Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Những địa danh nổi tiếng tại Hà Nội cần ghé thăm

Thủ đô Hà Nội là một thành phố giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Khu phố cổ và thành cổ, Văn Miếu - Quốc Tử Giám luôn thu hút khách tham quan. Trong khi đó, kiến trúc của Nhà hát Lớn hay khách sạn Sofitel Legend Metropole Hanoi in đậm dấu ấn thời kỳ Pháp thuộc. Nhưng Hà Nội còn nhiều điểm đến hấp dẫn như thế. Sau đây là 10 địa danh bạn nên đến, khi có dịp tới Hà Nội.
tin nhap 20160624104114 Trập trùng Mèo Vạc
tin nhap 20160624104114 Khu nghỉ dưỡng Bà Nà nhìn từ camera bay
tin nhap 20160624104114 Làng cổ Đường Lâm: Nhiều di tích bị chiếm dụng

1. Hồ Hoàn Kiếm: Hồ Hoàn Kiếm (có tên Lục Thủy, hay còn gọi là hồ Gươm) nằm giữa trung tâm Thành phố với Tháp Rùa cổ kính xây trên một dẻo đất nhỏ giữa hồ. Bên cạnh hồ Hoàn Kiếm là những công trình kiến trúc đầy ấn tượng và là di sản đáng quý của Thành phố: Tháp Hòa Phong, tháp Bút, đài Nghiên, cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn...Hồ Hoàn Kiếm được coi là biểu tượng và là báu vật của Thủ đô với những truyền thuyết về Vua Lê Thái Tổ trả gươm thần (trả gươm/hoàn kiếm) cho rùa vàng sau khi đánh tan giặc Minh. Bạn bè quốc tế đã ví hồ Hoàn Kiếm như một “lẵng hoa giữa lòng Hà Nội”.

tin nhap 20160624104114
Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

2. Quảng trường Ba Đình - Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh: Du lịch Hà Nội thì không thể bỏ qua trung tâm chính trị của Việt Nam với nhà Quốc hội, Phủ Chủ tịch, Quảng trường Ba Đình lịch sử - nơi vào ngày 2.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập, công bố cho thế giới biết việc ra đời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (còn gọi là lăng Bác) là nơi lưu giữ thi hài của Người. Gần khu vực quảng trường Ba Đình còn có một điểm đến hấp dẫn: Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch - nơi Bác Hồ sống và làm việc.

3. Chùa Một Cột: Trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều đền chùa với tuổi đời hàng trăm năm. Nổi tiếng nhất là ngôi chùa Một Cột (còn có tên là Liên Hoa Đài - đài hoa sen) , xây năm 1049, có kiến trúc độc đáo, hình bông sen nở. Tương truyền, Vua Lý Thái Tông nằm mộng, thấy Phật ngồi trên tòa sen dắt nhà vua lên. Sau đó, nhà vua cho dựng ngôi chùa này ở giữa hồ Linh Chiểu để cầu Phật cho sống lâu, nên gọi là chùa Diên Hựu. Bởi chùa được xây trên một cột đá, nên được gọi là Nhất Trụ (một cột). Trong chùa đặt tượng Phật Quan Âm bằng vàng. Kề bên chùa có một ngôi chùa cũng lấy tên là Diên Hựu.

4. Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam và cũng là trường đại học thời phong kiến duy nhất còn tồn tại ở nước ta, đồng thời là nơi thờ Khổng Tử, đặt bia tiến sĩ. Ngày nay, Văn Miếu - Quốc Tử giám trở thành điểm đến phổ biến của du lịch Hà Nội, là nơi trao bằng khen cho những học sinh, sinh viên có thành tích học tập xuất sắc. Các sĩ tử trước mỗi kỳ thi thường đến đây để cầu may. Đây cũng là địa điểm chụp ảnh đẹp quen thuộc tại Hà Nội dành cho những sinh viên muốn lưu lại những bức ảnh kỷ yếu lưu giữ thời sinh viên ấn tượng.

