Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Làng cổ Đường Lâm: Tăng sức hấp dẫn nhờ không gian sáng tạo

(LĐTĐ) Hà Nội đang hiện thực hóa các sáng kiến khi trở thành thành viên Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO. Nắm bắt điều này, đặc biệt là khéo léo tận dụng tiềm năng sẵn có, làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) đang tích cực nhân rộng và triển khai hiệu quả không gian sáng tạo độc đáo, mang đến nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách.
Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc sẽ diễn ra tại Làng cổ Đường Lâm Chung tay giữ nét đẹp văn hóa ngày Tết Làng cổ Đường Lâm được vinh danh là sản phẩm du lịch bền vững ASEAN

Vùng đất nhiều tiềm năng

Làng cổ Đường Lâm từ lâu được biết đến là nơi hội tụ những đặc điểm tiêu biểu của nền văn hóa đồng bằng Bắc Bộ và châu thổ sông Hồng. Nơi đây, nhiều ngôi nhà và công trình kiến trúc cổ có giá trị hàng trăm năm vẫn được bảo vệ qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử.

Theo Ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm, Đường Lâm là nơi hội tụ những đặc điểm tiêu biểu của nền văn hóa đồng bằng Bắc Bộ và châu thổ sông Hồng, với nền văn minh nông nghiệp lúa nước, được biết đến với những cái tên rất thuần Việt, như: “Làng Việt cổ”, “Làng cổ đá ong”...

Đây là một quần thể di tích có mật độ dày đặc, với 50 di tích có giá trị, trong đó nhiều di tích đã được Nhà nước xếp hạng (gồm 7 di tích cấp Quốc gia, 2 di tích và 10 ngôi nhà cổ được xếp hạng cấp tỉnh), ngoài ra nơi đây còn lưu giữ được gần 100 ngôi nhà cổ giá trị đặc biệt có niên đại trên 100 năm và gần 1.000 ngôi nhà truyền thống nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ; 5 thôn trong khu vực di tích làng cổ có gần 1.500 hộ dân, với hơn 6.000 nhân khẩu đang sinh sống.

Làng cổ Đường Lâm: Tăng sức hấp dẫn nhờ không gian sáng tạo
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cùng các đồng chí Lãnh đạo Thành phố khảo sát và làm việc tại Làng cổ Đường Lâm.

Một điểm ít người biết, tại Đường Lâm hiện còn lưu giữ không ít “nét lạ”. Những “nét lạ” này ẩn chứa ngay trong mỗi di tích mà chỉ cần đi sâu, tìm hiểu là có thể thấy được sự thú vị. Đình Mông Phụ là ví dụ. Quanh di tích Đình Mông Phụ, nếu đứng trên cao và có sự bao quát thì dễ dàng thấy từ đình làng có 6 con đường toả đi 6 hướng để đến 9 làng khác nhau, trong đó 5 làng là: Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau, còn hai làng tách biệt là Phụ Khang và Văn Miếu. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất.

Lại nữa, đến thăm Đường Lâm thì việc ghé chùa Mía là không thể thiếu. Chùa Mía còn có tên là Sùng Nghiêm Tự, nằm trên khu đất cao của thôn Đông Sàng. Trong chùa còn bảo lưu hệ thống tượng Phật rất phong phú, đa dạng và vô cùng quý giá, bao gồm 287 pho và nhiều di vật quý. Theo tìm hiểu, chùa Mía cùng với đền Phủ, bến phà Hà Tân, chợ Mía, cổng làng Đông Sàng, rạch Phủ… là những công trình gắn liền với công lao to lớn của bà Nguyễn Thị Ngọc Dong - một người con của quê hương và là cung phi của Thanh Đô Vương Trịnh Tráng.

