Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Lối thoát nào cho nông sản Việt

Trong khi thương lái ép giá dưa hấu của người dân vùng ngập lụt tỉnh Quảng Nam  thì “Chiến dịch giải cứu dưa hấu” của các nhóm tình nguyện hiện vẫn đang tiếp tục và lan rộng. Sự dang tay của cộng đồng với nông dân Quảng Nam là nghĩa cử nhưng chỉ có thể thực hiện trong một thời điểm. Hướng đi nào để nông sản không rơi vào tình trạng bị ép giá hay đổ bỏ vẫn là nỗi lo của nông dân.
Trò chuyện cùng thủ lĩnh “biệt đội giải cứu dưa hấu“
Quảng Ngãi: Tình người sưởi ấm người trồng dưa miền Trung
Không nhãn hiệu, Nông sản Việt mất thị phần ngay trên “sân nhà”

Nghĩa tình chiến dịch giải cứu

Thông tin về việc bà con nông dân trồng dưa hấu tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam lâm vào hoàn cảnh bi đát, dưa hấu đến ngày thu hoạch bỗng nhiên bị ngập trong nước lũ. Nhiều hộ có nguy cơ trắng tay, gánh thêm những khoản nợ không nhỏ từ vốn vay ngân hàng vì bị các thương lái ép giá, khiến chiến dịch “giải cứu” dưa hấu của nhóm sinh viên tình nguyện được đông đảo người tiêu dùng ủng hộ.

Mấy ngày qua, trên địa bàn Hà Nội rầm rộ việc mua dưa hấu ủng hộ người dân Quảng Nam, không chỉ sinh viên mà ngay cả học sinh tiểu học, khi phong trào được phát động cũng đã đề nghị bố mẹ mua dưa hấu. Chị Xuân Sinh (Nhân Chính, Thanh Xuân) cho biết, con trai chị đang học ở Trường PTCS Nam Thành Công, do công việc bận rộn nên chị thường đón con muộn, thế nhưng khi cô giáo phát động phong trào, con trai chị háo hức, yêu cầu mẹ nhất định phải đón sớm hơn mọi hôm để kịp mua dưa ủng hộ bà con Quảng Nam. Cuối cùng chị vẫn đón muộn vì không thể về sớm hơn, lớp đóng cửa, dưa đã hết, khiến cháu khóc tức tưởi, chị lại phải đèo con ra địa điểm mua dưa ủng hộ khác ở trên đường Nguyễn Chí Thanh.

Cũng tinh thần ấy, anh Hải Nam (khu tập thể Thành Công ) dù trên xe đã có một quả dưa vừa mua tại chợ, khi đi qua điểm bán dưa của các bạn sinh viên trên đường Láng Hạ, anh vẫn mua thêm 5 quả. “Thấy bán dưa ủng hộ đồng bào thiên tai nên mình mua thêm mấy quả. Ăn không hết thì biếu bạn bè, người thân để góp phần giúp nông dân qua cơn khó khăn”, anh Nam nói.

Lối thoát nào cho nông sản Việt
Học sinh Trường TH Nam Thành Công nô nức hưởng ứng chiến dịch mua dưa ủng hộ người dân Quảng Nam

Được biết, đến ngày 14/4, khoảng 80% số dưa hấu tồn đọng trên ruộng của bà con nông dân Quảng Nam đã được tiêu thụ sau khi Bộ Công thương, doanh nghiệp và nhiều cá nhân kêu gọi, làm đầu mối bán dưa giúp nông dân. Thế nhưng, chương trình "mỗi trái dưa, một tấm lòng" chưa xong thì ở Đà Lạt, cả ngàn tấn hành tây rớt giá kỷ lục vẫn không bán được. Giá hành tây loại một ở Đà Lạt hiện từ 2.000 đến 2.300 đồng một kg, loại hai chỉ 1.000-2.000 đồng, thấp nhất trong vòng 10 năm qua và đúng bằng chi phí canh tác. Nếu như có người mua tại vườn thì coi như hòa vốn, còn tự thu hoạch để bỏ vào kho thì chi phí mỗi kg hành đội thêm 500 đồng cho tiền thuê nhân công và vận chuyển. Nhà vườn nào chưa có kho hoặc kho quá nhỏ phải bỏ thêm tiền để dựng nhà kho mới.

