Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Nỗ lực vượt lên của cô gái mắc bệnh tan máu bẩm sinh

(LĐTĐ) Dù mang trong người chứng bệnh tan máu bẩm sinh hiếm gặp, gia cảnh lại khó khăn, nhưng Trần Thị Như (24 tuổi) ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội không đầu hàng số phận, những lúc không phải nhập viện điều trị, em tự xoay xở bằng việc bán trà đá vỉa hè để lấy tiền chữa bệnh cho mình và em trai, giảm bớt gánh nặng kinh tế lên gia đình.
Nghị lực của chàng trai khuyết tật
Nghị lực của chàng trai “tàn nhưng không phế”

Không bao giờ bỏ cuộc

Nơi Trần Thị Như ngồi bán trà đá là cửa Viện huyết học - Truyền máu Trung ương, em chọn địa điểm này để tiện cho việc điều trị. Nhìn cách làm việc của Như, không ai nghĩ rằng cô gái ấy lại là bệnh nhân mắc bệnh hiếm về máu, cuộc sống thường xuyên phải gắn liền với giường bệnh.

Nỗ lực vượt lên của cô gái mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Việc bán trà đá mỗi tối giúp Như có thêm tiền để điều trị bệnh. (Ảnh:M. Tiến)

Nói về căn bệnh đang mang trong mình, Như cho biết: “Ngay từ khi sinh ra được 2 tháng bố mẹ đã phát hiện em có những bất thường như da xanh xao, thường xuyên bị sốt không rõ nguyên nhân, không ăn uống được nhiều… Gia đình đã phải rong ruổi khắp các bệnh viện nhiều năm mới có thể phát hiện ra bệnh của em, căn bệnh đặc biệt nguy hiểm có tên tan máu bẩm sinh, hay còn gọi là bệnh Thalassemia. Theo lời kể của bố mẹ em, đây là căn bệnh hiếm nên gia đình ai cũng đều sững sờ khi nghe tin em mắc bệnh”.

Người mắc bệnh tan máu bẩm sinh vẫn có thể có được một cuộc sống bình thường, lập gia đình, có con như bao người khác. Tuy nhiên, những bệnh nhân này phải tuân thủ quá trình điều trị lâu dài với chi phí vô cùng tốn kém, suốt đời phải truyền máu và thải sắt. Trường hợp của Như thuộc thể nặng nên phải đều đặn hàng tháng đến viện thăm khám và điều trị để duy trì cuộc sống.

Cũng chính vì nằm viện “nhiều hơn ở nhà” nên việc học hành của em bị gián đoạn, học hết cấp 2 Như đành phải nghỉ học. Như chia sẻ, gia đình em nằm ở vùng ngoại thành Hà Nội, kinh tế gia đình phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập từ ruộng vườn của bố mẹ. Vì tuổi đã cao, bố mẹ em cũng không còn đủ sức khỏe để đi làm thêm nữa.

Như bảo, nhiều lúc sự đau đớn của bệnh tật cộng với sự túng quẫn về kinh tế khiến em nhụt chí, muốn bỏ cuộc. Nhưng nghĩ tới tình yêu thương của gia đình dành cho mình, em lại vực dậy tinh thần, luôn tự động viên mình cố gắng, quyết tâm không bao giờ bỏ cuộc. “Dù bố mẹ không nói ra nhưng em biết bố mẹ rất buồn. Em thương bố mẹ nên xin đi ở trọ gần Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và tìm việc làm, trang trải thêm tiền viện phí, đỡ cho bố mẹ phần nào gánh nặng”.

Như chia sẻ thêm, gia đình em không may mắn khi người em trai của Như cũng bị mắc bệnh tan máu bẩm sinh. “Vì em đau ốm nên đến khi 11 tuổi, bố mẹ em mới quyết định sinh thêm em bé với mong muốn có thêm người con lành lặn, khỏe mạnh để trông cậy tuổi già. Ấy vậy mà khó khăn lại chồng chất thêm một lần nữa khi em trai em phát hiện bệnh khi mới 4 tháng tuổi. Gánh nặng đè lên đôi vai của bố mẹ vì thế mà mỗi ngày một nặng hơn”.

