Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Những cán bộ xã, phường... "lặng thầm" giữ bình yên cho Thủ đô

(LĐTĐ) Những ngày này, Hà Nội đang tận dụng “thời gian vàng” để quyết liệt thực hiện các biện pháp nhằm chặn đứng dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh các lực lượng như Y tế, Công an thì cán bộ chính quyền cấp phường, xã cũng đang ngày đêm miệt mài làm việc, lặng thầm cống hiến, đóng góp vào sự thành công của cuộc chiến chống Covid-19 tại Thủ đô.
Vì Hà Nội bình yên Nỗ lực vì một Hà Nội bình yên

Gác lại nỗi niềm riêng

Tại chốt kiểm soát đầu phố Văn Hội, phường Đức Thắng (quận Bắc Từ Liêm) vào khoảng 12h trưa, dưới cái nắng gắt của một ngày tháng 8 oi ả, 5 đồng chí trực chốt vẫn đang hướng dẫn người và phương tiện xuất trình giấy tờ, khai báo theo quy định. Đưa tay lên lau vội những giọt mồ hôi trên gương mặt đỏ bừng vì nắng nóng, anh Hà Trần Trung - Bí thư Đoàn phường Đức Thắng tươi cười giãi bày: “Điểm chốt nằm trên tuyến giao thông chính, lưu lượng người và phương tiện qua chốt này khá đông, đặc biệt là vào buổi sáng. Do lực lượng chốt mỏng nên mọi người phải chia ca nhau, có nhiều hôm làm việc đến tận trưa”.

Mỗi ngày từ 8-9 tiếng đồng hồ, bất kể nắng, mưa mọi công việc như phân luồng giao thông, hỗ trợ lực lượng chức năng dừng xe, kiểm soát giấy tờ đi lại của người dân đều được chàng trai trẻ thực hiện một cách thuần thục.

Những cán bộ xã, phường...
Đoàn Thanh niên phường Đức Thắng phối hợp hỗ trợ các lực lượng làm việc tại các chốt trực.

Được biết, từ ngày quận Bắc Từ Liêm quyết định lập các chốt phòng, chống dịch, vùng xanh, Trung và các đoàn viên của mình đã cùng nhau phối hợp hỗ trợ các lực lượng làm việc tại các chốt trực. Thời gian trực chốt được chia làm 3 ca: từ 6h-12h, 12h-18h. 18h-0h. Ngoài ra, các đoàn viên còn tổ chức đạp xe tuyên truyền phòng, chống dịch; hỗ trợ tiêm chủng vắc xin; hỗ trợ tình nguyện, xin, tặng quà cho các sinh viên, người game bài uy tín mắc kẹt tại địa phương do dịch Covid-19.

“Từ hôm 24/7 đến nay, các đoàn viên gần như có mặt 24/7 tại các điểm trực chốt và hỗ trợ tiêm chủng mà ít có thời gian dành cho gia đình. Ai cũng rất nhiệt huyết, muốn cống hiến sức trẻ cho công tác phòng, chống dịch của địa phương. Riêng bản thân mình gần cả tháng nay số lần chạm mặt bố mẹ chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay”, Bí thư Đoàn phường Đức Thắng chia sẻ.

Cũng gác lại những nỗi niềm riêng để phục vụ cho công tác phòng, chống dịch, những ngày này, việc trở về nhà sau 20h hay thậm chí là 23h dường như đã trở nên quá đỗi quen thuộc với chị Hoàng Hương Thái - Công chức văn phòng - thống kê phường Trung Tự (quận Đống Đa).

Từ thời điểm Thành phố thực hiện giãn cách, công việc của chị Thái cùng các đồng nghiệp trong cơ quan đã bị “đảo lộn” khá nhiều. Trước đó, công việc chủ yếu của chị Thái là giải quyết các thủ tục hành chính thông thường, tuy nhiên theo Chỉ thị 17, bộ phận 1 cửa chỉ tiếp nhận giải quyết các vấn đề liên quan tới khai tử, hồ sơ theo Nghị định 68 của Chính phủ về việc hỗ trợ cho các đối tượng gặp khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh, hồ sơ, danh sách đăng ký tiêm vắc xin từ người dân chuyển ra… Đây đều là những vấn đề nóng, cần phải giải quyết một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời nhất, trong khi lượng hồ sơ lại lớn.

Bên cạnh đó, ngoài các công việc hành chính hằng ngày, cán bộ phường còn tham gia hỗ trợ các điểm tiêm chủng vắc xin, cùng các lực lượng chốt trực tại các điểm phong tỏa, khu cách ly, hay các điểm trực chốt theo Chỉ thị 17…

Những cán bộ xã, phường...
Công việc của chị Thái và các đồng nghiệp bị "đảo lộn" khá nhiều sau khi dịch bùng phát.