Bài học “Vô tiền khoáng hậu”

Tình trạng, nông sản rớt giá đến mức bà con nông dân phải đổ bỏ trong mấy năm gần đây khá phổ biến. Hết dưa hấu rồi đến thanh long, lúa gạo, cà phê, tiêu, rau, hoa, mía... Có thể nói, rất nhiều loại nông sản được mùa mất giá, rồi lại bị ép giá đến đổ bỏ. Không chỉ thế, thương lái Trung Quốc dùng chiêu trò đẩy giá ảo, dẫn dắt bà con nuôi, trồng thu gom nông sản rồi lại mất hút. Tình trạng nông sản bị thương lái Trung Quốc “hành tỏi” ép giá là chuyện “biết rồi” nhưng vẫn “không đừng được”.

Trong gần tháng qua, dưa hấu ùn ứ ở Lạng Sơn, thối đến chảy nước vẫn cứ phải nằm chờ để xuất qua cửa khẩu. Một tiểu thương buôn bán ở cửa khẩu cho hay, dưa hấu được khách hàng Trung Quốc rà soát chất lượng gắt gao nhưng giá lại rất bèo. Loại đặc biệt mới được giá cao nhất là 7.000 đồng, còn loại thấp chỉ dưới 2.000 đồng. Trong khi đó, ở Hà Nội vẫn bán được giá từ 7.000 đến 10.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, chúng ta không thể mãi kêu gọi “giải cứu” hay là “mỗi quả dưa, mỗi củ hành tây,…là một tấm lòng” khi mà nước ta có đến 70% dân sống bằng nghề nông. Chiến lược tổng thể với những qui hoạch cụ thể cho mỗi loại nông sản cùng đầu ra cho sản phẩm là vô cùng quan trọng. Chiến dịch “giải cứu” dưa hấu đang diễn ra có thể là bài học “vô tiền khoáng hậu” mà hậu quả của nó là sự thiếu định hướng và chưa có hướng đi phù hợp cho bà con của các cơ quan có liên quan, để bà con tự canh tự tác khi thấy cái lợi trước mắt rồi tự loay hoay, xoay sở khi gặp rủi ro. Đơn cử như thanh long ở Long An giá bán chỉ 5.000 đồng/kg, Bình Thuận có lúc giá bán chỉ 3.000 đồng/kg, thậm chí bà con ở đây còn phải đổ bỏ cho bò ăn thì ở Hà Nội, người tiêu dùng vẫn phải mua với giá từ 40.000 đồng đến 45.000 đồng/kg. Còn nhớ vào thời điểm này năm trước, nhiều thương lái miền Bắc đã lên Lạng Sơn đưa dưa (dưa chờ xuất sang Trung Quốc) về Hà Nội và các tỉnh để tiêu thụ. Hóa ra, dưa bán tại thị trường trong nước nhanh mà giá lại cao hơn so với giá thương lái Trung Quốc đưa ra.

Điều đó cho thấy, thị trường nội địa còn rộng cửa, sức mua của người dân vẫn lớn. Tại sao chúng ta không chinh phục ngay ở thị trường trong nước?. Ví như việc nông sản vùng sản xuất ế ẩm mà giá ở các tỉnh thành phố khác vẫn không hề rẻ , phải chăng là do sự bất hợp lý trong khâu phân phối lưu thông? Song, vấn đề đặt ra, ai sẽ là người đứng ra thu hẹp khoảng cách giá cả từ nơi cung đến nơi cầu? Câu hỏi này xin được chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền. Hy vọng sẽ có một sự thay đổi tìm hướng đi cho nông sản từ phía nhà nước để nông dân không phải ngậm đắng nuốt cay, tự hoay loay xoay sở.

Thương Huế

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ?

Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ?

(LĐTĐ) Theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ, có 3 cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão (cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5).
Dự báo thời tiết Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025

Dự báo thời tiết Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát bản tin dự báo thời tiết tại các khu vực trên cả nước dịp Lễ khai giảng năm học mới từ ngày 4-5/9/2024.
Từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh, gió giật cấp 17

Từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh, gió giật cấp 17

(LĐTĐ) Bão số 3 có tên quốc tế là Yagi hoạt động trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc biển Đông. Dự báo, từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc biển Đông, gió mạnh có thể lên tới cấp 14, giật cấp 17 ở vùng gần tâm bão.
Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
TP.HCM: Tước giấy phép lái xe gần 900 trường hợp vi phạm giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

TP.HCM: Tước giấy phép lái xe gần 900 trường hợp vi phạm giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Ngày 3/9, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an Thành phố Hồ Chí Minh (PC08) cho biết, trong 3 ngày nghỉ lễ 2/9 năm 2024 (từ ngày 31/8 đến sáng 3/9), lực lượng cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xử lý 5.845 trường hợp vi phạm trên cả đường bộ và đường thủy; tạm giữ 8 xe ôtô, 2.063 xe môtô, 17 xe thô sơ.
Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Hà Nội đang triển khai nhiều dự án giao thông lớn như: Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1); Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai… đáng chú ý, có dự án đã giải ngân 80,9% kế hoạch vốn song vẫn có dự án chỉ giải ngân 10,3% kế hoạch vốn…
Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), tính đến 19 giờ ngày 2/9, đã có khoảng 71.800 lượt hành khách tham quan, trải nghiệm hai tuyến đường sắt đô thị của Thủ đô trong ngày Quốc khánh.