Vì ngày mai tươi sáng

Trong lòng luôn chất chứa nỗi buồn là vậy, nhưng Như luôn tự động viên mình nỗ lực vượt qua. Ở tuổi thanh xuân đẹp nhất của cuộc đời, em luôn vui vẻ, hoạt bát, nụ cười lúc nào cũng trên môi. Nếu em không nói ra, ít ai biết rằng em lại là bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, đôi tay chai sần vì những đợt điều trị dài ngày phải truyền máu và thải sắt tích cực để duy trì sự sống. Em tâm niệm, dù cuộc sống có khó khăn vất vả thế nào, em vẫn luôn cố gắng, em tin vào ngày mai sẽ có muốn điều hạnh phúc đang chờ đón.

Để có tiền trang trải, Như cùng một số người bạn đi làm bưng bê, phục vụ ở quán. Nhưng công việc không phải lúc nào cũng suôn sẻ, có những lần em bị chủ quán cho nghỉ việc mà không trả lương. Từ đó, em và những người bạn lại bàn nhau mở quán giải khát, bán đồ ăn gần cổng Viện. Ngày nắng cũng như ngày mưa, chỉ trừ những ngày phải nằm viện, còn hầu như ngày nào em cũng mở hàng để bán.

Tan máu bẩm sinh là bệnh là một bệnh lý di truyền về máu, khi đó các hồng cầu bị phá hủy quá mức dẫn đến tình trạng thiếu máu. Bệnh gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến giống nòi, ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân và cả cộng đồng,… Theo thống kê của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, ở Việt Nam, hiện có khoảng trên 12 triệu người mang gen bệnh này và có trên 20.000 người bệnh mức độ nặng cần phải điều trị cả đời. Một người bệnh mức độ nặng từ khi sinh ra đến 21 tuổi cần truyền khoảng 470 đơn vị máu để duy trì sự sống.

Công việc của em thường bắt đầu từ 7 giờ tối đến đêm khuya, khách hàng quen cũng chính là những người bệnh, người nhà bệnh nhân đang ở trong viện hoặc những người bạn đồng cảnh đến để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Như cho biết, thu nhập từ quán tuy không nhiều nhưng em vẫn luôn cố gắng duy trì đều đặn hàng ngày. Lời lãi mỗi tháng khoảng tầm 2- 3 triệu cũng đỡ được phần nào tiền thuê nhà trọ, tiền điều trị và mua thuốc. Khoản thu đó với em có ý nghĩa rất lớn bởi em có thể tự lập được cuộc sống. Ước mong lớn nhất của em lúc này là có sức khỏe để giúp được bố mẹ nhiều hơn.

Như cho biết thêm, đợt nghỉ dịch phòng Covid-19 vừa qua, em không có thu nhập từ việc bán hàng nên cuộc sống gặp đôi chút khó khăn. Nhưng bên cạnh em luôn có gia đình, bạn bè động viên và giúp đỡ nên em luôn tự nhủ bản thân cố gắng. Em bảo, cuộc sống của em tuy có nhiều khó khăn nhưng vẫn có thể tự đi lại, tự lo cho cuộc sống của mình thì vẫn may mắn hơn những hoàn cảnh khác phải sống phụ thuộc hoàn toàn vào người thân.

Thời gian phải nghỉ ở nhà, em chọn cho mình cách khác để tận hưởng cuộc sống như nghe nhạc, nhắn tin trò chuyện chia sẻ cùng bạn bè. Với em, việc tin vào một ngày mai tươi sáng chính là động lực giúp em bền bỉ từng ngày. “Chỉ cần chúng ta luôn cố gắng, chúng ta nhất định có thành quả”, em hy vọng.

