năm 2016, Ba Mẫu là một trong 3 hồ tại Hà Nội được thành phố thử nghiệm Redoxy-3C. Sau một tháng triển khai, tổ công tác nhận thấy nước hồ không còn mùi hôi khó chịu, ô nhiễm hữu cơ được ngăn chặn, công nghệ xử lý cơ bản không ảnh hưởng đến tảo, động vật phù du nên đưa quy trình vào hoạt động.

hoi sinh nhung la phoi xanh 98926
Nhiều lá phổi xanh của Hà Nội đã được hồi sinh. Ảnh: CTV

“Qua thời gian xử lý, đến nay đã được hơn 3 năm, đem lại kết quả rất tích cực, môi trường hồ đã được cải thiện, hệ sinh thái trong lòng hồ đã được hồi sinh. Cá vàng dân cư chúng tôi phóng sinh vào các dịp lễ, Tết bơi lội từng đàn. Nước hồ đã trong xanh trở lại, không còn mùi hôi thối, cảnh quan hồ ngày càng xanh đẹp hơn” – Ông Bùi Công Nam khu dân cư số 5, phường Phương Liên ghi rõ trong bức thư cám ơn gửi UBND thành phố Hà Nội.

Cũng giống như hồ Ba Mẫu, sau một thời gian dài “ngủ yên” trong ô nhiễm, hồ Ngọc Khánh cũng đã được hồi sinh. Có mặt tại hồ Ngọc Khánh (quận Ba Đình) vào một chiều tháng 10, giữa những cơn gió xe lạnh đã không còn cảnh người dân vừa bịt khẩu trang vừa vội vã qua lại. Chỉ xuống mặt hồ trong xanh, anh Nguyễn Hoàng Linh, phường Ngọc Khánh cho biết: Trước đây, hồ Ngọc Khánh không khác gì hồ chết, đầy bèo, rác, bùn và mùi hôi thối. Tuy nhiên, những năm qua nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong xử lý ô nhiễm nguồn nước của Thành phố, hồ Ngọc Khánh đã xanh trong trở lại. Nhờ vậy, hồ Ngọc Khánh giờ đây thành điểm sinh hoạt chung của người dân trong khu vực.

Đây chỉ là hai ví dụ điển hình về sự hồi sinh kỳ diệu của một số hồ trên địa bàn Thủ đô. Nói kỳ diệu, vì trước đó, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu và cộng đồng môi trường (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho thấy, năm 2015 chỉ có 2% trong số gần 200 sông, hồ được lấy mẫu tại Hà Nội đạt yêu cầu về chất lượng nước theo Quy chuẩn Việt Nam. Nghĩa là phần lớn hồ tại Hà Nội bị ô nhiễm, trong đó có những hồ nước bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân khu vực.

Là một trong những nhà khoa học đồng hành cùng chương trình thử nghiệm xử lý ô nhiễm hồ của Hà Nội, giáo sư Mai Đình Yên, Phó Chủ tịch Hội Sinh thái học Việt Nam, chuyên gia về môi trường nước đánh giá: “Redoxy-3C là chế phẩm tốt nhất trong các loại hóa chất mà Hà Nội từng dùng để xử lý ô nhiễm hồ. Chế phẩm này đã phát huy hiệu quả khi áp dụng tại các hồ bị ô nhiễm. Môi trường nước trong sạch hơn, các chỉ số ôxy hòa tan đạt ngưỡng cho phép, giúp hệ sinh thái, thủy sinh phát triển tốt”.

Báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy, đến nay, thành phố đã thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường nước tại 90/125 hồ nội thành và tiếp tục thực hiện cải tạo hạ tầng và cải thiện môi trường nước các hồ khác trên địa bàn, lắp đặt máy sục khí trên 52 hồ, bè thủy sinh tại 63 hồ để hỗ trợ công tác duy trì chất lượng nước trên các hồ. Thực hiện nạo vét bùn đáy để cải tạo môi trường nước hồ đối với 02 hồ: Hồ Hoàn Kiếm và hồ Đền Lừ.

Tìm thêm những giải pháp căn cơ

Hiện nay, dân số của Hà Nội đã vượt ngưỡng 8 triệu người và dự báo sẽ tăng lên 10,0 triệu người vào năm 2050. Hiện, nhu cầu sử dụng nước của cả thành phố là 1,6 triệu m3/ngày, năm 2050 là gần 3,1 m3/ngày. Như vậy lượng nước thải của thành phố Hà Nội cũng sẽ tăng lên rất nhiều, tuy nhiên, công tác thu gom xử lý ô nhiễm nước thải vẫn còn là dấu hỏi. Ô nhiễm môi trường, tốc độ đô thị hóa nhanh đã gây sức ép lớn lên hệ thống các dòng sông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Để khôi phục lại các dòng sông của Thủ đô, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực cho rằng, đối với các dòng sông trong khu vực nội đô, vấn đề quan trọng nhất của các con sông không có nguồn cấp nước, nhiều đoạn đã bị lấp. Ví dụ sông Kim Ngưu đầu nguồn bắt đầu tư khu vực Hồ Tây nhưng hiện nay đã bị lấp; khu vực đầu đường Trần Khát Chân dấu tích còn lại là một cống nước thải; hay sông Tô Lịch cũng không có nguồn nước để thau rửa. Đặc biệt, các dòng sông còn là nơi chứa nước thải sinh hoạt của người dân. Do đó, để bảo đảm tính bền vững, giải pháp quan trọng là thu gom nước thải đưa vào hệ thống xử lý bảo đảm tiêu chuẩn sau đó mới xả xuống dòng sông. Vẫn biết việc “hồi sinh” dòng sông vẫn còn là chặng đường dài. Tuy nhiên, tin tưởng rằng với sự quyết tâm Thành phố cùng với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật trong thời gian không xa, những dòng sông, những ao, hồ của Thủ đô sẽ lại được hồi sinh.

