Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Nghệ nhân khuyết tật trọn đời "giữ lửa" làng nghề mây tre đan Phú Vinh

(LĐTĐ) Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, làng nghề và làng nghề truyền thống của Việt Nam đã và đang chịu tác động rất lớn bởi sự nghèo nàn của mẫu mã, thương hiệu...Tuy nhiên, trước sức ép của thị trường ở làng mây tre đan Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội), người ta vẫn thấy nghệ nhân Nguyễn Văn Trung miệt mài với công việc giữ nghề và tìm tòi hướng đi mới. Qua đó, đưa hàng thủ công mỹ nghệ Việt vươn ra thị trường thế giới.
chay mai ngon lua dam me voi may tre dan truyen thong Hà Nội: Sắp giám sát về môi trường làng nghề
chay mai ngon lua dam me voi may tre dan truyen thong Xử lý ô nhiễm làng nghề: Còn nhiều vướng mắc
chay mai ngon lua dam me voi may tre dan truyen thong Làng nghề và cách mạng công nghiệp 4.0
chay mai ngon lua dam me voi may tre dan truyen thong
Nghệ nhân Nguyễn Văn Trung giới thiệu những mẫu mã mây tre đan (Ảnh Đỗ Đạt)

Về làng Phú Vinh, không khó để chúng tôi tìm đến được nhà của nghệ nhân Nguyễn Văn Trung bởi lẽ, nói đến ông ở cái làng này không ai là không biết; từ cháu bé vừa tuổi cắp sách đến trường, đến cụ già râu tóc bạc phơ. Theo thời gian, cùng với tài năng, bàn tay khéo léo của mình nghệ nhân Nguyễn Văn Trung đã trở thành niềm tự hào không chỉ của làng nghề mây tre đan Phú Vinh, mà còn là niềm tự hào của nghề đan lát Việt Nam.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất vốn là cái nôi của nghề truyền thống mây tre đan, ngay từ nhỏ nghệ nhân Nguyễn Văn Trung đã được thừa hưởng sự khéo léo, niềm đam mê với nghề đan lát truyền thống từ gia đình. Những tưởng cuộc sống sẽ là “màu hồng” với ông, thế nhưng, cuối năm 1969, sau một cơn sốt “thập tử nhất sinh” ông Trung được bác sĩ thăm khám và kết luận là mắc bệnh co cơ, lao xương nên phải nằm liệt giường.

Hơn 3 năm điều trị, bệnh tình không thuyên giảm, thời gian sau ông đau đớn rớt nước mắt khi nhìn chiếc chân phải của mình bị co rút và ngắn hơn chân trái đến gần 15cm. “Đây cũng chính là bước ngoặt của đời tôi, khi đó tôi phải tập đi, tập bò rồi tập làm mây tre đan…thế rồi niềm đam mê ấy ngấm dần vào người khiến tôi thổn thức, đam mê vì nó”, ông Trung nhớ lại.

Năm 1972, Nguyễn Văn Trung được các nghệ nhân trong làng Phú Vinh và chính quyền địa phương vận động vào Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Vinh. Với đôi tay tài hoa, sự tâm huyết với nghề truyền thống của quê hương, chàng trai khuyết tật Nguyễn Văn Trung đã được xã viên hợp tác xã bầu làm Đội trưởng đội kỹ thuật. Cũng trong năm đó, sản phẩm mây tre đan của đội sản xuất do Nguyễn Văn Trung làm đội trưởng đã giành giải nhất “Cuộc thi tay nghề giỏi ở làng Phú Vinh”. Đây cũng chính là động lực quan trọng để giúp Nguyễn Văn Trung tiếp tục “giữ lửa” trong tình thế làng nghề đang “tiến thoái lưỡng nan”.

Năm 1980, Nguyễn Văn Trung tiếp tục giành giải thưởng “Tuổi trẻ sáng tạo” tại Liên Xô và được nhận vào học tại chức Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Năm 1983, ông Trung được Ủy ban Khoa học Nhà nước và Bộ Đại học cử sang Cu-ba làm chuyên gia giúp nước bạn giảng dạy về làm hàng thủ công mỹ nghệ cho người dân nước bạn. Sau 5 năm học tập, nghiên cứu nghề mây tre đan ở các nước thuộc châu Mỹ La-tinh, châu Âu, trở về nước, ông Trung đã mạnh dạn sử dụng cây bèo tây để làm nguyên liệu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

chay mai ngon lua dam me voi may tre dan truyen thong
Các mẫu mã mây tre đan Phú Vinh đã và đang nhận được sự tin yêu của người tiêu dùng (Ảnh Đỗ Đạt)

