Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Bánh gai Kẻ Giá, xứ Đoài:

Ngọt ngào hương vị ngày xuân

(LĐTĐ) Cùng với bánh chưng truyền thống, trên bàn thờ tổ tiên của nhiều gia đình trong những ngày đầu xuân năm mới không thể thiếu một số loại bánh dân tộc mang sắc thái riêng từng địa phương, trong đó có bánh gai Kẻ Giá.
Thành công nhờ hương ước làng
Người cao tuổi chung tay xây dựng nông thôn mới
Xã Yên Sở: Xây dựng nông thôn mới trên nền tảng hương ước cổ xưa
Ngọt ngào hương vị ngày xuân
Không khí làm bánh gai tấp nập ở Yên Sở trong những ngày giáp Tết

Kẻ Giá là một vùng quê nằm bên sông Đáy, bao gồm các làng thuộc xã Yên Sở, xã Đắc Sở, thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội. Mỗi làng Kẻ Giá có một loại bánh đặc sản nổi tiếng, trong đó bánh gai là đặc sản của xã Yên Sở. Bánh gai Kẻ Giá (bánh gai Yên Sở) được sản xuất quanh năm nhưng cao điểm nhất là vào mùa giáp Tết bởi đây chính là truyền thống đón Tết của người dân địa phương.

Tết đến, dù giàu hay nghèo, mỗi gia đình Yên Sở cũng phải tự tay làm cho bằng được vài chục bánh, trước là dâng lên ban thờ tổ tiên, sau là để ăn và làm quà cho người thân ở xa về. Hơn thế nữa, những năm gần đây, khi hương vị đặc biệt của bánh gai Kẻ Giá đã nức tiếng gần xa, nhu cầu tiêu thụ bánh gai Kẻ Giá vào dịp Tết từ thị trường khắp nơi cũng tăng vọt.

Tìm về Yên Sở trong những ngày cuối năm, người ta dễ dàng cảm nhận không khí rộn ràng, tất bật của cái Tết cận kề. Khắp đường làng, ngõ xóm, nhà nhà hối hả tập trung nhân lực, nguyên liệu làm bánh Tết. Mùi thơm của bánh, của mật mía, lá gai, bột nếp, đỗ xanh... tỏa ra từ các lò đồ bánh đang nghi ngút khói, quyện với từng cơn rét ngọt tạo thành một hương vị đặc trưng, không nơi nào có được.

Khi hỏi về lịch sử nguồn gốc của nghề làm bánh gai, nhiều người dân Yên Sở đều không biết chính xác mà chỉ khẳng định nghề đã có từ rất lâu, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này qua thế hệ kia, tính tới nay có lẽ cũng đã được hàng trăm năm.

Tìm hiểu về quy trình làm bánh, mới thấy rõ hơn về những vất vả cùng lòng say nghề của người dân nơi đây. Anh Tạ Đăng Hợi, người được tiếp nối nghề làm bánh gai từ cha ông và đã trực tiếp làm nghề hơn 20 năm cho biết: quy trình làm bánh gai theo cách truyền thống của người Yên Sở rất công phu, tỉ mẩn. Bắt đầu từ việc lựa chọn nguyên liệu vô cùng cẩn thận: Gạo nếp cái Hoa vàng được lấy từ những bông lúa to mẩy, rút từng gié mang về, phơi riêng một sân cho khỏi lẫn vào loại khác, khi khô, đem vò riêng và phơi lại rồi cất vào chum vại cẩn thận.

Mật phải là loại mật giọt.Đó là thứ mật được chọn lựa từ loại mía ngon, ép rồi canh đến khi nhỏ một giọt vào chậu nước thấy tròn vo lại là được. Lá gai - nguyên liệu không thể thiếu để tạo nên màu sắc và hương vị của bánh - phải chọn lá nếp bánh tẻ loại to dày, cắt cả cành từ lúc còn tươi. Có như vậy mới có thể giữ được hương vị thơm ngon, ngọt dịu của bánh. Đỗ làm nhân phải là đậu xanh nguyên lõi, vỏ mỏng, vàng tươi, dẻo và có vị thơm tự nhiên. Đỗ xanh được đãi sạch và đồ chín sau đó chia thành từng phần nhỏ cho từng chiếc bánh.