Để làm sạch sông Tô Lịch, Hà Nội cũng đang thí điểm nhiều công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Đến nay, các công nghệ này đều có kết quả tích cực, nước sông giảm mùi hôi thối, và lượng ô xy trong nước cũng cao hơn, tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng thí điểm này vẫn chưa căn cơ vì nó không xử lý tận gốc của vấn đề mà chỉ là biến dòng sông thành một nhà máy xử lý nước thải. Còn ý kiến bổ cập nước hồ Tây làm “hồi sinh” dòng sông Tô Lịch cũng bị phản bác bởi việc bổ cập nguồn nước chỉ có ý nghĩa giải quyết mức độ ô nhiễm ở khu vực Hà Nội, nhưng khu vực hạ du sẽ phải hứng chịu…

Để khôi phục lại các dòng sông của Thủ đô, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực cho rằng, đối với các dòng sông trong khu vực nội đô, vấn đề quan trọng nhất của các con sông không có nguồn cấp nước, nhiều đoạn đã bị lấp. Ví dụ sông Kim Ngưu đầu nguồn bắt đầu tư khu vực Hồ Tây nhưng hiện nay đã bị lấp; khu vực đầu đường Trần Khát Chân dấu tích còn lại là một cống nước thải; hay sông Tô Lịch cũng không có nguồn nước để thau rửa. Đặc biệt, các dòng sông còn là nơi chứa nước thải sinh hoạt của người dân. Do đó, để bảo đảm tính bền vững, giải pháp quan trọng là thu gom nước thải đưa vào hệ thống xử lý bảo đảm tiêu chuẩn sau đó mới xả xuống dòng sông.

Vẫn biết việc “hồi sinh” dòng sông vẫn còn là chặng đường dài. Tuy nhiên, tin tưởng rằng với sự quyết tâm Thành phố cùng với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật trong thời gian không xa, những dòng sông, những ao, hồ của Thủ đô sẽ lại được hồi sinh.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Trực 24/24h, theo dõi chặt chẽ tình hình bão số 3

Hà Nội: Trực 24/24h, theo dõi chặt chẽ tình hình bão số 3

Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Điện về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó yêu cầu các cơ quan, đơn vị phân công lãnh đạo và các lực lượng chức năng ứng trực nghiêm túc 24/24h, kịp thời báo cáo những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền.
Kết nạp câu lạc bộ thể thao đầu tiên của thanh niên Thủ đô

Kết nạp câu lạc bộ thể thao đầu tiên của thanh niên Thủ đô

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội, Câu lạc bộ Bắn cung Barebow Hà Nội đã chính thức ra mắt. Đây là câu lạc bộ thể thao đầu tiên được kết nạp vào Hội Liên hiệp thanh niên Thủ đô.
Google Photos mới có chức năng tìm kiếm thông minh hơn và tính năng Ask Photos

Google Photos mới có chức năng tìm kiếm thông minh hơn và tính năng Ask Photos

(LĐTĐ) Google Photos đang có bản nâng cấp đáng kể cho khả năng tìm kiếm của mình. Người dùng giờ đây có thể sử dụng các truy vấn ngôn ngữ tự nhiên và mô tả nhiều hơn để tìm các hình ảnh và video cụ thể trong thư viện ảnh đồ sộ của mình.
Thông tin mới về việc kiểm tra 2 vụ đấu giá đất ở huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Hà Nội

Thông tin mới về việc kiểm tra 2 vụ đấu giá đất ở huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Hà Nội

(LĐTĐ) Sau khi tiến hành kiểm tra đột xuất, Đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã thông tin kết quả ban đầu về quá trình đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức (Hà Nội) diễn ra trong tháng 8/2024.
Ngày mai (7/9), học sinh Hà Nội nghỉ học để tránh bão

Ngày mai (7/9), học sinh Hà Nội nghỉ học để tránh bão

(LĐTĐ) Ngày mai (thứ Bảy, ngày 7/9), học sinh Hà Nội nghỉ học để tránh bão.
Chung khảo thi tìm hiểu 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chung khảo thi tìm hiểu 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 6/9, tại Cung Thiếu nhi Hà Nội đã diễn ra Chung khảo Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Cuộc thi do Thành ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức, giao Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chỉ đạo, phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội thực hiện.
Chứng khoán Mỹ biến động trái chiều, S&P 500 và Dow Jones đi xuống

Chứng khoán Mỹ biến động trái chiều, S&P 500 và Dow Jones đi xuống

(LĐTĐ) Trong phiên giao dịch ngày 5/9, chứng khoán Mỹ biến động trái chiều. Trong khi chỉ số S&P 500 và Dow Jones đồng loạt đi xuống sau đà tăng ngắn hạn từ một loạt các báo cáo kinh tế và các nhà đầu tư thận trọng chờ đợi dữ liệu việc làm tháng 8 vào ngày 6/9, chỉ số Nasdaq tăng nhẹ.