Tháng 9/1987, ông Trung tiếp tục được cấp trên bổ nhiệm giữ chức Phó hiệu trưởng Trường Mỹ nghệ Hà Tây. Đầu năm 1988, nghề mây tre đan ở Phú Vinh đứng trước nguy cơ suy thoái, nhiều người dân đã bỏ nghề vì không có công ăn việc làm. Đứng trước những khó khăn đó, cũng như mong muốn gìn giữ và vực lại nghề truyền thống của cha ông, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung đã có quyết định táo bạo, xin nghỉ việc ở Trường Mỹ nghệ Hà Tây để về quê gây dựng, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống mây tre đan.

Những năm đầu thế kỷ 21, làng Phú Vinh thực sự khởi sắc, các đối tác, doanh nghiệp nước ngoài về ký kết hợp đồng nhiều, người dân làm không xuể. Tháng 10/2005, ông Trung mạnh dạn thành lập Công ty TNHH Mỹ nghệ Hoa Sơn. Mục đích của ông là tạo công ăn việc làm cho người dân quê nhà và giữ nghề truyền thống gần 400 năm của ông, cha. Tiếp đó, năm 2007, ông quyết định thành lập Trung tâm Dạy nghề tư thục mây tre đan Phú Vinh để dạy nghề miễn phí cho người khuyết tật.

Được biết, mỗi năm Trung tâm Dạy nghề tư thục mây tre đan Phú Vinh do ông làm giám đốc đã đào tạo từ 400 đến 500 học viên. Sau này, có nhiều người thành đạt, làm giàu từ nghề mây tre đan. Tính đến nay, trung tâm đã đào tạo được hơn 3000 người lành nghề mây tre đan (trong đó có gần một phần ba là người khuyết tật) các tỉnh như: Bắc Ninh, Hòa Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đồng Nai, Tuyên Quang…

Từ chính niềm đam mê, giữ nghề và tấm lòng nhân hậu với những mảnh đời kém may mắn, ông Nguyễn Văn Trung đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành, cũng như giấy chứng nhận nghệ nhân tiêu biểu…

Chưa bằng lòng với những gì mình đã đạt được, cũng như mong muốn sản phẩm làng nghề tiếp tục vươn xa, khẳng định vị thế làng nghề truyền thống của Việt Nam, ông Trung lại tiếp tục mày mò, tìm kiếm và sáng tạo ra những sản phẩm mới, thiết thực với đời sống, cùng với đó là đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, cũng như của đối tác.

Ông Trung bảo: “Khi nào còn sức khỏe, con tâm huyết, tôi sẽ cống hiến hết sức mình cho đất nước, cho quê hương và đặc biệt là cho làng nghề mây tre đan truyền thống Phú Vinh”.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”

Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”

(LĐTĐ) Chiều 9/9, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội chủ trì họp Ban Thường vụ Thành ủy tiếp tục chỉ đạo về công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn Thành phố.
Phân luồng giao thông các vị trí úng ngập tại huyện Quốc Oai và Hoài Đức

Phân luồng giao thông các vị trí úng ngập tại huyện Quốc Oai và Hoài Đức

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa ban hành thông báo phân luồng, hướng dẫn giao thông tại các vị trí bị ngập úng sau cơn bão số 3 trên các tuyến đường thuộc huyện Quốc Oai và Hoài Đức.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 10/9: Trời nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 10/9: Trời nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 10/9, trời nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông. Gió đông nam cấp 2-3.
Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn tăng cường đảm bảo vận hành công trình thủy điện

Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn tăng cường đảm bảo vận hành công trình thủy điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện số 6844/CĐ-BCT ngày 9/9/2024 về tăng cường ứng phó với mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 và đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thủy điện.
Hà Nội hỗ trợ 51 tỷ đồng cho các tỉnh, thành phố bị thiệt hại do bão số 3

Hà Nội hỗ trợ 51 tỷ đồng cho các tỉnh, thành phố bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 22/QĐ-MTTQ-BTT về việc hỗ trợ nhân dân các tỉnh, thành phố khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra.
Cầu Chương Dương vẫn bảo đảm chịu lực

Cầu Chương Dương vẫn bảo đảm chịu lực

(LĐTĐ) Sau sự cố sập cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ), hiện nhiều người dân Thủ đô quan tâm đến sự an toàn của cầu Chương Dương, đặc biệt trong thời điểm diễn biến thời tiết bão lũ phức tạp. Đáng chú ý, theo Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, hiện cầu Chương Dương vẫn bảo đảm chịu lực, các phương tiện có thể lưu thông bình thường.
Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

(LĐTĐ) Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản về việc phối hợp triển khai các biện pháp khắc phục, giải toả cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn Thành phố.

