Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Huyện Đan Phượng: Thêm nhiều xã hoàn thành nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Sau thời gian nỗ lực nâng cao chất lượng các tiêu chí, mới đây nhiều xã của huyện Đan Phượng đã cán đích nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Những con đường hoa kiểu mẫu Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm vươn lên địa phương có số xã đạt chuẩn nông thôn mới cao nhất cả nước Phát huy vai trò người cao tuổi trong xây dựng nông thôn mới

Mới đây, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng đã tổ chức Lễ công bố và đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Những năm qua, xã Đan Phượng luôn là điểm sáng, lá cờ đầu của huyện và Thành phố trong công tác xây dựng nông thôn mới. Ngay từ năm 2018, xã đã hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2 đạt kết quả cao, về đích trước thời hạn, được UBND thành phố Hà Nội công nhận là một trong 3 xã đầu tiên của huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Không dừng lại ở đó, Đảng bộ, chính quyền xã Đan Phượng đã tích cực, chủ động với quyết tâm và nỗ lực cao nhất, lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội quyết tâm xây dựng xã nông thôn thôn mới kiểu mẫu trước khi trở thành phường.

Huyện Đan Phượng: Thêm nhiều xã hoàn thành nông thôn mới nâng cao
Bí thư Huyện ủy Đan Phượng Trần Đức Hải trao Bằng công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đan Phượng.

Về phát triển kinh tế, Đảng bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tổng giá trị sản xuất năm 2021 đạt trên 726 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý. Giá trị các ngành sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2021 đạt gần 77 triệu đồng, một người, một năm.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được duy trì và phát triển. Trên địa bàn xã có 1 cụm công nghiệp làng nghề, diện tích 28ha đang hoạt động hiệu quả, thu hút và giải quyết việt làm cho hàng nghìn game bài uy tín địa phương cho thu nhập khá và ổn định.

Mới đây, dự án Khu công nghiệp Đan Phượng giai đoạn 2 tiếp tục được khởi công với quy mô 6,8ha, hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan đồng bộ, hiện đại nhằm giải quyết nhu cầu về mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp trên địa bàn.

Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hữu cơ, áp dụng công nghệ cao và tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, góp phần quan trọng ổn định và nâng cao thu nhập của nông dân. Đến nay, cơ bản hình thành cánh đồng mẫu lớn, sản xuất theo hướng chuyên canh và lập các dự án đầu tư có trọng tâm, trọng điểm ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật cao vào sản xuất, từng bước hình thành chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm.

Tính đến hết năm 2021, tổng diện tích chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao chiếm trên 60% tổng diện tích gieo trồng. Giá trị bình quân trên một héc-ta canh tác tăng cao, ước đạt trên 374 triệu đồng. Điển hình là 6 mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, công nghệ cao có hiệu quả với tổng diện tích 13,3ha trồng rau hữu cơ, nấm, đông trùng hạ thảo cho giá trị kinh tế cao.

Đan Phượng đã, đang xây dựng và nhân rộng mô hình mới kết hợp sản xuất với du lịch trải nghiệm bước đầu cho hiệu quả. Tiêu biểu là hộ gia đình ông bà Hợi Hường, thôn Đoài Khê. Trên diện tích khoảng 4ha, gia đình ông Hợi đã đầu tư trồng nho theo hướng ứng dụng công nghệ cao để sản phẩm đảm bảo chất lượng, uy tín, chỗ đứng trên thị trường. Phát triển theo hướng nông nghiệp xanh, bên cạnh hiệu quả về kinh tế, vườn nho hạ đen của gia đình ông Hợi còn là điểm đến tham quan, trải nghiệm của nhiều người dân và du khách trong những ngày cuối tuần.

Huyện Đan Phượng: Thêm nhiều xã hoàn thành nông thôn mới nâng cao
Bà Nguyễn Thị Kim Cúc - Bí thư Đảng ủy xã Đan Phượng trao giấy khen cho các tập thể có thành tích trong quá trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Song với phát triển kinh tế, Đảng bộ, chính quyền và tầng lớp nhân dân trong xã đã có nhiều cố gắng, nỗ lực đẩy mạnh phát triển văn hóa đạt nhiều kết quả quan trọng.

