Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

"Lạnh xương sống" với thực phẩm bẩn

“Không chỉ thịt mà rau, gạo, hoa quả cũng có vấn đề. Cứ nghĩ đến cảnh chuối được ngâm ủ trong thùng hóa chất có thuốc trừ sâu mà tôi lạnh cả xương sống” - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Cao Đức Phát thốt lên
Hãi hùng công nghệ “làm đẹp” thực phẩm
Chú cứ hỏi đi!
Thực phẩm bán trên mạng xã hội: Tiềm ẩn nhiều rủi ro
Thị trường bánh Trung thu: Nỗi lo bánh “bẩn”

Hội nghị toàn quốc về công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm, thủy sản đã diễn ra sáng 5-11 tại Hà Nội với nhiều âu lo về độ an toàn của bữa ăn hằng ngày.

Không để 1 người đầu độc nhiều người

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, cho biết qua giám sát trên diện rộng 9 tháng đầu năm cho thấy tỉ lệ mẫu giám sát vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn khá cao. 10,3% mẫu rau có dư lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép; 16% mẫu thịt phát hiện có Salmonella; 7,6% mẫu thịt có dư lượng hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng. Quá trình kiểm tra còn phát hiện nhiều chất không rõ nguồn gốc được sử dụng trong chăn nuôi.

Chà bông được sản xuất hết sức mất vệ sinh tại một cơ sở ở TP HCM Ảnh: NGỌC ÁNH
Chà bông được sản xuất hết sức mất vệ sinh tại một cơ sở ở TP HCM Ảnh: NGỌC ÁNH

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Cao Đức Phát tỏ ra không hài lòng với lực lượng thực thi công vụ. Theo bộ trưởng, qua việc lấy 1.000 mẫu nước tiểu của heo để kiểm tra chất cấm thì phát hiện có hơn 20% số mẫu dương tính, chứng tỏ tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi cách đây 10 năm đang trở lại ngày càng nghiêm trọng hơn. “Chúng ta đã hô hào nhiều nhưng công việc ì ạch, chuyển biến chậm” - ông Phát bức xúc.

Không phải riêng thịt, với rau, gạo, hoa quả hiện nay cũng có vấn đề. “Tôi cứ nghĩ đến cảnh chuối được ngâm ủ trong thùng hóa chất có thuốc trừ sâu mà lạnh cả xương sống. Sao mọi người lại có thể ác vậy? Nhẫn tâm hại người khác, đặc biệt là với những đứa trẻ mới sinh ra phải ăn những thứ rau, ăn thịt, ăn chuối đó thì quá ác. Đó là cái ác, mà đấu tranh với cái ác thì phải quyết liệt, không thể chấp nhận một người đầu độc nhiều người” - bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng phải đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực sự làm ăn chân chính biết để làm, thiết lập kênh phân phối nông sản an toàn; chỉ rõ địa chỉ an toàn để người dân được biết, mua sản phẩm an toàn và yên tâm khi các cơ quan nhà nước nói là an toàn. Đồng thời, phải phát hiện, xử lý gắt gao vi phạm, đấu tranh với các hành vi nghiêm trọng, đặc biệt là sử dụng chất cấm và thuốc độc hại đã cấm như thuốc trừ cỏ.

Bên lề hội nghị, giám đốc một sở NN-PTNT ở miền Nam lo ngại bây giờ nhìn đâu cũng thấy thực phẩm bẩn. Thịt thì có chất tạo nạc, thủy sản thì có kháng sinh vượt ngưỡng, cá được ủ ướp phân urê, rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn cho phép, thậm chí đến hoa quả cũng ủ ướp toàn hóa chất độc hại.

“Giờ mỗi lần nhìn vào mâm cơm từ món chính, món phụ cho đến hoa quả tráng miệng mà thấy lạnh người và bất an vì toàn phải ăn thứ độc hại” - vị giám đốc sở nói.

Đợi chết người mới xử thì không ổn!

Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, yêu cầu các sở, trước hết là ở Hà Nội và TP HCM, phải làm sao để từ giờ đến Tết Nguyên đán chỉ cho người tiêu dùng được vài địa điểm để có thể mua thực phẩm an toàn, có tem chứng nhận an toàn.

“Các sở NN-PTNT cứ nói có từng này cơ sở sản xuất rau theo chuẩn VietGap, có từng này cơ sở sản xuất gà sạch, heo sạch nhưng đến khi hỏi những thực phẩm đó bán ở đâu, làm sao để người mua biết và phân biệt được thì lại không nêu được địa chỉ cụ thể” - ông Tám băn khoăn.

Ông Trần Trọng Bình, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Môi trường - Bộ Công an, khẳng định lực lượng công an sẽ tổ chức triệt phá những đường dây, ổ nhóm buôn bán, vận chuyển, sử dụng chất cấm trong thực phẩm, nhất là trong chăn nuôi và trồng trọt.

Theo quy định trong dự thảo Bộ Luật Hình sự sửa đổi quanh hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, điều cấu thành tội phải là gây hậu quả nghiêm trọng, có người chết, ngộ độc hàng loạt. “Nhưng có ai ăn phở đưa formaldehyde vào mà chết ngay đâu? Rồi có cơ sở mua 5 kg formaldehyde về sản xuất bánh phở nhưng không xử lý được; hàn the đưa vào giò chả, urê ướp vào cá nhưng cũng chưa xử lý hình sự được” - ông Bình nêu thực trạng.

Ông Bình đề nghị để xử lý tội phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, phải quy định chỉ cần đưa một hàm lượng chất cấm nhất định nào đó vào thực phẩm là đã cấu thành tội phạm, chứ đợi chết người mới xử thì không ổn.

Mổ heo bệnh chết đem bán

Trưa 5-11, Chi cục Thú y, Trạm Thú y Biên Hòa cùng Đội QLTT số 2 tỉnh Đồng Nai đã kiểm tra cơ sở giết mổ tự phát tại phường Long Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai do bà Phạm Thị Mai làm chủ. Tại thời điểm kiểm tra, có 3 nhân công đang mổ 2 con heo đã chết do mắc bệnh, đổi màu tím tái, tổng trọng lượng trên 200 kg. Ngoài ra, trong chuồng còn 5 con heo đang chuẩn bị giết mổ cũng không có giấy kiểm dịch.

Chủ cơ sở khai đã mua heo chết từ huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) về xẻ thịt chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ. Lực lượng chức năng đã lập biên bản, tiêu hủy toàn bộ thịt và nội tạng của 2 con heo bệnh đã được mổ. Số heo không có giấy kiểm dịch cũng bị đưa về lò giết mổ tập trung để lấy mẫu xét nghiệm.

Theo X.Hoàng/Người game bài uy tín

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tài sản của Donald Trump tăng thêm hơn 200 triệu USD

Tài sản của Donald Trump tăng thêm hơn 200 triệu USD

(LĐTĐ) Donald Trump có thêm hơn 200 triệu USD, nhờ cổ phiếu Trump Media bật lên sau khi ông tuyên bố không có kế hoạch bán cổ phần tại đây.
Yêu cầu nắm bắt kịp thời các vấn đề, không để xảy ra bạo lực học đường

Yêu cầu nắm bắt kịp thời các vấn đề, không để xảy ra bạo lực học đường

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn trường học, nắm bắt kịp thời các vấn đề trong học sinh ngay từ đầu năm học để có biện pháp ngăn chặn, giáo dục, không để xảy ra bạo lực học đường.
Có thể bảo quản kem bao lâu trong ngăn đá tủ lạnh?

Có thể bảo quản kem bao lâu trong ngăn đá tủ lạnh?

