Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Người cả đời nghiên cứu Thăng Long cổ

(LĐTĐ) Trịnh Quang Vũ là họa sĩ dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu về trang phục cổ của các triều đại Phong kiến Việt Nam. Ông cũng có nhiều năm nghiên cứu Hà Nội cổ thông qua tài liệu của người nước ngoài. Bằng những cứ liệu cụ thể, ông khẳng định: Thăng Long xưa cũ hơn chúng ta nghĩ.  
nguoi ca doi nghien cuu thang long co Chùa Kim Cổ - Một trong Thăng Long tứ quán của Hà Nội xưa
nguoi ca doi nghien cuu thang long co Cửa ô duy nhất của kinh thành Thăng Long

Nghiên cứu như là nghĩa vụ

Họa sĩ Trịnh Quang Vũ sinh năm 1943 tại Hà Nội. Từ nhỏ, ông đã có năng khiếu vẽ và giành giải thưởng vẽ tranh thiếu nhi toàn quốc. Năm 1958, khi mới 15 tuổi, ông được giải thưởng trong cuộc thi tranh tại Nhật Bản. Trịnh Quang Vũ học trường Mỹ thuật Việt Nam sau đó công tác tại Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương. Ông đã nhiều năm đi nghiên cứu ở Viện Hàn lâm Đức.

nguoi ca doi nghien cuu thang long co
Họa sĩ Trịnh Quang Vũ (Ảnh: Lê Thắm)

Là người say mê nghiên cứu và khảo cổ, trong quá trình tìm hiểu nguồn gốc của tổ tiên, con đường đó lại giúp ông mở ra những giá trị của nghiệp hội họa, và ông đã có công trình nghiên cứu “Trang phục Việt Nam qua các triều đại”. Khi nghiên cứu, ông là họa sĩ có một trình độ lý luận thuyết phục. Ông có thể nói rành mạch mũ đội của vua quan các triều đại. Lại nữa, hoàng hậu thì mặc gì, quận chúa, thái hậu, thái tử mặc gì, mùa hè và mùa đông thay đổi thế nào. Với ông, việc nghiên cứu này là niềm đam mê, là nghĩa vụ và là bổn phận và ông đã có những thành công.

Ông Vũ nói về triều phục thời Đinh và tiền Lê: “Trước tiên, tôi căn cứ vào Đại Việt sử ký toàn thư. Sách viết: “Hoàng hậu Dương Vân Nga trao áo long cổn cho Lê Hoàn”. Vậy thì tôi suy ra, các vua Đinh và tiền Lê mặc áo long cổn. Chiếc áo này có nguồn gốc Trung Quốc, trong sách Chu Lễ thời nhà Chu đã có những quy định rất rõ về thể thức trang phục đi với áo long cổn, cái thể thức đó cũng chuẩn mực hệt như bây giờ nếu mặc bộ comple thì phải thắt caravát. Áo long cổn thì phải đi với mũ miện. Đó là lý do để tôi tiếp tục khẳng định thời Đinh Lê - tiền Lê đội mũ miện”.

Có ý kiến cho rằng, ông lấy áo long cổn của Trung Quốc khoác cho vua Lê Hoàn, nhưng ông giải thích: “Sách của Phan Huy Chú ghi rất rõ: “Về sau nhà Vua phần nhiều dùng vóc đỏ, sức trân châu”. Vậy thì áo long cổn của Lê Hoàn phải có màu đỏ. Mũ miện cũng vậy. Tôi tham chiếu với hình ảnh chiếc mũ miện trong sách Tàu, đồng thời kết hợp với việc khảo tả trên các pho tượng cổ của người Việt. Rõ nhất là miện của tượng Ngọc Đế tại chùa Bối Khê (Hà Tây cũ), trông rất Việt Nam. Nếu như miện của Trung Quốc có đỉnh là một hình chữ nhật bằng, phía trước hơi lượn cong, và có tua rủ xuống mặt; thì ở Việt Nam, chiếc đỉnh đó đã gần thành hình vuông, cạnh phía trước không có chỗ lượn cong...”

Cũng với một cách khảo cứu kết hợp với đối chiếu như thế, ông Vũ đã mạnh dạn dựng lại hệ thống trang phục Việt Nam qua các triều đại. Quan lại phẩm cấp ở các thời kỳ cũng được ông vẽ “ban” cho đầy đủ kiểu mũ áo khác nhau. Ông còn dựng lại chiếc bối tử. Bối tử là những hình chim muông, cầm thú thêu, vẽ trên triều phục các quan, phía trước và sau lưng tùy theo cấp phục.