Tin khác

Hiệu quả kinh tế xanh nhờ mô hình OCOP

Hiệu quả kinh tế xanh nhờ mô hình OCOP

(LĐTĐ) Trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, nông nghiệp vẫn là một trong những trụ cột chính của nền kinh tế. Với Hà Nội, kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Hà Nội: Thu ngân sách 8 tháng ước đạt 343,6 nghìn tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách 8 tháng ước đạt 343,6 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Hà Nội trong 8 tháng năm 2024 ước thực hiện 343,6 nghìn tỷ đồng, đạt 84,1% dự toán pháp lệnh năm và tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, thành phố Hà Nội rất quan tâm chú trọng đến việc đầu tư, quy hoạch và phát triển làng nghề. Đặc biệt, phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”, Thành phố đã đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh, xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP, nông sản thực phẩm an toàn và chất lượng… Qua đó, tạo niềm tin với người tiêu dùng và góp phần nâng cao thương hiệu cho nông sản Thủ đô vươn xa.
Tháng 8, chỉ số sản xuất công nghiệp Hà Nội tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023

Tháng 8, chỉ số sản xuất công nghiệp Hà Nội tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn Hà Nội tháng 8/2024, ước đạt tăng 0,1% so với tháng 7 và tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023. Qua đó, ước tính 8 tháng năm 2024, chỉ số IIP của Thành phố tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước.
8 tháng năm 2024, chỉ số CPI Hà Nội tăng 5,24%

8 tháng năm 2024, chỉ số CPI Hà Nội tăng 5,24%

(LĐTĐ) Tháng 8/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của thành phố Hà Nội tăng 0,07% so với tháng 7 và tăng 4,44% so với cùng kỳ năm 2023. Tính bình quân 8 tháng năm 2024, CPI của Hà Nội tăng 5,24% so với bình quân cùng kỳ năm 2023.
Tỷ giá USD hôm nay (3/9): Đồng USD quay đầu giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (3/9): Đồng USD quay đầu giảm nhẹ

(LĐTĐ) Sáng nay 3/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên, hiện ở mức 24.224 đồng (do trong nước đang trong kỳ nghỉ lễ). Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 101,64 điểm - giảm 0,11%.
Giá vàng hôm nay 3/9: Vàng thế giới tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 3/9: Vàng thế giới tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 3/9, sự phục hồi của đồng USD tiếp tục tạo áp lực lên kim loại màu vàng đưa giá vàng giao ngay giảm 4,3 USD về mốc 2.500 USD/ounce.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nhiều địa phương còn thụ động trong xây dựng chính sách riêng

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nhiều địa phương còn thụ động trong xây dựng chính sách riêng

(LĐTĐ) Thời gian qua, ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đang cho thấy sự phát triển mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp đã tham gia khá sâu vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công Thương, hiện tiềm năng phát triển ngành Công nghiệp ở các địa phương là rất lớn, nhưng nhiều địa phương lại chưa chủ động trong việc xây dựng, ban hành thực thi các chính sách riêng để khai thác hết lợi thế, tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ…
Giá vàng hôm nay (2/9): Vàng SJC ở mức 79 – 81 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (2/9): Vàng SJC ở mức 79 – 81 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay, giá vàng SJC đang được giao dịch với mức 79 – 81 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), chênh lệch giá mua - bán vàng SJC vẫn đang duy trì ở mức 2 triệu đồng/lượng.
Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP

Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP

(LĐTĐ) Hiệu quả từ thực hiện chương trình OCOP thời gian qua được đánh giá tạo ra “làn gió mới” trong sản xuất và phát triển nông nghiệp Thủ đô. Trong đó, việc thúc đẩy phát triển thương mại điện tử (TMĐT) cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn TMĐT, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream)… mở ra hướng đi mới và đang được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã chú trọng thực hiện.
Xem thêm
Phiên bản di động