Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Làm giàu từ mô hình chăn nuôi dê sinh sản

(LĐTĐ) Được triển khai từ đầu năm 2020, mô hình Chăn nuôi dê sinh sản dưới tán rừng và vùng đệm do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai đã thu hút được sự quan tâm của nhiều hộ gia đình. Tận dụng quỹ đất rộng và nguồn thức ăn tự nhiên, nhiều hộ gia đình đã thành công trong triển khai mô hình, đưa lại hiệu quả kinh tế cao.
Làm giàu từ cây mai trắng Chuyện cựu chiến binh làm giàu từ gian khó

Thu hàng trăm triệu mỗi năm từ nuôi dê sinh sản

Xã Yên Bình là một trong những xã vùng núi khó khăn của huyện Thạch Thất. Người dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi, tuy nhiên, do chưa có con giống và cây trồng phù hợp nên đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Xác định đây là một trong những địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp với phát triển nuôi dê sinh sản, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã phối hợp với chính quyền huyện Thạch Thất chọn điểm, chọn hộ để thực hiện mô hình Chăn nuôi dê sinh sản dưới tán rừng và vùng đệm.

Làm giàu từ mô hình chăn nuôi dê sinh sản
Ông Cấn Văn Phúc chia sẻ về hiệu quả mô hình Chăn nuôi dê sinh sản với cán bộ khuyến nông của thành phố Hà Nội và huyện Thạch Thất. Ảnh: Lương Hằng

Gia đình ông Cấn Văn Phúc, thôn 1 Yên Bình, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất là một trong những gia đình khó khăn được lựa chọn tham gia thực hiện mô hình Chăn nuôi dê sinh sản. Trước đây, nguồn kinh tế chính của gia đình ông phụ thuộc vào công việc làm nông nghiệp và trồng trọt. Theo phong trào của người dân địa phương, ông Phúc trồng bưởi với mong muốn sẽ cải thiện nguồn thu cho gia đình. Thế nhưng, câu chuyện được mùa mất giá, được giá mất mùa khiến ông vô cùng chán nản.

Với lợi thế có trên 10 ha rừng phòng hộ và nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có, ông Phúc quyết tâm thử sức với mô hình Chăn nuôi dê sinh sản. Theo ông Phúc, việc nuôi dê không quá khó khăn và không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. Nguồn thức ăn chủ yếu của dê là các loại lá như: Lá xoan, lá vải và các loại lá cây khác nên không phải đầu tư thức ăn. Với diện tích rừng phòng hộ lớn, đàn dê của gia đình được chăn thả riêng biệt nên không bị lây bệnh. Từ những con giống ban đầu, tính đến thời điểm hiện tại, đàn dê của ông Phúc đã lên tới 46 con, trong đó có 15 con dê nái đang trong thời gian sinh sản.

Do được nuôi thả nên dê của gia đình ông Phúc không lo về đầu ra. Dê nái trong 1 năm sẽ đẻ được 3 con dê con. Với mỗi con dê trưởng thành sẽ đạt từ 25-30 kg. Hiện nay, ông Phúc đang bán dê hơi với giá 160 nghìn đồng/kg. Như vậy, với 15 dê nái, ông Phúc có thể mang về thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Tương tự, anh Lê Văn Tiến, thôn Thanh Hà, xã An Phú, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội cũng triển khai mô hình Chăn nuôi dê sinh sản dưới tán rừng và vùng đệm từ năm 2020. Từ 10 con giống ban đầu, trong đó có 9 con cái và 1 con đực, tới nay đàn dê của anh đã có trên 50 con giống, trong đó có hơn 30 dê sinh sản. Không chỉ cho dê ăn thức ăn tự nhiên, anh Tiến cũng bổ sung nguồn tinh bột cho dê mẹ. Mỗi ngày anh cho dê mẹ ăn từ 2-3 lạng cám ngô nghiền nhằm cung cấp thêm dinh dưỡng cho dê trong thời gian nuôi con.

Anh Tiến cho biết, năm nay nhu cầu thịt dê rất cao, đàn dê của anh không đủ cung cấp cho thị trường. Giá thịt dê đực dao động từ 150-170 nghìn đồng/kg; thịt dê cái dao động từ 130-150 nghìn đồng/kg. “Với vùng có địa thế như địa phương mình thì mô hình chăn nuôi dê đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho người dân. Qua việc chăn nuôi dê có thể giảm nghèo bền vững cho các hộ khó khăn, từ đó giúp các hộ gia đình ổn định cuộc sống” - anh Tiến cho hay.

Chia sẻ về mô hình Chăn nuôi dê sinh sản dưới tán rừng và vùng đệm tại địa phương, bà Vương Thị Chung, Phó Trưởng trạm Khuyến nông huyện Thạch Thất cho biết, quá trình triển khai mô hình nuôi dê ban đầu gặp khó khăn ở công tác chọn điểm, chọn hộ, đặc biệt là các hộ miền núi là người dân tộc thiểu số, trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Cùng với đó, dê ban đầu cấp về địa phương do thay đổi môi trường sống nên cũng gặp một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm loét miệng. Tuy nhiên với những bệnh này, cán bộ thú y đã phối hợp với các hộ khắc phục tương đối tốt, điều trị hiệu quả.