Với những nét đặc trưng về kiến trúc, nghệ thuật của một làng Việt cổ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nhiều người cho rằng làng cổ Đường Lâm chính là một “cổ trấn bị lãng quên”, chỉ đứng sau phố cổ Hội An và phố cổ Hà Nội về quy mô cũng như giá trị nghệ thuật. Đặc biệt, đây còn là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi duy nhất “một ấp hai vua” - nơi sinh của vua Phùng Hưng và vua Ngô Quyền, gắn liền với những di tích lịch sử, văn hóa Nho học.

Sáng tạo để phát triển

Thực tế cho thấy, thời gian qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản làng cổ Đường Lâm luôn được Sơn Tây chú trọng với sự hỗ trợ, tư vấn của các cấp quản lý và nhiều tổ chức trong nước, quốc tế, đúng với tiêu chí mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã đề ra. Công tác phát triển du lịch di sản, phát huy giá trị di tích được triển khai hiệu quả, từng bước cải thiện đời sống người dân và cũng là động lực để khơi dậy sức sáng tạo của người dân, tìm tòi, xây dựng các mô hình, sản phẩm du lịch đáp ứng thị hiếu của du khách.

Làng cổ Đường Lâm: Tăng sức hấp dẫn nhờ không gian sáng tạo
Du khách tham quan làng cổ Đường Lâm.

Để khai thác tốt hơn giá trị làng cổ, tăng sức hấp dẫn cho di sản, Ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm phối hợp với các tổ chức, cá nhân tổ chức nhiều hoạt động sáng tạo. Ông Nguyễn Đăng Thạo - Trưởng Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm cho biết, thời gian qua, việc tổ chức các hoạt động theo hướng khai thác giá trị văn hóa Làng cổ cho hoạt động sáng tạo, vừa tăng trải nghiệm cho khách nhưng đồng thời góp phần phát huy giá trị làng cổ.

Được biết, tại Đường Lâm từ tháng 4/2023, nhằm tạo thêm điểm nhấn hấp dẫn cho hành trình du lịch di sản, một không gian trình diễn nghệ thuật, workshop và phát triển sáng tạo mang tên “Đoài creative” đã ra mắt tại làng cổ, mở ra cơ hội trải nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống hấp dẫn của Đường Lâm nói riêng, làng nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn nói chung.

Tại đây, công chúng và du khách được tìm hiểu về lịch sử văn hóa làng cổ xứ Đoài, tham gia các workshop với những chuyên đề luôn được đổi mới để tạo sự mới mẻ, hấp dẫn, như: Sáng tạo trên nền ngói cổ, làm đèn nghệ thuật trên ngói âm dương, vẽ tranh mộc bản trên giấy dó, giấy điệp… Dù chỉ mới đi vào hoạt động chưa đầy 1 năm nhưng “Đoài creative” đã tạo được dấu ấn trong lòng công chúng khi tới thăm làng cổ Đường Lâm, đặc biệt vào các dịp cuối tuần, kỳ nghỉ lễ, nơi đây luôn tấp nập khách tham quan, trải nghiệm.

Làng cổ Đường Lâm: Tăng sức hấp dẫn nhờ không gian sáng tạo
Làng cổ Đường Lâm dần trở thành không gian sáng tạo độc đáo.

Cùng với “Đoài creative”, với cách làm du lịch mới thông qua các mô hình không gian sáng tạo, hiện nay tại Đường Lâm còn có nhiều mô hình làm du lịch cộng đồng khác thu hút đông đảo người dân tham gia. Thành danh với công việc của một họa sĩ, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát luôn tâm huyết đồng hành cùng Ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm và bà con bằng cách triển khai mô hình không gian sáng tạo thông qua Hợp tác xã Nghề làng từ tháng 3/2023. Ở đây, du khách có thể trải nghiệm “chạm” vào những công đoạn của nghề làm gốm, sơn mài cổ truyền.

Đáng chú ý, với những kết quả đạt được trong công tác bảo tồn các giá trị truyền thống gắn với phát triển du lịch bền vững năm 2024 di tích làng cổ ở Đường Lâm đã được diễn đàn du lịch Đông Nam Á công nhận là: Sản phẩm du lịch bền vững ASEAN 2024.