Ông Vũ lại căn cứ vào những quy định của việc đeo bối tử ở bên Tàu, kết hợp với hình bối tử trên các bức tượng cổ. Bức tượng của một viên quan thái giám thời Lê - Trịnh, có tên là Trịnh Đăng Đống đang được thờ ở Mỹ Văn (Hưng Yên). Kể ra Tổng Thái giám họ Trịnh này cũng đồng tông đồng tộc với ông Vũ, nên ông rất rành rẽ về lai lịch. Khi Tổng Thái giám chết, người nhà theo nguyện vọng cuối cùng của ông ta, mang bức tượng thờ ra giữa chợ, xem thiên hạ có nhận ra tượng giống người không, có khác chỗ nào thì phải sửa ngay, vì thế pho tượng này có thể coi là hình ảnh xác thực về người thật; và chính nó đã nói rõ thể thức trang trí của bối tử thời Lê - Trịnh như thế nào.

Đắm đuối Thăng Long

Trong Tổng tập Ngàn năm văn hiến Thăng Long in cách đây 10 năm, dày 12.000 trang xuất bản nhân 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, ông đã đóng góp 700 trang viết cùng 300 bức tranh do mình sưu tập nhiều năm qua. Nhiều tác phẩm về trang phục các triều vua, phục chế những bức tranh cổ, như: Lịch sử trang phục các triều đại phong kiến Việt Nam, Trang phục triều Lê - Trịnh, Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, các vị tư nghiệp và tế tửu Văn Miếu Quốc Tử Giám, họ Trịnh và Thăng Long... đã khiến cho tên ông gắn chặt với Thăng Long - Hà Nội, vùng đất sắp tròn 1.000 tuổi. Họa sĩ Trịnh Quang Vũ kể rằng, từ mười năm trước, ông đã sưu tầm tư liệu của những khách du lịch và giáo sĩ đến Việt Nam từ cuối thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII.

nguoi ca doi nghien cuu thang long co
Họa sĩ Trịnh Quang Vũ

Ông cho biết: “Việt Nam khi đó đã nổi lên là một cường quốc. Nguồn lưu trữ của phương Tây cho thấy đây là những sử liệu vô cùng quý giá. Tất cả khách du lịch và giáo sĩ đã đến nước ta từ hai thế kỷ trước là những người đã chứng kiến cảnh sinh hoạt, đời sống và cảnh quan đặc biệt về đất nước, con người Việt Nam. Các giáo sĩ đã viết bài và vẽ tranh gửi về Vatican, những tài liệu này hiện vẫn được lưu giữ ở Tây Ban Nha, Pháp, Bỉ, Anh...”. Nhìn vào tranh của họ, Trịnh Quang Vũ đã phải thốt lên: “Qua S. Baron, chúng ta thấy một Thăng Long đẹp hơn chúng ta tưởng. Tôi muốn làm sống lại những hình ảnh của quá khứ để giữ gìn cho tương lai”.

Cũng từ đó, ông đã là người có ý tưởng phục dựng các bức tranh cổ về Thăng Long - Hà Nội. Năm 2006, cùng với một nhóm họa sĩ tên tuổi, ông đã hoàn thành phục chế 54 bức tranh cổ về Thăng Long - Hà Nội. Suốt 2 tháng trời ròng rã, họa sĩ Trịnh Quang Vũ đã cùng các đồng nghiệp không tiếc mồ hôi công sức để vẽ lại những bức tranh cổ có từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX. Nhờ có những nguồn tư liệu phong phú, ông đã thể hiện được một phần đời sống của người dân Việt Nam sống động và chân thật, cảnh sầm uất trên bến dưới thuyền, nhiều phong cảnh trữ tình cùng những bộ trang phục với nét hoa văn độc đáo, khác biệt.

Còn qua cuốn “Những điều kỳ thú khi du lịch Vương quốc Đàng ngoài” của Jean Baptiste Tavernier, họa sĩ Trịnh Quang Vũ đã phục chế bức tranh “Thành Thăng Long thế kỷ XVIII” với những đoàn tàu lộng lẫy xa hoa của vua chúa cùng với cảnh kinh thành xa xa như trong các bộ phim thần thoại. Những bức tranh này đã được trưng bày tại Thềm Rồng - Điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long vào cuối năm ngoái và gây được tiếng vang lớn. Đến nay Trịnh Quang Vũ vẫn còn ấp ủ dự định khôi phục tranh vẽ Đại La, kinh thành của người Việt cổ có trước cả Thăng Long.

Ông tâm niệm: “Trên thế giới không có nhiều thủ đô có độ tuổi 1.010 năm như Thăng Long - Hà Nội. Giấc mơ của tôi là cùng với các nhà sử học, khảo cổ học phục chế lại tháp Báo Thiên, được coi là đài kỷ niệm chiến thắng quân Tống của nhà Lý. Tháp này có tên là Đại Thắng Tư Thiên Bảo Tháp, trên đỉnh bằng đồng có An Nam tứ khí, còn hoành tráng hơn cả Khải Hoàn môn ở Paris - Pháp ấy chứ!”.