Tin khác

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

(LĐTĐ) Hiếu học là truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ít ai biết, ở vùng xứ Đoài xưa, mạch nguồn hiếu học luôn được vun bồi, chăm chút. Minh chứng dễ thấy, ở thị xã Sơn Tây hiện còn lưu giữ di tích Văn Miếu - sánh ngang với một số Văn Miếu hàng tỉnh tiêu biểu như: Văn Miếu Xích Đằng ở Hưng Yên, Văn Miếu Mao Điền ở Hải Dương hay Văn Miếu Bắc Ninh ở tỉnh Bắc Ninh… Hơn hết, Văn miếu Sơn Tây là nơi tôn thờ, tri ân công đức to lớn của Đức Thánh Khổng Tử và các vị hiền triết, cùng hàng trăm danh nhân khoa bảng của vùng xứ Đoài.
Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

(LĐTĐ) Trải qua hàng ngàn năm, sông Hồng vẫn lặng lẽ bồi đắp cho sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khơi nguồn, phát huy những giá trị đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được xây dựng và không bao lâu sẽ trở thành hiện thực sẽ tiếp nối mạch chảy từ ngàn đời nay.
Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

(LĐTĐ) Sáng 29/8, Huyện ủy Thanh Trì tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9 cho các đảng viên có từ 30 - 70 năm tuổi Đảng.
Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024 của thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Thành phố tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng. Cuộc thi Thử thách “Check in Hanoi” với áo dài được đông đảo phụ nữ các quận, huyện tham gia.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

(LĐTĐ) Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Thức quà Hà Nội" đã mở ra một bức tranh đa sắc về văn hóa và ẩm thực Thủ đô, thu hút hơn 20.000 lượt khách khám phá. Qua đó, một hình ảnh Hà Nội năng động, hiện đại nhưng vẫn giữ trọn vẹn nét đẹp truyền thống được lan tỏa mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Hướng đến mục tiêu "Công dân Thủ đô số"

Hướng đến mục tiêu "Công dân Thủ đô số"

(LĐTĐ) Nhằm phát huy tính hiệu quả trong việc đăng ký tài khoản công dân điện tử và đẩy mạnh việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn, ngày 26/8, phường Thổ Quan, quận Đống Đa đã ra mắt mô hình “Tổ dân phố chuyển đổi số” và “Điểm phát wifi miễn phí” với mục tiêu hướng đến “Công dân số Thủ đô”.
Triển khai hiệu quả 2 bộ Quy tắc ứng xử tại quận Bắc Từ Liêm

Triển khai hiệu quả 2 bộ Quy tắc ứng xử tại quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Sau thời gian triển khai, thực hiện 2 bộ Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội (Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người game bài uy tín và Quy tắc ứng xử nơi công cộng), văn hóa ứng xử trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã có những chuyển biến rõ nét thông qua nhiều cách làm hay, những mô hình sáng tạo ở cơ sở.
Huyện Hoài Đức tăng cường chuyển đổi số phục vụ nhân dân

Huyện Hoài Đức tăng cường chuyển đổi số phục vụ nhân dân

(LĐTĐ) Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông thôn mới, hướng đến xây dựng quận văn minh đô thị là một trong những nội dung được UBND huyện Hoài Đức quan tâm, triển khai thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả.
Ngày càng nhiều cư dân đô thị gắn bó với lối sống “xanh”

Ngày càng nhiều cư dân đô thị gắn bó với lối sống “xanh”

(LĐTĐ) Di chuyển bằng phương tiện công cộng (xe buýt, tàu điện), hay đưa nhiều món ăn chay vào bữa cơm hằng ngày… đang là sự lựa chọn của nhiều cư dân đô thị trong cuộc sống hiện đại.
Những người nặng lòng với âm nhạc truyền thống

Những người nặng lòng với âm nhạc truyền thống

(LĐTĐ) Với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình giải trí mới, các thể loại âm nhạc truyền thống đang ngày càng mai một, ít được nhiều người, nhất là giới trẻ quan tâm. Thế nhưng, ngay giữa lòng Thủ đô vô cùng náo nhiệt, hiện đại bậc nhất cả nước vẫn có những người trẻ luôn “nặng lòng” với âm nhạc truyền thống.
Xem thêm
Phiên bản di động