Xoa xoa vào bụng bầu đã ở tháng thứ 7, chị Thái cho biết, cả 2 vợ chồng đều làm công chức phường, công việc cơ quan bận rộn, đi sớm về hôm. Chồng chị công tác tại phường Phương Mai (quận Đống Đa), hiện đang phải cách ly tại phường do liên quan tới ca F0.

“Trong lúc bụng mang, dạ chửa, công việc chồng chất, mình không có nhiều thời gian để tĩnh dưỡng như các mẹ bầu khác, tuy nhiên, điều làm mình băn khoăn, áy náy nhất chính là không có nhiều thời gian dành cho em bé 3 tuổi của mình.

Từ ngày dịch bùng phát, gần như ngày nào bố mẹ cũng đi từ lúc con chưa thức dậy và về lúc bé đã ngủ say. Cả ngày bé chỉ chơi ở trong nhà với ông bà. Nhiều hôm về muộn, nhìn con say ngủ mà thương tới rơi nước mắt. Thế nhưng, trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng, là một cán bộ nhà nước, việc gác lại nỗi niềm riêng để phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc là điều tất yếu”, chị Thái chia sẻ.

Tất cả vì lợi ích của nhân dân

Dịch bệnh diễn biến phức tạp không chỉ làm khối lượng công việc của cán bộ, công chức tăng lên mà còn khiến cho cấp lãnh đạo bận rộn hơn bội phần. Để phòng ngừa sự lây lan khủng khiếp của dịch bệnh, các biện pháp cách ly, hạn chế người dân ra đường đều được Hà Nội đặt ở mức độ cao nhất. Hàng loạt chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 được dựng lên ở các ngõ, phố với cả trăm nhân sự làm việc không ngơi nghỉ. Cùng với đó, việc rà soát, đẩy mạnh tiêm vắc xin cũng được Thành phố đẩy mạnh và xem như một trong những giải pháp hàng đầu để kiểm soát dịch.

Nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai, chỉ đạo xuyên suốt trong phòng, chống dịch, tại nhiều địa phương, từ lãnh đạo cho tới cán bộ, công chức đều tình nguyện ở lại cơ quan để tiện bề thực hiện công việc. Điển hình như phường Cát Linh (quận Đống Đa).

Những cán bộ xã, phường...
Cán bộ phường Cát Linh cùng những người thợ cơ khí thức xuyên đêm, chạy đua với thời gian để xây dựng "bệnh viện dã chiến".

Theo ông Trịnh Văn Hà - Phó Chủ tịch UBND phường Cát Linh, những ngày qua, anh em cán bộ trong phường, trong đó có cả ông đều ở lại cơ quan tham gia trực chiến chống dịch. Với vai trò là Phó Chủ tịch UBND phường, thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, gần như ngày nào ông cùng tổ công tác đều tham gia tuần tra, kiểm soát tại các chốt trực. Thời điểm tuần tra thường mang tính chất đột xuất, có thể vào lúc 11-12h đêm cũng có lúc vào 2-3h sáng.

Do là địa bàn giáp ranh với 4 phường: Giảng Võ, Thành Công, Quốc Tử Giám, Ô Chợ Dừa và là nơi có nhiều trụ sở của các tổ chức, cơ quan nhà nước nên số lượng người dân qua lại tại các chốt trực rất lớn. Trong quá trình trực chốt, dù đã rất cố gắng, kiên nhẫn giải thích và tạo điều kiện hết mức có thể nhưng vẫn có nhiều người cố tình gây sự, chống đối khiến công việc của cán bộ phường, đoàn thể và các chiến sĩ Công an thêm phần vất vả.

Bên cạnh trực chốt, việc xây dựng điểm tiêm vắc xin với quy mô một bệnh viên dã chiến đầu tiên trên cả nước cũng góp phần khiến cho khối lượng công việc của chính quyền phường Cát Linh tăng lên nhiều lần.

Theo ông Hà, trong thời điểm Hà Nội đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 17, ngoài việc duy trì hoạt động công vụ bình thường, các phường trên địa bàn quận Đống Đa còn phải phân bổ người duy trì các chốt trực kiểm soát phòng, chống dịch trên địa bàn. Vì vậy, khi được giao thêm nhiệm vụ thành lập điểm tiêm vắc xin cho khoảng 1.500 người, mọi người đều rất lo lắng.

Những cán bộ xã, phường...
Sau 16 tiếng đồng hồ làm việc không ngơi nghỉ, các các bộ, công chức quận Đống Đa lại tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn người dân đến tiêm vắc xin.