Mộc Lâm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn game bài uy tín (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Khơi gợi tiềm năng làng cổ

Khơi gợi tiềm năng làng cổ

(LĐTĐ) Hà Nội hiện có nhiều làng cổ với kiến trúc độc đáo, truyền thống lịch sử và bề dày văn hóa. Tiêu biểu trong các làng cổ có thể kể đến như: Đường Lâm, Cự Đà, Bát Tràng… mỗi nơi lại có một sắc thái riêng biệt, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa. Tuy nhiên, dù làng cổ được đánh giá là "mỏ vàng" hiện hữu, có nhiều tiềm năng phục vụ du lịch Thủ đô, nhưng hiện các huyện ngoại thành vẫn chưa khai thác hết giá trị vốn có.
Sơn Tây mang Trung thu đến trẻ em vùng lũ

Sơn Tây mang Trung thu đến trẻ em vùng lũ

(LĐTĐ) Ngày 15/9 (13 tháng 8 Âm lịch), Thị ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức chương trình “Vui Tết Trung thu 2024” cho trẻ em trên địa bàn. Hơn 600 học sinh chăm ngoan, học giỏi đến từ 15 xã, phường trên địa bàn đã có những giây phút thoải mái, vui vẻ với Nghệ sĩ nhân dân Xuân Bắc và Tự Long.
Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

(LĐTĐ) Trước tình hình nhiều người dân tại quận Bắc Từ Liêm phải sơ tán đến nơi ở tạm do mực nước sông dâng cao, Hội Phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm đã chủ động, kịp thời phát động phong trào "nhường cơm sẻ áo" kêu gọi hội viên chung ta hỗ trợ nhân dân.
Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội - Transerco thông tin, hôm nay (10/9) một hành khách đi xe buýt từ Phú Xuyên đi Thường Tín đã đãng trí bỏ quên chiếc túi có 150 triệu đồng vừa rút từ ngân hàng về. Ngay khi phát hiện số tài sản này, đội ngũ lái xe buýt và nhân viên phục vụ của Transerco đã hỗ trợ tìm kiếm, bảo quản và trao lại cho hành khách số tiền lớn bị bỏ quên này.
Phụ nữ Thủ đô hỗ trợ người dân gặt lúa giảm thiệt hại do bão

Phụ nữ Thủ đô hỗ trợ người dân gặt lúa giảm thiệt hại do bão

(LĐTĐ) Sau bão, cùng với nhiều diện tích hoa màu trên địa bàn một số quận, huyện bị ảnh hưởng, nhiều cánh đồng lúa cũng rơi vào tình trạng ngập úng hoặc gãy đổ. Trong những ngày qua, các cấp Hội phụ nữ Thủ đô đã hỗ trợ gặt sớm lúa đổ tại nhiều cánh đồng, nhằm giảm bớt thiệt hại về kinh tế cho bà con.
Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

(LĐTĐ) Hiếu học là truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ít ai biết, ở vùng xứ Đoài xưa, mạch nguồn hiếu học luôn được vun bồi, chăm chút. Minh chứng dễ thấy, ở thị xã Sơn Tây hiện còn lưu giữ di tích Văn Miếu - sánh ngang với một số Văn Miếu hàng tỉnh tiêu biểu như: Văn Miếu Xích Đằng ở Hưng Yên, Văn Miếu Mao Điền ở Hải Dương hay Văn Miếu Bắc Ninh ở tỉnh Bắc Ninh… Hơn hết, Văn miếu Sơn Tây là nơi tôn thờ, tri ân công đức to lớn của Đức Thánh Khổng Tử và các vị hiền triết, cùng hàng trăm danh nhân khoa bảng của vùng xứ Đoài.
Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

(LĐTĐ) Trải qua hàng ngàn năm, sông Hồng vẫn lặng lẽ bồi đắp cho sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khơi nguồn, phát huy những giá trị đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được xây dựng và không bao lâu sẽ trở thành hiện thực sẽ tiếp nối mạch chảy từ ngàn đời nay.
Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

(LĐTĐ) Sáng 29/8, Huyện ủy Thanh Trì tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9 cho các đảng viên có từ 30 - 70 năm tuổi Đảng.
Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024 của thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Thành phố tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng. Cuộc thi Thử thách “Check in Hanoi” với áo dài được đông đảo phụ nữ các quận, huyện tham gia.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

(LĐTĐ) Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Thức quà Hà Nội" đã mở ra một bức tranh đa sắc về văn hóa và ẩm thực Thủ đô, thu hút hơn 20.000 lượt khách khám phá. Qua đó, một hình ảnh Hà Nội năng động, hiện đại nhưng vẫn giữ trọn vẹn nét đẹp truyền thống được lan tỏa mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Xem thêm
Phiên bản di động