5.Hoàng Thành Thăng Long: Nằm trên đường Hoàng Diệu, Hoàng Thành Thăng Long cùng với Văn Miếu - Quốc Tử Giám là những địa điểm ở Hà Nội thường được nhiều du khách yêu thích. Nơi đây còn lưu giữ nhiều dấu tích về các thời đại phong kiến ở nước ta. Hiện nay, phần ngầm của Nhà Quốc hội (nằm trên diện tích của Hoàng thành xưa) được thiết kế thành nơi trưng bày các di vật cổ được phát hiện trong thời gian qua. Với không gian rộng rãi thoáng mát với thềm cỏ xanh ngát trước quần thể di tích lịch sử Hà Nội là một khung cảnh tuyệt vời cho các bạn ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp tại Hà Nội.

6. Khu phố cổ: Điểm nhấn của du lịch Hà Nội là khu 36 phố phường có từ xa xưa, với những ngôi nhà cổ và nhiều con phố bắt đầu bằng chữ “Hàng”, lưu giữ được dáng vẻ cổ kính, trầm mặc từ thế kỷ XIX, dù này cũng đã ít nhiều phôi phai đường nét kiến trúc xưa. Du khách có thể lang thang cả ngày trên những con phố cổ, khám phá những nơi yên bình và giản dị vốn có của Hà Nội cũng như được khám phá những nét độc đáo ở khu vực này. Tới nơi đây vào dịp cuối tuần, du khách còn có dịp dạo chơi buổi tối ở phố đi bộ, thưởng thức những món ăn truyền thống của đất Hà Thành như phở, bún chả, chả cá, nem cua…Chợ Đồng Xuân là một chợ lớn ở Thủ đô cũng nằm ở khu phố cổ/phố cũ. Nơi đây là một di tích lịch sử

7. Nhà thờ Lớn Hà Nội: Nhà thờ được thiết kế theo kiểu dáng kiến trúc Gotic rất thịnh hành trong thế kỷ XVII và thời kỳ Phục hưng ở châu Âu, khánh thành vào năm 1887. Quang cảnh thoáng đãng và dễ chịu khiến nơi đây là điểm đến thu hút của giới trẻ Hà Nội cũng như những người du lịch Hà Nội. Buổi sáng, ngồi thưởng thức café vỉa hè ở khu vực này sẽ có dịp khoan khoái hưởng thụ tiết trời mát mẻ của tiết trời Hà Nội. Đến khi chiều buông, nghe tiếng chuông nhà thờ thánh thót vang xa, khiến cho lòng người thêm phần thư thái…

8. Hồ Tây: Hồ Tây nằm không xa trung tâm thành phố. Hồ Tây là hồ có diện tích lớn nhất Hà Nội. Bạn có thể du ngoạn ngắm cảnh quanh hồ Tây bằng cách đi xe ôtô điện. Thời điểm thích hợp nhất để bạn đến nơi đây là lúc hoàng hôn để ngắm mặt trời lặn. Bên cạnh hồ Tây có nhiều ngôi chùa cổ, làng cổ - nơi còn lưu giữ lại được những thú chơi tao nhã của người Hà Nội xưa như chơi cây cảnh, bon-sai. Tới Nghi Tàm, Nhật Tân, Quảng Bá mỗi dịp tết đến, xuân về, sẽ thấy khắp khu vực này tràn ngập trong sắc hoa tươi thắm. Gần khu vực hồ Tây còn có làng Ngũ Xã với truyền thống đúc đồng, làng Yên Phụ với nghề làm nhang, đều là những địa điểm nên ghé thăm khi du lịch Hà Nội.

9. Cầu Long Biên: Cầu Long Biên được xây năm 1902, nằm trong ít các cây cầu có kiến trúc đẹp nổi tiếng thế giới. Thời Pháp thuộc, cầu mang tên Paul Doumer (tên vị Toàn quyền Đông Dương, sau này là Tổng thống Pháp). Cầu Long Biên không chỉ công trình giao thông nối đôi bờ sông Hồng mà còn là một chứng nhân lịch sử cho sự phát triển của Thủ đô Hà Nội. Từ trên cầu Long Biên, du khách có thể thấy rõ bãi giữa Sông Hồng - là dải đất phù sa màu mỡ nổi lên giữa lòng sông Hồng, đoạn sông chảy qua Hà Nội, là một địa điểm khá độc đáo, với khung cảnh yên bình, nơi cư ngụ của một số dân nghèo ở vùng khác đến mưu sinh ở Hà Nội.