“Điều làm nên hương vị đặc trưng của bánh gai Kẻ Giá chính là ở nguyên liệu làm bánh. Bởi 100% nguyên liệu (gạo nếp, lá gai, lá chuối, đậu xanh, nhân dừa...) đều lấy từ tự nhiên và đều là sản phẩm mà các hộ dân trong làng tự trồng chứ không phải đi nhập từ bên ngoài”- anh Hợi chia sẻ.

Chọn nguyên liệu đã cẩn thận, các khâu, công đoạn, khâu chế biến lại càng tỉ mỉ, cẩn thận hơn. Dù trong thời buổi hiện đại nhưng người Yên Sở vẫn bảo nhau rằng phải dùng chày gỗ, cối đá để giã lá gai và giã gạo nếp thành bột thì mới được loại bánh dẻo, ngon nhất. Hay khi làm bột bánh cũng vậy, phải trải bột lên mâm nhôm chứ không phải là vật dụng nào khác.

Sau đó, người làm bánh sẽ cắt bột thành từng mảng vuông đều nhau vừa bằng một chiếc bánh và đặt nắm nhân vào giữa để vo lại bao kín lấy nhân. Người ta nói đặt lên mâm nhôm, trải đều như vậy sẽ cho ra loạt bánh to đều nhau tăm tắp... Đối với việc gói bánh, người dân làng Yên Sở vẫn dùng lá chuối để gói bánh, mà phải là lá chuối già, đã chuyển sang màu thẫm, nâu.

Đây là loại lá đặc trưng của vùng quê Bắc bộ. Sau khi gói xong, bánh được đưa vào nồi đun. Người làng Giá từ xưa đã có cách đun bánh rất riêng đó là đồ bánh (hay còn gọi là đun cách thủy). Nhờ vậy, dù đã tháo lạt, nhưng bánh gai khi vớt lên vẫn giữ được hương vị nguyên bản lại vừa giữ được hình dáng ban đầu - vuông vắn theo hàng lối mà mùi hương tỏa ra thơm nức lòng người. Có thể thấy, trong các khâu làm bánh của người làng Giá đều giữ được nét truyền thống, dân dã mà vô cùng tỉ mỉ, cần thận.

Chính điều này đã làm nên nét riêng của bánh gai xứ Đoài : ngon miệng ngay bởi mùi lá gai chân chất, quê mùa, hay dân dã bởi màu bánh mịn, mượt, đen nhánh như hạt na và điểm lấm tấm những hạt vừng.

Trải qua bao thăng trầm cuả lịch sử, trong cơ chế thị trường, xuất hiện nhiều loại bánh ngoại đắt tiền, các loại bánh kẹo được chế biến trên dây chuyền công nghiệp khá hấp dẫn bắt mắt, nhưng bánh gai Kẻ Giá vẫn giữ được phong vị riêng của vùng quê xứ Đoài bởi nguyên liệu tinh khiết, hương vị thơm ngon, cách làm tỉ mỉ, cẩn thận. Hiện bánh gai Kẻ Giá đã trở thành thức quà không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về, khẳng định thương hiệu đặc sản nổi tiếng của một vùng quê văn hóa.

Điều đáng nói, nghề làm bánh gai ở Kẻ Giá không chỉ là sự tiếp nối, nâng niu các sản phẩm và nghề truyền thống ở địa phương mà còn làm thay đổi diện mạo địa phương, thay đổi đời sống người dân nơi đây. Chị Nguyễn Thị Xuân, người Kẻ Giá, cho hay, trước đây khi chưa có nghề làm bánh gai truyền thống, người dân xã Yên Sở hầu hết đều làm nông nghiệp, trồng lúa nước là chính.

