Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Người thợ rèn “giữ lửa” cho bễ lò giữa lòng Thủ đô

Hàng chục năm nay, hình ảnh người đàn ông cặm cụi, miệt mài bên lò than rực hồng, không quản nắng mưa đã quá quen thuộc với người dân sinh sống trên con phố Lò Rèn, quận Hoàn Kiếm (TP.Hà Nội). Nhiều năm theo nghề, ông Nguyễn Phương Hùng vẫn luôn ghi nhớ trong lòng lời căn dặn tha thiết của cha: “Nghề rèn không giúp con làm giàu, nhưng sẽ giúp con học được cái đức để sống có ích”.
nguoi tho ren giu lua cho be lo giua long thu do Ngắm hoa bằng lăng tím trời Hà Nội
nguoi tho ren giu lua cho be lo giua long thu do Đặc sắc lễ hội bơi đăm giữa lòng Thủ đô

Yêu từng tiếng búa, tiếng đe

Cả con phố Lò Rèn - con phố mà trước đây lúc nào cũng hừng hực bếp than hồng đỏ rực, người tay quai, tay búa - giờ  đây chỉ còn duy nhất một bễ lò hàng ngày vẫn rực lửa, hừng hực than hồng đó là bễ lò của ông Nguyễn Phương Hùng (sinh năm 1961), người thợ rèn cuối cùng ở phố Lò Rèn. Dù đã bước sang tuổi ngũ tuần, nhưng ngày ngày ông vẫn miệt mài giáng từng nhát búa chắc nịch xuống những thanh sắt đỏ.

nguoi tho ren giu lua cho be lo giua long thu do
Ông Hùng vừa làm việc vừa trò chuyện về bài học cuộc đời cha dạy mình.

Chuyện về cái bễ lò trải qua 3 thế hệ của số nhà 26, phố Lò Rèn vẫn đỏ lửa không còn xa lạ gì với mọi người. Người đầu tiên có công khởi phát nghề rèn của gia đình ông Hùng là cụ Nguyễn Hữu Khang (ông Hùng phải gọi bằng ông nội). Theo ông Hùng, cụ Khang chính là người rèn và gia công máy móc cho cụ Bạch Thái Bưởi (một trong 4 người giàu có nhất Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX), rồi rèn đồ nghề cho cụ Tạ Duy Hiển (người khai sinh ra ngành xiếc Việt Nam). Tài hoa hơn, cụ còn dựa theo chiếc máy dệt người Pháp mang sang để làm ra chiếc máy dệt đầu tiên cho làng lụa Vạn Phúc. Sau này, cụ Nguyễn Hữu Trịnh (người thân sinh ra ông Hùng) đã cùng với những người thợ rèn khác hăng say rèn vũ khí phục vụ kháng chiến, kiến quốc.

Tốt nghiệp Trường Trung cấp Cơ khí giao thông, ông Nguyễn Phương Hùng làm thợ hàn được một thời gian rồi chuyển sang đi chạy xe ôtô. Bôn ba làm ăn vài  năm mà vốn liếng trong tay cũng không được bao nhiêu, nên ông quyết định học theo cái nghề rèn gia truyền của gia đình để kiếm kế sinh nhai. Trải qua năm tháng, qua những biến thiên cuộc sống, nó đã ngấm vào trong huyết quản ông như một tình yêu lớn.

Ông Hùng tâm sự, nghề rèn là một nghề mệt nhọc, nhưng chỉ cần có sức khỏe và chăm chỉ, kiên nhẫn là có thể gặt hái thành công và sâu xa hơn là nỗi đam mê. “Tôi yêu từng tiếng búa, tiếng đe. Đồ vật mình làm ra có hồn, có cốt, không yêu sao được. Cả con phố này, xưa la liệt bễ lò vậy, mà giờ đây chỉ còn mình tôi sống chết với nghề. Bà con qua lại vẫn nói vui tiếng đe, tiếng búa của ông Hùng lại thành đặc sản cho cả khu phố”- ông Hùng trầm ngâm kể.