(LĐTĐ) Kem có thể lưu trữ thời gian dài trong ngăn đá tủ lạnh nhưng sẽ giảm dần chất lượng nếu để quá lâu, vậy kem có thể bảo quản bao lâu trong ngăn đá?
Đã có 345 người chết và mất tích, hơn 1.900 người bị thương do bão, lũ ở Bắc Bộ

Đã có 345 người chết và mất tích, hơn 1.900 người bị thương do bão, lũ ở Bắc Bộ

(LĐTĐ) Tính đến sáng 14/9, có 345 người chết, mất tích; 1.908 người bị thương do bão, mưa lũ do hoàn lưu bão gây ra ở khu vực Bắc Bộ.
Cách xử lý nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường sau bão, lụt

Cách xử lý nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường sau bão, lụt

(LĐTĐ) Trong bão, lụt, nước ngập vào nhà, mang theo mọi thứ gây ô nhiễm có trên mặt đất như: chất thải từ cống rãnh, nhà tiêu, xác động vật... làm nước và môi trường bị ô nhiễm. Vì vậy, ngay khi nước rút, người dân cần thực hiện các biện pháp xử lý nước và môi truờng để tránh ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Những nụ cười của người dân Mỏ Đá

Những nụ cười của người dân Mỏ Đá

(LĐTĐ) Khi chúng tôi đến bản Mỏ Đá, những người dân chúng tôi gặp, trên các gương mặt âu lo vẫn chưa hết sự hoảng loạn bởi cơn bão lũ vừa qua đã lấy đi của họ người thân, nhà cửa, của cải. Nhưng, đó đây đã xuất hiện những nụ cười, bởi họ không dám tin trong đời mình lại gặp được những người xa lạ đến cho quà cứu đói, thấy mình được chia sẻ trong lúc nguy nan, được cảm nhận rõ nhất câu nói "dân mình thương nhau".
Nhiều địa phương ra quân vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Nhiều địa phương ra quân vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 14/9 các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã hưởng ứng Lễ phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Tin khác

Tập trung mọi nguồn lực cứu chữa cho các nạn nhân trong vụ lũ quét tại bản Làng Nủ

Tập trung mọi nguồn lực cứu chữa cho các nạn nhân trong vụ lũ quét tại bản Làng Nủ

(LĐTĐ) Bệnh viện Bạch Mai thông tin, đang tiếp nhận điều trị cho 2 nạn nhân trong vụ lũ quét tại bản Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai). Đó là một nam giới và một trẻ em trong tình trạng nặng.
Hà Nội yêu cầu điều trị tốt nhất cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa bão

Hà Nội yêu cầu điều trị tốt nhất cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa bão

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế bảo đảm trực cấp cứu 24/24h và triển khai điều trị tốt nhất đối với các trường hợp bị thương do ảnh hưởng của mưa bão.
TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

(LĐTĐ) Ngay sau khi công bố dịch sởi, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổng lực tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 1 - 10 tuổi. Đến nay, đã có 19.821 trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm vắc xin sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% và chiếm 15% trong nhóm trẻ từ 1 - 10 tuổi.
Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

(LĐTĐ) Mặc dù đã được cảnh báo từ các chuyên gia y tế, nhưng tình trạng nhiều người bệnh tự ý bỏ thuốc theo đơn của bác sĩ, hay sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc… đang là một vấn nạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Đáng lo ngại, các bệnh nhân trên thường nhập viện muộn, khiến việc điều trị càng thêm khó khăn và tốn kém hơn.
Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

(LĐTĐ) Ăn tiết canh đầu tháng để lấy may, nam thanh niên 27 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, suy đa tạng, hôn mê, rối loạn đông máu…
Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30/8 đến ngày 6/9), toàn Thành phố ghi nhận 190 trường hợp mắc sốt xuất huyết, với 10 ổ dịch.
Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

(LĐTĐ) Khi bão số 3 (Yagi) càn quét Hà Nội đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho toàn Thành phố. Trong đêm bão đổ bộ, để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong bão, khoa cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn Thành phố luôn sáng đèn và sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp cấp cứu cũng như người bị nạn do ảnh hưởng của cơn bão này.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động