Sự nghiệp giáo dục luôn được quan tâm phát triển toàn diện, cơ sở vật chất các nhà trường được đầu tư xây dựng đồng bộ, khang trang và hiện đại, mở rộng về quy mô góp phần thực hiện tốt các đề an giáo dục toàn diện cho học sinh. Nhà trường 3 cấp học đều đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, trường tiểu học và trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân tiếp tục chuyển biến và có nhiều tiến bộ; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăng cường, chất lượng đội ngũ được nâng lên; đạt tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2015 - 2020. Bước đầu triển khai đề án xây dựng mô hình trạm y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, đề án quản lý các bệnh mãn tính không lây nhiễm có hiệu quả. Công tác phòng, chống dịch bệnh luôn được quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt.

Kinh tế phát triển, văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao là tiền đề thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng phát triển mạnh, nhất là ở các thôn, cụm dân cư với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với nhiều từng độ tuổi thu hút đông đảo người dân tham gia. Sân chơi thể thao và bộ dụng cụ tập thể thao ngoài trời được quan tâm đầu tư, nhận được sự nhiệt tình đón nhận của người dân.

Các giá trị tinh thần ngày càng được coi trọng. Công tác bảo tồn, tôn tạo, khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống được cấp ủy, chính quyền và nhân dân đặc biệt quan tâm. Xã Đan Phượng có 6 di tích lịch sử, trong đó có 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt là đình Đại Phùng. Công trình luôn được nhân dân chăm lo, giữ gìn, trung tu, bảo vệ. Đây là những công trình văn hóa quý hiếm của xứ Đoài và là điểm đến của nhiều du khách.

Khu Đô thị sinh thái cao cấp DIA diện tích 45ha, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía tây. Năm 2020 đã được Thành phố ra quyết định công nhận điểm du lịch. Hàng năm có hàng nghìn lượt khách đến thăm và đã tạo ấn tượng trong lòng du khách. Với không gian tĩnh, quang cảnh đẹp, an toàn và đảm bảo môi trường, các khu vui chơi, điểm nhấn được đầu tư, tạo cảm giác thoải mái và thực sự là một trong những khu đô thị đáng sống ở Thủ đô. Toàn bộ không gian rộng được trồng bao phủ cây xanh và những vườn hoa rực rỡ, mỗi mùa có một loài hoa đặc trưng đua sắc.

Huyện Đan Phượng: Thêm nhiều xã hoàn thành nông thôn mới nâng cao
Khu Đô thị sinh thái cao cấp DIA, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng.

Với sự chỉ đạo quyết liệt, chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân đã góp phần đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia xây dựng nông dựng nông thôn mới. Từ năm 2019, hưởng ứng phong trào "Giữ gìn thôn, phố sáng xanh sạch, đẹp, an toàn" do huyện phát động, các thôn tích cực chỉnh trang đường làng, ngõ xóm tham gia cuộc thi đạt kết quả cao.

An ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế, xã hội nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân. Tình hình nông thôn ổn định, Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

Với các tiêu chí đạt được trong 5/7 lĩnh vực về tổ chức sản xuất và thu nhập; y tế, giáo dục, du lịch và an ninh trật tự, hành chính công, xã Đan Phượng đã được UBND Thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Cùng với Đan Phượng, 2 xã Hạ Mỗ và Thượng Mỗ của huyện Đan Phượng cũng đã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao sau gần 10 năm nỗ lực xây dựng và phát triển.

Theo Chủ tịch UBND xã Thượng Mỗ Nguyễn Văn Hùng, sau khi hoàn thành xây dựng nông thôn mới vào năm 2014, xã đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo để triển khai Chương trình giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng chương trình đã nhận được sự ủng hộ tích cực, nhiệt tình của bà con nông dân tham gia, ủng hộ tổng kinh phí khoảng 51 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tính từ năm 2016 đến nay, toàn xã đã huy động được khoảng 266 tỷ đồng để hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Huyện Đan Phượng: Thêm nhiều xã hoàn thành nông thôn mới nâng cao
Nhiều hộ gia đình ở Đan Phượng đã chuyển sang đầu tư trồng nho theo hướng ứng dụng công nghệ cao để sản phẩm đảm bảo chất lượng, uy tín, chỗ đứng trên thị trường.