Làm ra sản phẩm tốt là vui

Ông Hùng luôn tâm niệm, nghề rèn như “làm dâu trăm họ”, đòi hỏi người thợ rèn phải sáng tạo không ngừng. Mọi công cụ sản xuất hỏng hóc ở các nơi gửi về, ông phải dành thời gian tìm hiểu rồi mới nhóm than, quai búa sửa chữa lại. “Đối với nghề rèn, làm dụng cụ gì cũng biết thì mới tồn tại được và không bao giờ hết việc. Cái gì cũng có giá của nó, muốn kiếm được đồng tiền của khách hàng thì những dụng cụ bán hoặc sửa cho họ phải làm cho thật tốt, thật đẹp” - ông Hùng chia sẻ bí quyết giữ khách.

Chỉ tay vào lò rèn đang rực đỏ than hồng, ông Hùng nói - nhà báo biết không, lò rèn thì nóng thế đấy, nhưng con người tôi thì không bao giờ nóng đâu, ai cũng bảo tôi là hoạt bát vui vẻ. Tôi chỉ tâm niệm một điều làm ra được sản phẩm tốt nhất cho khách hàng là trong lòng phấn khởi lắm rồi. “Cũng từng có dạo, một số người đến đây xin học nghề. Song không có sự kiên nhẫn, họ cũng chẳng bám trụ được lâu. Nghề rèn hay bất cứ dự định, kế hoạch nào trong cuộc sống, mình không kiên nhẫn, không tỉ mẩn thì chẳng hy vọng nên cơm cháo gì”- ông Hùng bất mí thêm.

Trước khi tiễn chúng tôi ra về, ông Hùng trầm ngâm hồi lâu và nói, xã hội bây giờ đang trên đà phát triển, khoa học - kỹ thuật nên khiến các thợ rèn dần dần “gác kiếm” do ít việc, dẫn đến thu nhập không ổn định. Tuy nhiên, tôi vẫn chọn nghề rèn nhằm muốn các con học lấy đức tính cần kiệm, nhẫn nại để mong làm người tốt đóng góp cho xã hội.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ?

Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ?

(LĐTĐ) Theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ, có 3 cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão (cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5).
Dự báo thời tiết Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025

Dự báo thời tiết Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát bản tin dự báo thời tiết tại các khu vực trên cả nước dịp Lễ khai giảng năm học mới từ ngày 4-5/9/2024.
Từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh, gió giật cấp 17

Từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh, gió giật cấp 17

(LĐTĐ) Bão số 3 có tên quốc tế là Yagi hoạt động trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc biển Đông. Dự báo, từ đêm 4/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc biển Đông, gió mạnh có thể lên tới cấp 14, giật cấp 17 ở vùng gần tâm bão.
Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
TP.HCM: Tước giấy phép lái xe gần 900 trường hợp vi phạm giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

TP.HCM: Tước giấy phép lái xe gần 900 trường hợp vi phạm giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Ngày 3/9, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an Thành phố Hồ Chí Minh (PC08) cho biết, trong 3 ngày nghỉ lễ 2/9 năm 2024 (từ ngày 31/8 đến sáng 3/9), lực lượng cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xử lý 5.845 trường hợp vi phạm trên cả đường bộ và đường thủy; tạm giữ 8 xe ôtô, 2.063 xe môtô, 17 xe thô sơ.
Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Hà Nội đang triển khai nhiều dự án giao thông lớn như: Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1); Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai… đáng chú ý, có dự án đã giải ngân 80,9% kế hoạch vốn song vẫn có dự án chỉ giải ngân 10,3% kế hoạch vốn…
Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), tính đến 19 giờ ngày 2/9, đã có khoảng 71.800 lượt hành khách tham quan, trải nghiệm hai tuyến đường sắt đô thị của Thủ đô trong ngày Quốc khánh.