10 - Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam. Đây là một điểm đến lý thú - nơi tập trung lưu giữ nhiều di vật cổ liên quan tới quá trình hình thành và phát triển của đất nước Việt Nam. Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam hiện nay được sáp nhập bởi Bảo tàng Lịch sử và Bảo tàng Cách mạng. Hai bảo tàng này nằm gần nhau trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, sát Nhà hát Lớn Hà Nội. Ngoài Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, khi đến Hà Nội, du khách nên tới thăm quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Phụ nữ, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam…Mỗi nơi này đều có những nét độc đáo, không thể không khám phá.

Lê Quang Vinh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chiều ngày 6/9: Cảnh sát tiếp nhận nhiều tin báo cứu nạn, cứu hộ do sự cố cây đổ

Chiều ngày 6/9: Cảnh sát tiếp nhận nhiều tin báo cứu nạn, cứu hộ do sự cố cây đổ

(LĐTĐ) Theo Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) - Công an thành phố Hà Nội, chỉ tính riêng trong khoảng 2 giờ đồng hồ chiều 6/9, đơn vị đã tiếp nhận ít nhất 11 tin báo cứu nạn, cứu hộ liên quan đến sự cố cây đổ trên các tuyến phố Thủ đô. Ngay sau khi nhận được tin báo, cán bộ, chiến sĩ khẩn trương tới hiện trường thực hiện các giải pháp cứu nạn, cứu hộ.
Tin bão mới nhất 20h ngày 6/9: Bão số 3 đã giảm đi 1 cấp

Tin bão mới nhất 20h ngày 6/9: Bão số 3 đã giảm đi 1 cấp

(LĐTĐ) Tối 6/9, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, trong 3 giờ vừa qua, bão số 3 đã giảm đi 1 cấp. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai phương án ứng phó bão số 3

Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai phương án ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị triển khai phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ứng phó bão số 3 (bão Yagi) trên địa bàn Thành phố.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló và Phu nhân đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Guinea-Bissau thăm chính thức Việt Nam từ ngày 5 - 8/9. Chiều 6/9, sau lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Umaro Sissoco Embaló.
Địa phương nào chịu tác động đầu tiên của siêu bão số 3?

Địa phương nào chịu tác động đầu tiên của siêu bão số 3?

(LĐTĐ) Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, bão số 3 sẽ gây gió mạnh. Dự báo rạng sáng mai 7/9, trên khu vực đất liền, ven biển sẽ bắt đầu vào cám nhận của gió mạnh của bão số 3. Nhiều khả năng khu vực chịu tác động đầu tiên của gió mạnh sẽ là khu vực Móng Cái (Quảng Ninh).
Nghệ An đề phòng mưa to, ngập úng

Nghệ An đề phòng mưa to, ngập úng

(LĐTĐ) Theo bản tin lúc 17h00 ngày 06/9 của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Bắc Trung Bộ về tin bão khẩn cấp, cơn bão số 3, tại khu vực Nghệ An từ đêm 06/9 đến ngày 08/9 có khả năng mưa to, có nơi mưa rất to
Hoạt động hiệu quả nhờ Chủ tịch Công đoàn tâm huyết, trách nhiệm

Hoạt động hiệu quả nhờ Chủ tịch Công đoàn tâm huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Điểm chung ở các đơn vị, cơ quan có hoạt động công đoàn hiệu quả là đều có những “thủ lĩnh” Công đoàn tâm huyết, trách nhiệm, năng động. Trong đó, nhiều người đã được Liên đoàn game bài uy tín thành phố Hà Nội vinh danh Chủ tịch Công đoàn tiêu biểu xuất sắc năm 2024.