“Qua nhận xét, mô hình Chăn nuôi dê sinh sản tương đối phù hợp với quy hoạch phát triển vùng, đặc biệt là vùng miền núi, vùng đệm như huyện Thạch Thất. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, mở rộng quy mô chăn nuôi đến nhiều hộ hơn.”- bà Chung khẳng định.

Sát sao trong triển khai thực hiện mô hình

Từ 2020 đến nay, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã xây dựng và triển khai 3 dạng mô hình Chăn nuôi dê sinh sản với tổng quy mô 682 con dê (620 con dê cái, 62 dê đực) thực hiện tại 11 xã thuộc các huyện Thạch Thất, Mỹ Đức, Sóc Sơn và Thị xã Sơn Tây với 46 hộ tham gia. Với từng đối tượng sẽ có chính sách hỗ trợ khác nhau. Cụ thể, năm 2020, mô hình Chăn nuôi dê sinh sản dưới tán rừng và vùng đệm hỗ trợ các hộ vùng núi 70% (con giống, thức ăn); năm 2021 và năm 2022 mô hình triển khai vùng đồng bằng hỗ trợ các hộ tham gia 50% (con giống, thức ăn).

Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng phòng Khuyến nông Chăn nuôi - Thủy sản (Trung tâm Khuyến nông Hà Nội), mô hình Chăn nuôi dê sinh sản được triển khai với mục tiêu nâng cao kiến thức kỹ thuật về quản lý dê sinh sản cho người dân đáp ứng yêu cầu chăn nuôi dê sản suất hàng hoá nhằm tăng thu nhập ổn định, phát triển nghề nuôi dê, khai thác nguồn lực các vùng gò đồi, bán sơn địa và các vùng đồng bằng có đất chăn nuôi trên địa bàn Thành phố. Cùng đó, thay đổi tập quán chăn nuôi dê quảng canh sang áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi và quản lý dê sinh sản, đưa các giống dê lai có năng suất chất lượng cao, kết hợp khai thác sữa thịt, nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi dê của địa phương.

Qua quá trình triển khai, các mô hình đều cho kết quả tốt, đàn dê sinh sản phát triển nhanh về số lượng. Riêng năm 2021, sau 12 tháng triển khai, đàn dê không xảy ra dịch bệnh, tỷ lệ nuôi sống đạt 100% (dự toán ≥ 95%). Từ quy mô 120 con dê cái đã sinh sản được 194 con dê con và có 96 con dê đang chửa lứa 2, số con sơ sinh/lứa đạt 1,6 con/lứa, 1 dê cái sinh sản/năm là 1,7 lứa. Với quy mô 20 dê cái + 2 dê đực/hộ 1 năm sinh sản từ 40 - 60 con/năm, thời gian nuôi dê con 7 tháng có thể xuất chuồng đạt trọng lượng 25 kg/con x 150.000 đồng/kg cho thu nhập bình quân từ 150-200 triệu đồng, cho lãi suất 50-100 triệu đồng/hộ/năm.

Để mô hình Chăn nuôi dê sinh sản đạt được các kết quả trên là nhờ sự vào cuộc sát sao của cán bộ khuyến nông Thành phố tới cơ sở. Theo đó, cán bộ khuyến nông thường xuyên bám sát, trực tiếp tham gia thực hiện cùng hộ nuôi, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi theo từng giai đoạn sinh sản của đàn dê. Công tác chọn điểm, chọn hộ thực hiện theo kế hoạch, 100% các hộ tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật.

Công tác hỗ trợ con giống được thực hiện đúng nguyên tắc, đảm bảo đủ số lượng, đúng chất lượng và kịp thời theo dự toán, yêu cầu của mô hình. Cán bộ kỹ thuật, cán bộ chỉ đạo mô hình thường xuyên theo dõi, bám sát, hướng dẫn hộ chăm sóc, quản lý, ghi chép sổ nhật ký, cách phòng bệnh cho dê…

Có thể khẳng định, mô hình chăn nuôi dê sinh sản do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho các hộ gia đình tại các vùng đồi gò. Cùng đó, việc phát triển giống dê lai có tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng sinh sản tốt cũng sẽ giúp người dân yên tâm mở rộng mô hình, tạo thương hiệu cho địa phương, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ gia đình./.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ?

Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ?