“Anh em chúng tôi từ Bí thư, Chủ tịch cho đến cán bộ, công chức, các đoàn thể, nhân dân đã cùng xắn tay vào vận chuyển vật liệu, hỗ trợ lắp ráp, chỉ đạo thi công… suốt 16 tiếng đồng hồ để có thể hoàn thành “bệnh viện dã chiến”. Sau khi hoàn thành, mọi người lại thức luôn tới sáng và tham gia hỗ trợ hướng dẫn cho người dân tới tiêm đến tận tối muộn. Dù công việc vất vả nhưng vì lợi ích, sự an toàn của nhân dân, chúng tôi luôn sẵn sàng”, ông Hà chia sẻ.

Tương tự, tại phường Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm), những ngày này, cán bộ phường cũng đang “quay cuồng” với hàng chục đầu việc như: tiếp nhận hồ sơ tiêm vắc xin, hỗ trợ tiêm phòng; hỗ trợ điểm bán hàng lưu động; hướng dẫn các game bài uy tín tự do làm hồ sơ nhận trợ cấp theo Nghị định 68 và Quyết định 23…

Bà Phùng Phương Thảo - Chủ tịch UBND phường Trần Hưng Đạo cho hay: “Hiện nay, mỗi cán bộ phường đều phải làm việc liên tục từ sáng đến đêm để giải quyết các vấn đề liên quan tới lợi ích của nhân dân. Tuy khối lượng công việc lớn nhưng mọi người đều tham gia trên tinh thần tự nguyện, không ngại khó, ngại khổ, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, góp phần bảo vệ an toàn cho người dân”.

Có thể thấy, hiện nay dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Cùng với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, hệ thống chính trị tại các phường, xã cũng đang âm thầm làm việc hết mình, chung tay ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, bảo vệ an toàn cho nhân dân.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Công Thương chỉ đạo sớm cấp điện trở lại khu vực bị ảnh hưởng của bão số 3

Bộ Công Thương chỉ đạo sớm cấp điện trở lại khu vực bị ảnh hưởng của bão số 3

(LĐTĐ) Tối 7/9, Bộ Công Thương ngày đã có Công điện hỏa tốc số 6814/CĐ-BCT gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), Sở Công Thương các tỉnh, thành... về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 (Yagi) để sớm cung cấp điện trở lại.
Ảnh hưởng bão số 3, Bắc Giang và Bắc Ninh mất điện trên diện rộng

Ảnh hưởng bão số 3, Bắc Giang và Bắc Ninh mất điện trên diện rộng

(LĐTĐ) Bão số 3 khiến 32 đường dây trung áp ở Bắc Giang gặp sự cố gây gián đoạn cung cấp điện cho hơn 300 nghìn khách hàng, chiếm khoảng 50% số khách hàng trên toàn tỉnh.
Bão số 3  gây thiệt hại nặng nề, đã có 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương

Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề, đã có 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương

(LĐTĐ) Thông tin về thiệt hại sơ bộ do bão số 3 (bão Yagi), Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai cho biết, đến 17 giờ chiều nay, bão số 3 đã khiến 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương. Trong số thiệt hại về người, Quảng Ninh có 3 người thiệt mạng và 58 người bị thương. Hải Dương có 1 người thiệt mạng và Hải Phòng có 20 người bị thương.
Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3

Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 7/9, ông Nguyễn Việt Hà - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Gia Lâm đã có buổi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 (Bão YAGI) tại một số xã thuộc huyện Gia Lâm.
Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đã để lại những thiệt hại đáng kể trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Theo báo cáo cập nhật đến 15h30 chiều nay (7/9), mặc dù chưa ghi nhận điểm ngập úng nào, nhưng quận Nam Từ Liêm đã có 140 cây bị đổ, gãy cành, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ về an toàn.
Đội tuyển Thái Lan duy trì lịch thi đấu với Việt Nam, đội Nga rút lui sớm do bão

Đội tuyển Thái Lan duy trì lịch thi đấu với Việt Nam, đội Nga rút lui sớm do bão

(LĐTĐ) Theo thông báo của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, đội tuyển Nga sẽ không tiếp tục tham gia giải đấu giao hữu quốc tế LPBank Cup 2024. Theo kế hoạch, họ sẽ lên đường về nước vào rạng sáng ngày 8/9 bằng chuyên cơ riêng.
Tin bão mới nhất: Tâm bão đã đến Thủ đô, gió giật cấp 12

Tin bão mới nhất: Tâm bão đã đến Thủ đô, gió giật cấp 12

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3, tại Hải Dương gió mạnh cấp 12, giật cấp 13; Lục Ngạn (Bắc Giang) gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; Hưng Yên gió mạnh cấp 8, giật cấp 11; Bắc Giang gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; Bắc Ninh gió mạnh cấp 7, giật cấp 10. Tâm bão đã đến Thủ đô Hà Nội...