Các hộ gia đình chủ yếu là nhà tranh vách đất, kinh tế vẫn thuốc diện khó khăn. Giờ đây, nhờ có nghề làm bánh gai truyền thống, kinh tế của người dân đã ổn định hơn hẳn, nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát khỏi đói nghèo, phát triển kinh tế. Đặc biệt, sau khi thương hiệu bánh gai Kẻ Giá- Yên Sở đã có chỗ đứng vững vàng trên thị trường, thậm chí nhiều hộ trong vùng còn có thể làm giàu bằng nghề. Không chỉ có thể lo cho con cái ăn học nên người, nhiều hộ dân Yên Sở còn có của ăn, của để.

Những ngôi nhà lợp ngói xưa nay đã được thay thế dần bởi dãy nhà cao tầng, kiên cố, khang trang và đẹp đẽ hơn, những cái Tết của làng quê Yên Sở, Kẻ Giá cũng ngày càng ấm no hơn nhờ nghề làm bánh gai.

Tạm biệt Kẻ Giá khi ngày Xuân gõ cửa, không khí tất bật từ những xưởng bánh, những lò bánh gia đình và gương mặt những người dân cần mẫn, hồn hậu như vẫn còn đọng lại trong tâm trí tôi. Và trong tôi vẫn văng vẳng những lời ca được nghe người Kẻ Giá ngân nga bên lò bánh nghi ngút khói: “Bánh gai làng Giá thơm ngon Con gái làng Giá tươi giòn sắc xuân Giã lá, xay bột chuyên cần Khéo tay gói bánh, người ăn tìm về...".

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (14/9): Đồng USD trên thị trường tự do tiếp tục giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (14/9): Đồng USD trên thị trường tự do tiếp tục giảm mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay 14/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.172 - giảm 15 VND. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 101,11 điểm, giảm 0,25%.
Giá vàng nhẫn vẫn ở mức cao nhất lịch sử

Giá vàng nhẫn vẫn ở mức cao nhất lịch sử

(LĐTĐ) Sáng nay (14/9), giá vàng nhẫn tròn trong nước vẫn ở mức 79 triệu đồng/lượng, cao nhất lịch sử.
Giá vàng hôm nay (14/9): Vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, xác lập kỷ lục mới

Giá vàng hôm nay (14/9): Vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, xác lập kỷ lục mới

(LĐTĐ) Sáng 14/9, giá vàng thế giới hôm nay đang được niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 2.577 USD/ounce, tăng 20 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua.
Viettel hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ 100 tỷ đồng

Viettel hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ 100 tỷ đồng

(LĐTĐ) Tính đến ngày 13/9, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) hỗ trợ người dân và khách hàng bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi tổng giá trị khoảng 100 tỷ đồng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 14/9: Ngày nắng, đêm có mưa rào

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 14/9: Ngày nắng, đêm có mưa rào

(LĐTĐ) Dự báo ngày 14/9, khu vực Hà Nội ngày nắng, đêm có mưa rào và dông rải rác, gió nhẹ.
Tiếp nhận hơn 775,5 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

Tiếp nhận hơn 775,5 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến 17h00 ngày 13/9/2024, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương số tiền 775,5 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3.
Gần 1 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ

Gần 1 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Chiều 13/9, Sở game bài uy tín - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội đã tổ chức phát động quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại gây ra bởi bão số 3 và mưa lũ.