(LĐTĐ) Theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ, có 3 cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão (cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5).
Dự báo thời tiết Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025

Dự báo thời tiết Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát bản tin dự báo thời tiết tại các khu vực trên cả nước dịp Lễ khai giảng năm học mới từ ngày 4-5/9/2024.
Từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh, gió giật cấp 17

Từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh, gió giật cấp 17

(LĐTĐ) Bão số 3 có tên quốc tế là Yagi hoạt động trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc biển Đông. Dự báo, từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc biển Đông, gió mạnh có thể lên tới cấp 14, giật cấp 17 ở vùng gần tâm bão.
Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
TP.HCM: Tước giấy phép lái xe gần 900 trường hợp vi phạm giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

TP.HCM: Tước giấy phép lái xe gần 900 trường hợp vi phạm giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Ngày 3/9, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an Thành phố Hồ Chí Minh (PC08) cho biết, trong 3 ngày nghỉ lễ 2/9 năm 2024 (từ ngày 31/8 đến sáng 3/9), lực lượng cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xử lý 5.845 trường hợp vi phạm trên cả đường bộ và đường thủy; tạm giữ 8 xe ôtô, 2.063 xe môtô, 17 xe thô sơ.
Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Hà Nội đang triển khai nhiều dự án giao thông lớn như: Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1); Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai… đáng chú ý, có dự án đã giải ngân 80,9% kế hoạch vốn song vẫn có dự án chỉ giải ngân 10,3% kế hoạch vốn…
Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), tính đến 19 giờ ngày 2/9, đã có khoảng 71.800 lượt hành khách tham quan, trải nghiệm hai tuyến đường sắt đô thị của Thủ đô trong ngày Quốc khánh.

Tin khác

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Hà Nội đang triển khai nhiều dự án giao thông lớn như: Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1); Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai… đáng chú ý, có dự án đã giải ngân 80,9% kế hoạch vốn song vẫn có dự án chỉ giải ngân 10,3% kế hoạch vốn…
Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

(LĐTĐ) Hiếu học là truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ít ai biết, ở vùng xứ Đoài xưa, mạch nguồn hiếu học luôn được vun bồi, chăm chút. Minh chứng dễ thấy, ở thị xã Sơn Tây hiện còn lưu giữ di tích Văn Miếu - sánh ngang với một số Văn Miếu hàng tỉnh tiêu biểu như: Văn Miếu Xích Đằng ở Hưng Yên, Văn Miếu Mao Điền ở Hải Dương hay Văn Miếu Bắc Ninh ở tỉnh Bắc Ninh… Hơn hết, Văn miếu Sơn Tây là nơi tôn thờ, tri ân công đức to lớn của Đức Thánh Khổng Tử và các vị hiền triết, cùng hàng trăm danh nhân khoa bảng của vùng xứ Đoài.
Hiệu quả kinh tế xanh nhờ mô hình OCOP

Hiệu quả kinh tế xanh nhờ mô hình OCOP

(LĐTĐ) Trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, nông nghiệp vẫn là một trong những trụ cột chính của nền kinh tế. Với Hà Nội, kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), tính đến 19 giờ ngày 2/9, đã có khoảng 71.800 lượt hành khách tham quan, trải nghiệm hai tuyến đường sắt đô thị của Thủ đô trong ngày Quốc khánh.
Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian qua, các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực, nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh, góp phần rút ngắn thời gian chờ khám của người bệnh, giảm tải áp lực cho nhân viên y tế, đem đến sự hài lòng cho người bệnh và người nhà người bệnh.
Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

(LĐTĐ) Trải qua hàng ngàn năm, sông Hồng vẫn lặng lẽ bồi đắp cho sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khơi nguồn, phát huy những giá trị đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được xây dựng và không bao lâu sẽ trở thành hiện thực sẽ tiếp nối mạch chảy từ ngàn đời nay.
Sẵn sàng tâm thế vào năm học mới

Sẵn sàng tâm thế vào năm học mới

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024 đã khép lại với nhiều kết quả toàn diện. Bên thềm khai giảng, cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng về cơ bản đã sẵn sàng tâm thế để bước vào năm học mới 2024 - 2025 với nhiều kỳ vọng thành công.
Giao thông Hà Nội thông thoáng ngày cuối kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Giao thông Hà Nội thông thoáng ngày cuối kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông đã yêu cầu ứng trực 100% cán bộ, chiến sĩ bám địa bàn quản lý, bảo đảm an toàn giao thông thông suốt. Tính đến hết buổi chiều 3/9, tình hình giao thông tại Thủ đô được kiểm soát. Tại các khu vực "điểm nóng" cửa ngõ như bến xe: Giáp Bát, Nước Ngầm, Mỹ Đình,... không xảy ra ùn tắc. Lượng người và phương tiện tăng cao trong nội đô, nhưng không tắc nghẽn nghiêm trọng.
Hà Nội: Đón 673.000 du khách trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Hà Nội: Đón 673.000 du khách trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Hà Nội đã đón 672,9 nghìn lượt khách du lịch, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, lượng khách quốc tế đạt 58,9 nghìn lượt, tăng 35,8% so với năm trước. Tổng thu từ du lịch ước đạt hơn 2 nghìn tỷ đồng. Để đạt được kết quả này, ngành du lịch Thủ đô đã có nhiều hoạt động nhằm thu hút khách cũng như xây dựng hình ảnh Hà Nội là điểm đến an toàn, chất lượng, hấp dẫn.
Xem thêm
Phiên bản di động