Tin khác

Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3

Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 7/9, ông Nguyễn Việt Hà - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Gia Lâm đã có buổi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 (Bão YAGI) tại một số xã thuộc huyện Gia Lâm.
Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đã để lại những thiệt hại đáng kể trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Theo báo cáo cập nhật đến 15h30 chiều nay (7/9), mặc dù chưa ghi nhận điểm ngập úng nào, nhưng quận Nam Từ Liêm đã có 140 cây bị đổ, gãy cành, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ về an toàn.
Quận Bắc Từ Liêm: 69 cây bị đổ, 30 người dân phải sơ tán do bão Yagi

Quận Bắc Từ Liêm: 69 cây bị đổ, 30 người dân phải sơ tán do bão Yagi

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) quận Bắc Từ Liêm, tính đến 17h ngày 7/9, trên địa bàn quận có 69 cây xanh gãy đổ; 3 nhà dân bị tốc mái, 1 téc nước bị đổ vào mái nhà bên cạnh, đổ 2 bức tường rào. Quận đã sơ tán 10 phòng trọ (30 người dân) đến nơi an toàn để tránh bão Yagi. Hiện, quận đang tích cực khắc phục thiệt hại do mưa bão gây ra.
Kịp thời thông tin rộng rãi để nhân dân chủ động phòng, tránh bão số 3

Kịp thời thông tin rộng rãi để nhân dân chủ động phòng, tránh bão số 3

(LĐTĐ) Theo báo cáo nhanh về công tác ứng phó khẩn cấp cơn bão số 3, tính đến 16h ngày 7/9, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội đã thông tin, tuyên truyền đậm nét về công tác ứng phó với cơn bão số 3 trên hệ thống thông tin cơ sở, trong đó tập trung vào các nội dung chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Thành phố ứng phó với bão số 3; hướng dẫn, cảnh báo người dân các các kỹ năng ứng phó trong cơn bão; thông tin đến người dân đảm bảo cung cấp hàng tiêu dùng thiết yếu…
Quận Đống Đa di chuyển người dân tại nhà riêng, chung cư nguy hiểm đến nơi tránh bão an toàn

Quận Đống Đa di chuyển người dân tại nhà riêng, chung cư nguy hiểm đến nơi tránh bão an toàn

(LĐTĐ) Trước diễn biến khó lường của bão số 3, ngày 7/9, quận Đống Đa đã tổ chức vận động, di chuyển người dân tại các nhà riêng, nhà chung cư nguy hiểm tới nơi kiên cố an toàn.
Hà Nội: Chủ động ứng phó bão số 3, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Hà Nội: Chủ động ứng phó bão số 3, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Trước khi bão số 3 đổ bộ đất liền, thành phố Hà Nội đã thực hiện các biện pháp ứng phó với bão. Trong đó, di dời hơn 200 người dân khu vực nguy hiểm tránh bão; rà soát các khu vực nguy hiểm, xung yếu nhằm đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất.
Quận Nam Từ Liêm: Chủ động ứng phó bão số 3, nỗ lực giảm thiểu thiệt hại

Quận Nam Từ Liêm: Chủ động ứng phó bão số 3, nỗ lực giảm thiểu thiệt hại

(LĐTĐ) Trong hai ngày 6 và 7/9, cơn bão số 3 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến Hà Nội. Tại quận Nam Từ Liêm, chính quyền quận đã nhanh chóng triển khai hàng loạt biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả và hỗ trợ kịp thời cho người dân bị ảnh hưởng.
Chủ động ứng phó với các tình huống xảy ra trong sản xuất và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản

Chủ động ứng phó với các tình huống xảy ra trong sản xuất và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, Ban Thường vụ Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tích cực triển khai các biện pháp ứng phó nhằm đảm bảo an toàn cho người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Quận Tây Hồ di dời 14 hộ dân ra khỏi chung cư nguy hiểm cấp D

Quận Tây Hồ di dời 14 hộ dân ra khỏi chung cư nguy hiểm cấp D

(LĐTĐ) Chiều ngày 7/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến và đơn vị chức năng, phường Thụy Khuê đã có mặt tại khu tập thể P16A phố Thụy Khuê - công trình nguy hiểm cấp D để vận động người dân di chuyển đến nơi an toàn trước những diễn biến phức tạp của bão số 3.
Huyện Gia Lâm chủ động triển khai các phương án ứng phó bão số 3

Huyện Gia Lâm chủ động triển khai các phương án ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, huyện Gia Lâm đã, đang và sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các bản tin, dự báo, cảnh báo thiên tai, diễn biến tình hình thời tiết để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các xã, thị trấn và nhân dân chủ động phòng tránh.
Xem thêm
Phiên bản di động