Tin khác

Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

(LĐTĐ) Trước tình hình nhiều người dân tại quận Bắc Từ Liêm phải sơ tán đến nơi ở tạm do mực nước sông dâng cao, Hội Phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm đã chủ động, kịp thời phát động phong trào "nhường cơm sẻ áo" kêu gọi hội viên chung ta hỗ trợ nhân dân.
Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội - Transerco thông tin, hôm nay (10/9) một hành khách đi xe buýt từ Phú Xuyên đi Thường Tín đã đãng trí bỏ quên chiếc túi có 150 triệu đồng vừa rút từ ngân hàng về. Ngay khi phát hiện số tài sản này, đội ngũ lái xe buýt và nhân viên phục vụ của Transerco đã hỗ trợ tìm kiếm, bảo quản và trao lại cho hành khách số tiền lớn bị bỏ quên này.
Phụ nữ Thủ đô hỗ trợ người dân gặt lúa giảm thiệt hại do bão

Phụ nữ Thủ đô hỗ trợ người dân gặt lúa giảm thiệt hại do bão

(LĐTĐ) Sau bão, cùng với nhiều diện tích hoa màu trên địa bàn một số quận, huyện bị ảnh hưởng, nhiều cánh đồng lúa cũng rơi vào tình trạng ngập úng hoặc gãy đổ. Trong những ngày qua, các cấp Hội phụ nữ Thủ đô đã hỗ trợ gặt sớm lúa đổ tại nhiều cánh đồng, nhằm giảm bớt thiệt hại về kinh tế cho bà con.
Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

(LĐTĐ) Hiếu học là truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ít ai biết, ở vùng xứ Đoài xưa, mạch nguồn hiếu học luôn được vun bồi, chăm chút. Minh chứng dễ thấy, ở thị xã Sơn Tây hiện còn lưu giữ di tích Văn Miếu - sánh ngang với một số Văn Miếu hàng tỉnh tiêu biểu như: Văn Miếu Xích Đằng ở Hưng Yên, Văn Miếu Mao Điền ở Hải Dương hay Văn Miếu Bắc Ninh ở tỉnh Bắc Ninh… Hơn hết, Văn miếu Sơn Tây là nơi tôn thờ, tri ân công đức to lớn của Đức Thánh Khổng Tử và các vị hiền triết, cùng hàng trăm danh nhân khoa bảng của vùng xứ Đoài.
Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

(LĐTĐ) Trải qua hàng ngàn năm, sông Hồng vẫn lặng lẽ bồi đắp cho sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khơi nguồn, phát huy những giá trị đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được xây dựng và không bao lâu sẽ trở thành hiện thực sẽ tiếp nối mạch chảy từ ngàn đời nay.
Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

(LĐTĐ) Sáng 29/8, Huyện ủy Thanh Trì tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9 cho các đảng viên có từ 30 - 70 năm tuổi Đảng.
Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024 của thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Thành phố tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng. Cuộc thi Thử thách “Check in Hanoi” với áo dài được đông đảo phụ nữ các quận, huyện tham gia.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

(LĐTĐ) Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Thức quà Hà Nội" đã mở ra một bức tranh đa sắc về văn hóa và ẩm thực Thủ đô, thu hút hơn 20.000 lượt khách khám phá. Qua đó, một hình ảnh Hà Nội năng động, hiện đại nhưng vẫn giữ trọn vẹn nét đẹp truyền thống được lan tỏa mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Hướng đến mục tiêu "Công dân Thủ đô số"

Hướng đến mục tiêu "Công dân Thủ đô số"

(LĐTĐ) Nhằm phát huy tính hiệu quả trong việc đăng ký tài khoản công dân điện tử và đẩy mạnh việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn, ngày 26/8, phường Thổ Quan, quận Đống Đa đã ra mắt mô hình “Tổ dân phố chuyển đổi số” và “Điểm phát wifi miễn phí” với mục tiêu hướng đến “Công dân số Thủ đô”.
Triển khai hiệu quả 2 bộ Quy tắc ứng xử tại quận Bắc Từ Liêm

Triển khai hiệu quả 2 bộ Quy tắc ứng xử tại quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Sau thời gian triển khai, thực hiện 2 bộ Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội (Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người game bài uy tín và Quy tắc ứng xử nơi công cộng), văn hóa ứng xử trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã có những chuyển biến rõ nét thông qua nhiều cách làm hay, những mô hình sáng tạo ở cơ sở.
Xem thêm
Phiên bản di động