Đến nay, xã Thượng Mỗ đã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao. Hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng cấp ngày một đồng bộ. Đời sống của nhân dân không ngừng cải thiện, thu nhập tính theo đầu người dân cho đến đầu năm 2022 đã đạt khoảng 77 triệu đồng/năm. Từ tháng 7/2021, xã Thượng Mỗ đã không còn hộ nghèo…

Đối với xã Hạ Mỗ, năm 2013 xã là một trong những địa phương đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận về đích nông thôn mới. Với nhận thức xây dựng nông thôn mới là quá trình liên tục, lâu dài, có ý nghĩa và tầm quan trọng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân. Chính vì vậy, chính quyền các cấp và nhân dân xã Hạ Mỗ đã tiếp tục ra sức phấn đấu, thi đua lập nhiều thành tích, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao. Tính từ năm 2016 đến nay, đã có hơn 141 tỷ đồng đã được địa phương huy động để hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Để có được những kết quả này, theo Chủ tịch UBND xã Hạ Mỗ Bùi Tất Thêm, năm 2016 Đảng bộ, chính quyền địa phương đã tổ chức phát động phong trào thi đua "Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới nâng cao". Đồng thời, tập trung phát huy nội lực, cũng như đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để huy động đa dạng các nguồn lực, nhất là sự ủng hộ, đóng góp của các tầng lớp nhân dân đối với mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Với những kết quả đạt được trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đan Phượng nói chung và với 3 xã Đan Phượng, Thượng Mỗ, Hạ Mỗ nói riêng, Bí thư Huyện ủy Đan Phượng Trần Đức Hải cho biết, xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, có điểm đầu nhưng không có kết thúc. Chính vì vậy, các cấp chính quyền và nhân dân cần tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo; tập trung xây dựng, phát triển xã theo hướng đô thị, bền vững.

Có thể thấy, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới nâng cao các xã đã nghiêm túc quán triệt, triển khai đồng bộ các văn bản chỉ đạo của thành phố Hà Nội, huyện Đan Phượng. Đồng thời, phân công trách nhiệm cụ thể, rõ người, rõ việc và thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở; kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, vướng mắc ở cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện.

Nguyễn Nga

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

(LĐTĐ) Theo báo cáo của quận Long Biên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn quận Long Biên có hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ. Hiện công tác thu dọn, khắc phục hậu quả của bão số 3 đang được các lực lượng trên địa bàn quận triển khai quyết liệt, kịp thời.
Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trong thời điểm cơn bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Công an Thủ đô đã không quản ngại khó khăn, vất vả, nguy hiểm bám sát địa bàn ngay cả trong điều kiện thời tiết mưa gió lớn để bảo đảm an toàn cho nhân dân. Nhiều hình ảnh đẹp của lực lượng Công an Thành phố đã được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Ngày 8/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông điều phối lực lượng, phương tiện, thiết bị từ các tỉnh lân cận hỗ trợ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của bão. Mục tiêu trong ngày 8/9 sẽ khôi phục thông tin liên lạc, đảm bảo mạng lưới viễn thông trên toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng của bão được hoạt động ổn định và an toàn.
Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

(LĐTĐ) Tối 8/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, đơn vị đã huy động 100% quân số phối hợp với các lực lượng chức năng để dọn dẹp cây xanh, cột điện, biển quảng cáo... bị gãy đổ do cơn bão số 3 gây ra. Hiện tại, giao thông tại Thủ đô đã cơ bản thông suốt, sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại.
Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Triển khai công tác phòng, chống bão số 3, huyện Thạch Thất đã chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão. Do có sự chủ động của Ban Thường vụ Huyện ủy, các cơ quan, đơn vị, nhân dân trên địa bàn huyện đã tập trung, khắc phục kịp thời, chủ động ứng phó, không để thiệt hại lớn xảy ra.

Tin khác

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

(LĐTĐ) Hợp tác xã (HTX) Nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) là một mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả. Qua đó đã tạo thành mô hình tổ liên kết sản phẩm nông sản an toàn ở địa phương; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đông Xuân; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn do địa phương sản xuất ra thị trường.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người dân Thủ đô, việc giám sát chặt chẽ hoạt động giết mổ theo đúng quy định, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và sát sao. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún còn khá phổ biến, khiến cho việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

(LĐTĐ) Để hoa đồng tiền giúp nông dân “hái ra tiền”, xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đang ấp ủ nhiều dự định, trong đó có việc gắn sản xuất với khai thác lợi thế, tiềm năng của địa phương để phát triển du lịch.
Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

(LĐTĐ) Nhóm vấn đề quy hoạch, hạ tầng, du lịch và môi trường làng nghề; cơ chế chính sách hỗ trợ làng nghề và nhóm vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thương hiệu và liên kết vùng nguyên liệu, được xác định là 3 nhóm vấn đề lớn cần được giải quyết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề Hà Nội phát triển trong thời gian tới.
Xem thêm
Phiên bản di động