Nhất là khi Hà Nội đang thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa và hiện thực hóa các sáng kiến khi tham gia Mạng lưới các Thành phố sáng tạo thì việc tạo thêm sức sống mới cho di sản như làng cổ Đường Lâm đang thực hiện là hết sức cần thiết. Từ đây cũng cho thấy, việc bảo tồn và phát huy giá trị là hoạt động song hành, có mối quan hệ biện chứng với nhau và làm tốt điều này sẽ tạo thêm sức sống mới cho di sản.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

(LĐTĐ) Tối 2/9, trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có một đêm sôi động khi hàng nghìn người dân từ khắp nơi đổ về khu vực trung tâm để vui chơi và chiêm ngưỡng màn pháo hoa rực rỡ chào mừng Quốc khánh 2/9.
"Xuyên lễ" cấp căn cước cho công dân Phú Xuyên

"Xuyên lễ" cấp căn cước cho công dân Phú Xuyên

(LĐTĐ) Trong dịp nghỉ lễ 2/9, Công an huyện Phú Xuyên đã tổ chức cấp căn cước cho người dân với tinh thần "làm hết việc chứ không hết giờ". Nỗ lực này giúp đảm bảo mọi công dân hoàn tất thủ tục cấp căn cước, đặc biệt trong thời điểm kỳ nghỉ lễ kéo dài.
Chi tiết về thời hạn sử dụng thẻ Căn cước trẻ em

Chi tiết về thời hạn sử dụng thẻ Căn cước trẻ em

(LĐTĐ) Theo Luật Căn cước 2023, thẻ Căn cước trẻ em có thời hạn tùy theo độ tuổi: Cấp đổi khi 14, 25, 40, và 60 tuổi. Trẻ dưới 14 tuổi có thẻ sử dụng đến khi đủ 14 tuổi.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Liên quan đến công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đưa ra 5 lưu ý với các Sở GD&ĐT.
Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long mới đây đã ký ban hành Quyết định số 918/QĐ-TTg thực hiện Kết luận số 83-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 142/2024/QH15 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
YAGI có thể trở thành siêu bão đang tiến vào Biển Đông, dự báo giật cấp 15, 16

YAGI có thể trở thành siêu bão đang tiến vào Biển Đông, dự báo giật cấp 15, 16

(LĐTĐ) Bão YAGI đang tiến vào biển Đông với cường độ ngày một tăng. Dự báo, YAGI có thể trở thành siêu bão, giật cấp 15, 16, 17 theo dự báo của một số quốc gia Trung Quốc, Mỹ, Nhật...
Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

(LĐTĐ) Bà Rịa – Vũng Tàu là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, nhất là các ngày lễ, hội. Trong đó, riêng 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9 năm 2024 (từ ngày 31/8 – 2/9), doanh thu du lịch của địa phương này đã đạt gần 300 tỷ đồng.

Tin khác

"Xuyên lễ" cấp căn cước cho công dân Phú Xuyên

"Xuyên lễ" cấp căn cước cho công dân Phú Xuyên

(LĐTĐ) Trong dịp nghỉ lễ 2/9, Công an huyện Phú Xuyên đã tổ chức cấp căn cước cho người dân với tinh thần "làm hết việc chứ không hết giờ". Nỗ lực này giúp đảm bảo mọi công dân hoàn tất thủ tục cấp căn cước, đặc biệt trong thời điểm kỳ nghỉ lễ kéo dài.
Người dân, du khách thăm ngôi nhà số 48 Hàng Ngang dịp Lễ Quốc khánh 2/9

Người dân, du khách thăm ngôi nhà số 48 Hàng Ngang dịp Lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) 79 năm trước, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang (phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945).
Quảng trường Ba Đình: Nơi chứng kiến những thời khắc trọng đại của dân tộc

