Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Mở hướng phát triển ở huyện ngoại thành

(LĐTĐ) Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã mang lại những thay đổi tích cực trong nhận thức của người dân huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Từ phương thức sản xuất truyền thống, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi sang sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn. Đặc biệt, những năm gần đây, trên địa bàn huyện đã xuất hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật cao, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên từng đơn vị diện tích canh tác, tăng thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế của huyện.
Thành tựu xây dựng nông thôn mới tại các huyện ngoại thành Hà Nội cho phép đầu tư các cầu yếu, cầu nhỏ trên địa bàn một số huyện

Hiệu quả từ việc ứng dụng khoa học công nghệ

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Chương Mỹ đã xuất hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng hoa học kỹ thuật như: Tưới tự động; điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng để cây trồng có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất; chọn tạo được giống vật nuôi năng suất, chất lượng; quy trình chăn nuôi khép kín... Những công nghệ tiên tiến khi được ứng dụng vào sản xuất, giúp hạn chế sức người mà năng xuất chất lượng sản phẩm được nâng lên rõ rệt.

Mở hướng phát triển ở huyện ngoại thành
Mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính của Hợp tác rau, quả sạch Chúc Sơn.

Điển hình, tại Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn, dù thời tiết thay đổi, nắng nóng gay gắt, những ruộng rau vẫn xanh tốt, không bị cháy lá; ruộng dưa lưới vẫn cho quả đều và sai. Theo ông Hoàng Văn Thám, Giám đốc Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn: Thành quả đó là nhờ đơn vị đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất, xây dựng các nhà màng, nhà lưới, lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm. Kinh phí đầu tư không quá lớn (khoảng 1 triệu đồng/sào) nhưng đã khẳng định hiệu quả rõ rệt, vừa giảm sức game bài uy tín cho nông dân, vừa đảm bảo tưới đúng, đủ lượng nước, tránh lãng phí... Cũng theo ông Thám, để phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, việc ứng dụng khoa học công nghệ là hướng đi tất yếu cả trước mắt và lâu dài.

Được biết, Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn là đơn vị đầu tiên của huyện Chương Mỹ đã phối hợp với các nhà khoa học lắp đặt hệ thống trạm quan trắc thời tiết thông minh iMentos 3.3 A-G. Với bán kính phủ sóng 15km, trạm quan trắc dự báo chính xác nhiệt độ, tốc độ gió, lượng mưa... làm căn cứ để nông dân xây dựng kế hoạch chăm sóc, bảo vệ rau, quả. Ngoài ra, Hợp tác xã đầu tư lắp đặt 10 camera tại đồng ruộng, kết nối với máy tính, điện thoại thông minh giúp cho Ban giám đốc dù ở bất kỳ đâu cũng có thể dễ dàng quản lý vùng sản xuất theo quy trình... Nhờ sản xuất rau, quả bằng công nghệ cao, mỗi ngày Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn thu mua gần 2 tấn rau quả mà không lo ảnh hưởng bởi thời tiết. Sản phẩm được cung cấp cho 4 bệnh viện, 2 hệ thống siêu thị lớn là Big C và T-Mart, 15 cửa hàng tiện ích và 11 trường học theo hợp đồng liên kết.

Những năm gần đây, cùng với việc xây dựng các vùng nông nghiệp chuyên canh tập trung, huyện Chương Mỹ đã triển khai các dự án, mô hình ứng dụng công nghệ cao nhằm mục đích nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Điển hình như trong lĩnh vực trồng trọt, huyện đã tập trung ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào khâu giống và công nghệ sản xuất. Đến nay, bộ giống lúa của huyện đã được cải tạo cơ bản với 70% giống lúa chất lượng cao, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế. Huyện cũng ứng dụng thành công giống cà chua ghép cà tím tại một số xã, thị trấn đưa năng suất tăng lên 2 lần so với giống thường, giá trị đạt trên 1 tỷ đồng/ha; giống hoa lan rừng, lan Hồ Điệp nuôi cấy mô đã phát triển mạnh tại địa bàn huyện, giá trị đạt trên 10 tỷ đồng/ha.

Không chỉ riêng lĩnh vực trồng trọt, huyện Chương Mỹ còn chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi. Tiêu biểu như Hợp tác xã thỏ Việt - Nhật ở xã Lam Điền, đã xây dựng hệ thống chuồng trại khép kín và ứng dụng kỹ thuật hiện đại để phát triển mô hình nuôi thỏ thương phẩm, thỏ sinh sản. Đáng chú ý, quy trình chăm sóc thỏ được thực hiện theo hướng an toàn sinh học và tuân thủ nghiêm ngạt theo các chỉ số kỹ thuật. Hiện tại, Hợp tác xã đang nuôi 1.000 con thỏ cái và 50 con thỏ đực để phối giống. Trung bình mỗi tháng có hơn 4.000 thỏ con được sinh ra và được nuôi trong vòng 45 ngày thì xuất bán. Hợp tác xã xuất bán thỏ thương phẩm 3 tháng/lứa, trừ các khoản chi phí thu về gần 100 triệu đồng tiền lãi.

Thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp

Đồng bộ với ứng dụng giống mới, công nghệ sản xuất tiên tiến, nhiều Hợp tác xã, chủ trang trại trên địa bàn huyện Chương Mỹ cũng mạnh dạn đầu tư ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực quản lý sản xuất, ứng dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc… Trong lĩnh vực chăn nuôi, các hộ nông dân đã chuyển từ thụ tinh lợn, bò trực tiếp sang thụ tinh nhân tạo, với nhiều giống lợn, giống bò chất lượng cao như giống bò BBB đã chiếm 47% tổng đàn bò của huyện, trên 90% đàn lợn ngoại đã tăng sản lượng và chất lượng thịt, tăng thu nhập cho người dân. Trên địa bàn huyện có trên 400 trang trại chăn nuôi đã ứng dụng công nghệ chuồng trại khép kín có hệ thống làm mát, máng ăn, máng uống tự động, hạn chế dịch bệnh và tăng năng suất chăn nuôi lên 2 lần.

Như vậy, các chương trình, mô hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến trên địa bàn huyện Chương Mỹ bước đầu đã đạt được kết quả rõ rệt, góp phần quan trọng trong tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp của huyện, theo hướng quy mô lớn, tăng giá trị và đảm bảo an toàn thực phẩm, từng bước hiện đại hóa nền nông nghiệp của huyện.

Thời gian tới, huyện Chương Mỹ tiếp tục có những giải pháp để khuyến khích ứng dụng khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Cụ thể là Chương trình số 07-CTr/HU của Huyện ủy về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025”. Chương trình số 07-CTr/HU của huyện hướng tới mục tiêu tiếp tục xác định phấn đấu tăng trưởng sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 4,0% trở lên. Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng vùng sản xuất chuyên canh tập trung phù hợp với quy hoạch; chú trọng việc nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Huyện sẽ thực hiện chính sách khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất như: Hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị cơ giới hoá trong sản xuất; hỗ trợ chuyển đổi giống, cây trồng, vật nuôi mới, có chất lượng cao, có khả năng sinh lợi cao hơn gắn với bảo vệ môi trường bền vững. Bồi dưỡng, đào tạo tập huấn nhằm nâng cao trình độ của các chủ thể trong phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển nông nghiệp công nghệ cao và kiến thức kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Triển khai các mô hình đào tạo nghề nông nghiệp cho game bài uy tín nông thôn gắn với sản xuất theo hướng sạch, bền vững, vệ sinh, an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn VietGAP, GMP (thực hành sản xuất tốt)...

Bên cạnh đó, huyện sẽ tổ chức định kỳ các lớp bồi dưỡng đào tạo tập huấn ngắn ngày, các chương trình tham quan thực tế gắn kết các nhà khoa học, các chuyên gia với người nông dân để trực tiếp chuyển giao, ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ vào sản xuất. Hướng dẫn ứng dụng chuyển giao công nghệ cao, công nghệ sinh học từ sản xuất đến khâu sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản./.

Minh Khuê - Kim Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Ảnh hưởng bão số 3: Hà Nội gió lớn, cây đổ khiến một người tử vong

Ảnh hưởng bão số 3: Hà Nội gió lớn, cây đổ khiến một người tử vong

(LĐTĐ) Mặc dù bão số 3 cách Quảng Ninh khoảng 570km, nhưng chiều 6/9, nhiều khu vực của thành phố Hà Nội đã có mưa to kèm gió lớn khiến nhiều cây xanh bị đổ. Lúc 15h40 cùng ngày, tại đường Nguyễn Hữu Thọ, phường Hoàng Liệt, xảy ra vụ cây bật gốc, đổ trúng 2 người đi trên một xe máy, khiến một người tử vong, một người bị thương.
Niềm vui bất ngờ trong ngày khai giảng của học sinh khó khăn Bến Tre

Niềm vui bất ngờ trong ngày khai giảng của học sinh khó khăn Bến Tre

(LĐTĐ) Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” - 5/9/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu Hội người mù quận Thanh Xuân lần thứ VI

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu Hội người mù quận Thanh Xuân lần thứ VI

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 5, 6/9, Hội người mù quận Thanh Xuân đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Quận Đống Đa: Hiệu quả thiết thực từ các phong trào thi đua yêu nước

Quận Đống Đa: Hiệu quả thiết thực từ các phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Ngày 6/9, quận Đống Đa tổ chức Hội nghị biểu dương “Người tốt, việc tốt”; tổng kết Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2024 và tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”.
Tập đoàn Geleximco trao tặng hơn 600 triệu đồng cho trường học ở Thái Bình

Tập đoàn Geleximco trao tặng hơn 600 triệu đồng cho trường học ở Thái Bình

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình mang ý nghĩa nhân văn, tốt đẹp của chương trình Tặng học bổng cho học sinh vượt khó - học giỏi năm học 2024 - 2025, Tập đoàn Geleximco đã tài trợ hơn 600 triệu đồng cho một số trường học tại Thái Bình.
Hà Nội: Người dân chủ động tích trữ nhu yếu phẩm trước khi bão Yagi đổ bộ