Tin khác

Sơn Tây hoãn chương trình kỷ niệm 100 năm thành lập để tập trung ứng phó với bão Yagi

Sơn Tây hoãn chương trình kỷ niệm 100 năm thành lập để tập trung ứng phó với bão Yagi

(LĐTĐ) Thị xã Sơn Tây (Hà Nội) vừa quyết định hoãn tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Thị xã, dự kiến diễn ra tối nay (6/9) để tập trung ứng phó với siêu bão Yagi.
Quận Đống Đa: Hiệu quả thiết thực từ các phong trào thi đua yêu nước

Quận Đống Đa: Hiệu quả thiết thực từ các phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Ngày 6/9, quận Đống Đa tổ chức Hội nghị biểu dương “Người tốt, việc tốt”; tổng kết Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2024 và tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”.
Hà Nội: Người dân chủ động tích trữ nhu yếu phẩm trước khi bão Yagi đổ bộ

Hà Nội: Người dân chủ động tích trữ nhu yếu phẩm trước khi bão Yagi đổ bộ

(LĐTĐ) Sáng nay (6/9), nhiều người dân Thủ đô đã đến các siêu thị, chợ dân sinh mua rau củ quả, thực phẩm, các siêu thị liên tục bổ sung hàng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Chung khảo thi tìm hiểu 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chung khảo thi tìm hiểu 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 6/9, tại Cung Thiếu nhi Hà Nội đã diễn ra Chung khảo Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Cuộc thi do Thành ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức, giao Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chỉ đạo, phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội thực hiện.
Những người “giữ hồn” trung thu truyền thống

Những người “giữ hồn” trung thu truyền thống

(LĐTĐ) Khuôn bánh trung thu, mặt nạ giấy bồi, đèn lồng, “tiến sĩ giấy”... từng gắn bó với biết bao thế hệ người Việt với những sự tích, câu chuyện của riêng mỗi món đồ chơi. Nhưng trước sự phát triển của xã hội, những món đồ chơi truyền thống này ngày càng bị mai một. Nhiều người chỉ còn nhớ đến chúng như một món đồ chơi trong ký ức tuổi thơ mà quên đi những câu chuyện của riêng nó. Để rồi cho đến hiện tại, chỉ còn lại một vài người thợ già vẫn miệt mài làm đồ chơi truyền thống, để lưu giữ tinh hoa, để “giữ hồn” cho những món đồ đó không bị chìm vào dĩ vãng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội dự khai giảng tại Trường THCS Giảng Võ

Bí thư Thành ủy Hà Nội dự khai giảng tại Trường THCS Giảng Võ

(LĐTĐ) Hòa chung không khí Ngày hội khai giảng năm học mới 2024 - 2025, sáng 5/9, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã đến động viên thầy, cô giáo và học sinh Trường Trung học cơ sở (THCS) Giảng Võ, quận Ba Đình.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THPT Phan Đình Phùng

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THPT Phan Đình Phùng

(LĐTĐ) Sáng 5/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã dự lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Phan Đình Phùng, quận Ba Đình.
Các làng nghề bánh trung thu: An toàn thực phẩm được ưu tiên hàng đầu

Các làng nghề bánh trung thu: An toàn thực phẩm được ưu tiên hàng đầu

(LĐTĐ) Cận kề Rằm tháng Tám, các làng nghề bánh trung thu trên địa bàn thành phố Hà Nội tất bật vào vụ. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và giữ được thương hiệu, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) được các cơ sở sản xuất bánh đặc biệt chú trọng.
Hướng tới quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu hiệu quả cho người dân Thủ đô

Hướng tới quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu hiệu quả cho người dân Thủ đô

(LĐTĐ) Việc thành phố Hà Nội xem xét, ban hành Nghị quyết “Danh mục kỹ thuật dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình chưa được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trên địa bàn thành phố Hà Nội và Danh mục cấp cứu ngoại viện trên địa bàn thành phố Hà Nội” là chủ trương đúng, cần thiết, hướng tới thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe, mọi người dân Thủ đô đều được bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ và thụ hưởng các dịch vụ y tế.
Gia Lâm: Đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho mọi học sinh

Gia Lâm: Đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho mọi học sinh

(LĐTĐ) Thời điểm này, huyện Gia Lâm đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho năm học mới 2024 - 2025, đặc biệt là điều kiện về cơ sở vật chất, trường lớp, phòng học. Do đó, mặc dù số lượng học sinh tăng lên nhưng với sự đầu tư của huyện và sự chuẩn bị của các trường, về cơ bản học sinh đều được bố trí đủ chỗ học.
Xem thêm
Phiên bản di động