Tin khác

Kết nạp câu lạc bộ thể thao đầu tiên của thanh niên Thủ đô

Kết nạp câu lạc bộ thể thao đầu tiên của thanh niên Thủ đô

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội, Câu lạc bộ Bắn cung Barebow Hà Nội đã chính thức ra mắt. Đây là câu lạc bộ thể thao đầu tiên được kết nạp vào Hội Liên hiệp thanh niên Thủ đô.
Chung khảo thi tìm hiểu 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chung khảo thi tìm hiểu 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 6/9, tại Cung Thiếu nhi Hà Nội đã diễn ra Chung khảo Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Cuộc thi do Thành ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức, giao Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chỉ đạo, phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội thực hiện.
Những người “giữ hồn” trung thu truyền thống

Những người “giữ hồn” trung thu truyền thống

(LĐTĐ) Khuôn bánh trung thu, mặt nạ giấy bồi, đèn lồng, “tiến sĩ giấy”... từng gắn bó với biết bao thế hệ người Việt với những sự tích, câu chuyện của riêng mỗi món đồ chơi. Nhưng trước sự phát triển của xã hội, những món đồ chơi truyền thống này ngày càng bị mai một. Nhiều người chỉ còn nhớ đến chúng như một món đồ chơi trong ký ức tuổi thơ mà quên đi những câu chuyện của riêng nó. Để rồi cho đến hiện tại, chỉ còn lại một vài người thợ già vẫn miệt mài làm đồ chơi truyền thống, để lưu giữ tinh hoa, để “giữ hồn” cho những món đồ đó không bị chìm vào dĩ vãng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội dự khai giảng tại Trường THCS Giảng Võ

Bí thư Thành ủy Hà Nội dự khai giảng tại Trường THCS Giảng Võ

(LĐTĐ) Hòa chung không khí Ngày hội khai giảng năm học mới 2024 - 2025, sáng 5/9, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã đến động viên thầy, cô giáo và học sinh Trường Trung học cơ sở (THCS) Giảng Võ, quận Ba Đình.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THPT Phan Đình Phùng

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THPT Phan Đình Phùng

(LĐTĐ) Sáng 5/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã dự lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Phan Đình Phùng, quận Ba Đình.
Các làng nghề bánh trung thu: An toàn thực phẩm được ưu tiên hàng đầu

Các làng nghề bánh trung thu: An toàn thực phẩm được ưu tiên hàng đầu

(LĐTĐ) Cận kề Rằm tháng Tám, các làng nghề bánh trung thu trên địa bàn thành phố Hà Nội tất bật vào vụ. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và giữ được thương hiệu, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) được các cơ sở sản xuất bánh đặc biệt chú trọng.
Hướng tới quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu hiệu quả cho người dân Thủ đô

Hướng tới quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu hiệu quả cho người dân Thủ đô

(LĐTĐ) Việc thành phố Hà Nội xem xét, ban hành Nghị quyết “Danh mục kỹ thuật dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình chưa được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trên địa bàn thành phố Hà Nội và Danh mục cấp cứu ngoại viện trên địa bàn thành phố Hà Nội” là chủ trương đúng, cần thiết, hướng tới thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe, mọi người dân Thủ đô đều được bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ và thụ hưởng các dịch vụ y tế.
Gia Lâm: Đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho mọi học sinh

Gia Lâm: Đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho mọi học sinh

(LĐTĐ) Thời điểm này, huyện Gia Lâm đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho năm học mới 2024 - 2025, đặc biệt là điều kiện về cơ sở vật chất, trường lớp, phòng học. Do đó, mặc dù số lượng học sinh tăng lên nhưng với sự đầu tư của huyện và sự chuẩn bị của các trường, về cơ bản học sinh đều được bố trí đủ chỗ học.
Quyết tâm khởi công dự án Cụm công nghiệp Kim Bài

Quyết tâm khởi công dự án Cụm công nghiệp Kim Bài

(LĐTĐ) Dự án Cụm công nghiệp Kim Bài là một trong những công trình được UBND thành phố Hà Nội chọn là công trình khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), nhằm góp phần vào tăng trưởng ngành công nghiệp theo chỉ tiêu của thành phố Hà Nội đề ra.
“Trái tim” công nghệ của Thủ đô

“Trái tim” công nghệ của Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư công nghệ cao, gắn kết nghiên cứu với sản xuất, hướng tới trở thành thành phố khoa học và công nghệ thông minh đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Xem thêm
Phiên bản di động