Hà Nội: Người dân chủ động tích trữ nhu yếu phẩm trước khi bão Yagi đổ bộ

(LĐTĐ) Sáng nay (6/9), nhiều người dân Thủ đô đã đến các siêu thị, chợ dân sinh mua rau củ quả, thực phẩm, các siêu thị liên tục bổ sung hàng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Tin khác

Quận Đống Đa: Hiệu quả thiết thực từ các phong trào thi đua yêu nước

Quận Đống Đa: Hiệu quả thiết thực từ các phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Ngày 6/9, quận Đống Đa tổ chức Hội nghị biểu dương “Người tốt, việc tốt”; tổng kết Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2024 và tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”.
Hà Nội: Người dân chủ động tích trữ nhu yếu phẩm trước khi bão Yagi đổ bộ

Hà Nội: Người dân chủ động tích trữ nhu yếu phẩm trước khi bão Yagi đổ bộ

(LĐTĐ) Sáng nay (6/9), nhiều người dân Thủ đô đã đến các siêu thị, chợ dân sinh mua rau củ quả, thực phẩm, các siêu thị liên tục bổ sung hàng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Kết nạp câu lạc bộ thể thao đầu tiên của thanh niên Thủ đô

Kết nạp câu lạc bộ thể thao đầu tiên của thanh niên Thủ đô

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội, Câu lạc bộ Bắn cung Barebow Hà Nội đã chính thức ra mắt. Đây là câu lạc bộ thể thao đầu tiên được kết nạp vào Hội Liên hiệp thanh niên Thủ đô.
Chung khảo thi tìm hiểu 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chung khảo thi tìm hiểu 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 6/9, tại Cung Thiếu nhi Hà Nội đã diễn ra Chung khảo Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Cuộc thi do Thành ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức, giao Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chỉ đạo, phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội thực hiện.
Những người “giữ hồn” trung thu truyền thống

Những người “giữ hồn” trung thu truyền thống

(LĐTĐ) Khuôn bánh trung thu, mặt nạ giấy bồi, đèn lồng, “tiến sĩ giấy”... từng gắn bó với biết bao thế hệ người Việt với những sự tích, câu chuyện của riêng mỗi món đồ chơi. Nhưng trước sự phát triển của xã hội, những món đồ chơi truyền thống này ngày càng bị mai một. Nhiều người chỉ còn nhớ đến chúng như một món đồ chơi trong ký ức tuổi thơ mà quên đi những câu chuyện của riêng nó. Để rồi cho đến hiện tại, chỉ còn lại một vài người thợ già vẫn miệt mài làm đồ chơi truyền thống, để lưu giữ tinh hoa, để “giữ hồn” cho những món đồ đó không bị chìm vào dĩ vãng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội dự khai giảng tại Trường THCS Giảng Võ

Bí thư Thành ủy Hà Nội dự khai giảng tại Trường THCS Giảng Võ

(LĐTĐ) Hòa chung không khí Ngày hội khai giảng năm học mới 2024 - 2025, sáng 5/9, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã đến động viên thầy, cô giáo và học sinh Trường Trung học cơ sở (THCS) Giảng Võ, quận Ba Đình.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THPT Phan Đình Phùng

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THPT Phan Đình Phùng

(LĐTĐ) Sáng 5/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã dự lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Phan Đình Phùng, quận Ba Đình.
Các làng nghề bánh trung thu: An toàn thực phẩm được ưu tiên hàng đầu

Các làng nghề bánh trung thu: An toàn thực phẩm được ưu tiên hàng đầu

(LĐTĐ) Cận kề Rằm tháng Tám, các làng nghề bánh trung thu trên địa bàn thành phố Hà Nội tất bật vào vụ. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và giữ được thương hiệu, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) được các cơ sở sản xuất bánh đặc biệt chú trọng.
Hướng tới quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu hiệu quả cho người dân Thủ đô

Hướng tới quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu hiệu quả cho người dân Thủ đô

(LĐTĐ) Việc thành phố Hà Nội xem xét, ban hành Nghị quyết “Danh mục kỹ thuật dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình chưa được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trên địa bàn thành phố Hà Nội và Danh mục cấp cứu ngoại viện trên địa bàn thành phố Hà Nội” là chủ trương đúng, cần thiết, hướng tới thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe, mọi người dân Thủ đô đều được bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ và thụ hưởng các dịch vụ y tế.
Gia Lâm: Đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho mọi học sinh

Gia Lâm: Đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho mọi học sinh

(LĐTĐ) Thời điểm này, huyện Gia Lâm đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho năm học mới 2024 - 2025, đặc biệt là điều kiện về cơ sở vật chất, trường lớp, phòng học. Do đó, mặc dù số lượng học sinh tăng lên nhưng với sự đầu tư của huyện và sự chuẩn bị của các trường, về cơ bản học sinh đều được bố trí đủ chỗ học.
Xem thêm
Phiên bản di động