Tin khác

Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Hà Nội đang triển khai nhiều dự án giao thông lớn như: Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1); Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai… đáng chú ý, có dự án đã giải ngân 80,9% kế hoạch vốn song vẫn có dự án chỉ giải ngân 10,3% kế hoạch vốn…
Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

(LĐTĐ) Hiếu học là truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ít ai biết, ở vùng xứ Đoài xưa, mạch nguồn hiếu học luôn được vun bồi, chăm chút. Minh chứng dễ thấy, ở thị xã Sơn Tây hiện còn lưu giữ di tích Văn Miếu - sánh ngang với một số Văn Miếu hàng tỉnh tiêu biểu như: Văn Miếu Xích Đằng ở Hưng Yên, Văn Miếu Mao Điền ở Hải Dương hay Văn Miếu Bắc Ninh ở tỉnh Bắc Ninh… Hơn hết, Văn miếu Sơn Tây là nơi tôn thờ, tri ân công đức to lớn của Đức Thánh Khổng Tử và các vị hiền triết, cùng hàng trăm danh nhân khoa bảng của vùng xứ Đoài.
Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

(LĐTĐ) Trải qua hàng ngàn năm, sông Hồng vẫn lặng lẽ bồi đắp cho sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khơi nguồn, phát huy những giá trị đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được xây dựng và không bao lâu sẽ trở thành hiện thực sẽ tiếp nối mạch chảy từ ngàn đời nay.
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội đang vào cuộc đồng bộ, rà soát, xác định nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ được giao để Luật sớm đi vào cuộc sống, từ đó góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng “văn hiến - văn minh - hiện đại”.
“Trái tim” công nghệ của Thủ đô

“Trái tim” công nghệ của Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư công nghệ cao, gắn kết nghiên cứu với sản xuất, hướng tới trở thành thành phố khoa học và công nghệ thông minh đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Hà Nội số hóa 3D biệt thự cũ nhóm 1 để chỉnh trang, bảo tồn

Hà Nội số hóa 3D biệt thự cũ nhóm 1 để chỉnh trang, bảo tồn

(LĐTĐ) Nhằm có cơ sở để bảo tồn, chỉnh trang biệt thự cũ khu vực nội đô lịch sử, các quận nội thành, Hà Nội triển khai việc thiết lập hồ sơ quản lý, cơ sở dữ liệu, số hóa 3D đối với biệt thự thuộc nhóm 1 và xây dựng phần mềm quản lý nhà biệt thự.
Hà Nội yêu cầu chủ động ứng phó với bão Yagi

Hà Nội yêu cầu chủ động ứng phó với bão Yagi

(LĐTĐ) Trước diễn biến của cơn bão số 3 (bão Yagi), Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) thành phố Hà Nội đề nghị các đơn vị sẵn sàng triển khai kịp thời, hiệu quả các phương án, kế hoạch, biện pháp ứng phó thiên tai. Thông tin cảnh báo kịp thời đến người dân để chủ động phòng tránh.
Hà Nội: Người cao tuổi được hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế

Hà Nội: Người cao tuổi được hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Từ năm 2024, người cao tuổi từ đủ 70 đến dưới 80 tuổi đang thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế.
Phố Hàng Mã rực rỡ đón Trung thu

Phố Hàng Mã rực rỡ đón Trung thu

(LĐTĐ) Khi cái nắng cuối hè bắt đầu dịu bớt, phố Hàng Mã - con phố nổi tiếng giữa lòng Hà Nội - lại khoác lên mình một diện mạo mới, rực rỡ và náo nhiệt hơn bao giờ hết để chào đón mùa Trung thu đang đến gần.
"Xuyên lễ" cấp căn cước cho công dân Phú Xuyên

"Xuyên lễ" cấp căn cước cho công dân Phú Xuyên

(LĐTĐ) Trong dịp nghỉ lễ 2/9, Công an huyện Phú Xuyên đã tổ chức cấp căn cước cho người dân với tinh thần "làm hết việc chứ không hết giờ". Nỗ lực này giúp đảm bảo mọi công dân hoàn tất thủ tục cấp căn cước, đặc biệt trong thời điểm kỳ nghỉ lễ kéo dài.
Xem thêm
Phiên bản di động