Quảng trường Ba Đình: Nơi chứng kiến những thời khắc trọng đại của dân tộc

(LĐTĐ) Giữa trời thu lộng gió, lá cờ đỏ sao vàng ở Quảng trường Ba Đình càng nổi bật trên nền trời xanh biếc, như một lần nữa viết lên khí thế hào hùng của Thủ đô khi Ngày kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9 đến gần. Và năm 2024 này, dường như trời cao hơn, xanh hơn, lộng gió hơn bởi 79 năm cũng là 79 mùa Xuân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Công viên tại Hà Nội dịp nghỉ Lễ: Nơi nhộn nhịp, chỗ đìu hiu

Công viên tại Hà Nội dịp nghỉ Lễ: Nơi nhộn nhịp, chỗ đìu hiu

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay kéo dài 4 ngày, tuy nhiên, nhiều gia đình không đi du lịch mà chọn ở lại Hà Nội. Điểm đến của họ trong những ngày này là các công viên tại Thủ đô. Dẫu vậy nhưng không phải công viên nào cũng thu hút đông người đến tham quan, vui chơi trong những ngày nghỉ lễ.
Quận ủy Hai Bà Trưng trao Huy hiệu Đảng cho 534 đảng viên

Quận ủy Hai Bà Trưng trao Huy hiệu Đảng cho 534 đảng viên

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 79 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh mùng 2/9, Đảng bộ Quận Hai Bà Trưng vinh dự có 534 đồng chí được trao tặng Huy hiệu Đảng, trong đó 2 đồng chí được trao tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng, 8 đồng chí được trao tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng, 2 đồng chí được trao tặng Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
Quận Thanh Xuân: Tặng quà, tri ân cán bộ lão thành cách mạng nhân dịp 2/9

Quận Thanh Xuân: Tặng quà, tri ân cán bộ lão thành cách mạng nhân dịp 2/9

(LĐTĐ) Nhân dịp Quốc khánh 2/9, lãnh đạo quận Thanh Xuân đã đến thăm, tặng quà một số cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa trên địa bàn.
Hà Nội rực rỡ trong lễ diễu hành áo dài chào mừng Quốc khánh 2/9

Hà Nội rực rỡ trong lễ diễu hành áo dài chào mừng Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9, sáng 1/9, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội và Câu lạc bộ Đình làng Việt đã tổ chức chương trình diễu hành áo dài mang tên "Áo dài kết nối du lịch và di sản Hà Nội năm 2024".
Phát triển công nghiệp văn hóa gắn với bảo tồn di sản tại quận Bắc Từ Liêm

Phát triển công nghiệp văn hóa gắn với bảo tồn di sản tại quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Là mảnh đất có tiềm năng, lợi thế lớn để trở thành một cực phát triển kinh tế xanh gắn với du lịch, phát triển công nghiệp văn hóa và xây dựng thành phố sáng tạo, những năm qua, quận Bắc Từ Liêm đã nỗ lực để khai thách hiệu quả tiềm năng của địa phương.
Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP vươn xa

(LĐTĐ) Là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển sản phẩm OCOP, thời gian qua Hà Nội đẩy mạnh phát triển và nâng tầm các sản phẩm OCOP, cùng với đó, đẩy mạnh xúc tiến thương mại để sản phẩm OCOP của Thủ đô vươn xa tới các thị trường trong và ngoài nước.
Thăm ngôi nhà nơi Bác Hồ soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”

Thăm ngôi nhà nơi Bác Hồ soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng 8, chúng tôi tới thăm ngôi nhà số 48 Hàng Ngang (Hà Nội) - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945). Dù 79 năm trôi qua nhưng những kỷ vật trong căn nhà còn vẹn nguyên, du khách tới thăm đều cảm nhận được không khí sục sôi của ngày Độc lập.
Xem thêm
Phiên bản di động