Đợt này, em trai Như phải nằm viện điều trị nội trú, nên những lúc không phải truyền máu và thải sắt, cậu bé lại ra quán chơi, phụ giúp chị những việc vặt. Hơn ai hết, Như hiểu từng cơn đau do bệnh tật mà em trai mình phải chịu đựng nên rất yêu thương, chiều chuộng cậu em nhỏ. Hiện em trai Như vẫn đi học, sau đợt điều trị dài ngày ở viện, em lại về quê tiếp tục việc đèn sách. Như luôn động viên em mình cố gắng học tập để có công việc ổn định sau này.

Cao Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có liên quan đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ.
Điều tra thêm hành vi lừa đảo chiếm đoạt tại Mái ấm Hoa Hồng

Điều tra thêm hành vi lừa đảo chiếm đoạt tại Mái ấm Hoa Hồng

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng hiện đang tạm giữ bà Giáp Thị Sông Hương và những người liên quan về hành vi bạo hành trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng, đồng thời cũng làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại đây.
Phải tận dụng “thời gian vàng” trong ứng phó bão Yagi

Phải tận dụng “thời gian vàng” trong ứng phó bão Yagi

(LĐTĐ) Chủ trì cuộc họp về diễn biến cơn bão số 3 (Yagi), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các cơ quan chuyên môn tiếp tục làm tốt công tác dự báo; đồng thời nhấn mạnh yếu tố không chủ quan trong ứng phó thiên tai.
Vẫn băn khoăn việc áp thuế giá trị gia tăng với phân bón

Vẫn băn khoăn việc áp thuế giá trị gia tăng với phân bón

(LĐTĐ) Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6, các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến về Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Vấn đề có nên áp thuế với phân bón hay không tiếp tục được thảo luận sôi nổi, với nhiều quan điểm khác nhau.
Nữ bác sĩ 9X nhiệt huyết, đam mê nghiên cứu khoa học

Nữ bác sĩ 9X nhiệt huyết, đam mê nghiên cứu khoa học

(LĐTĐ) Bác sĩ Dương Thị Trà Giang (bác sĩ nội trú tại Khoa Đẻ thường, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội), luôn được đồng nghiệp và bệnh nhân quý mến khi mang trong mình sự nhiệt huyết với nghề y và lòng đam mê nghiên cứu khoa học. Với nhiều sáng kiến y khoa xuất sắc, chị đã góp phần chăm sóc sức khỏe sản phụ và thai nhi, được vinh danh là một trong 10 Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023.
Chung tay tạo môi trường giáo dục xứng đáng là nơi "trồng người"

Chung tay tạo môi trường giáo dục xứng đáng là nơi "trồng người"

(LĐTĐ) Năm học 2024 - 2025 đã chính thức bắt đầu với nhiều nhiệm vụ quan trọng đối với các nhà quản lý giáo dục và mỗi giáo viên. Tại nhiều ngôi trường ở Thủ đô Hà Nội, các thầy, cô giáo cũng gửi gắm những ước vọng để nghề dạy học thực sự là nghề cao quý nhất trong nghề cao quý, để mỗi trò đến trường đều cảm nhận được niềm vui.
Doanh nghiệp Nhà nước áp dụng bảng lương, phụ cấp mới từ 15/9

Doanh nghiệp Nhà nước áp dụng bảng lương, phụ cấp mới từ 15/9

(LĐTĐ) Từ ngày 15/9, người game bài uy tín trong doanh nghiệp Nhà nước sẽ áp dụng bảng lương, phụ cấp mới. Theo đó, mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương do công ty quyết định; quỹ tiền lương không được vượt quá kế hoạch của người game bài uy tín .

Tin khác

Chầm chậm thu sang…

Chầm chậm thu sang…

(LĐTĐ) Ta để lại mùa hạ nơi dòng sông cuộn sóng. Hoa điệp vàng trong nắng và bằng lăng nhạt màu bởi những cơn mưa. Nửa mùa hạ ta phiêu du trăng gió, chợt thấy mình không bớt những chênh vênh. Hạ không buồn bởi nắng reo và gió vi vút đến cuối trời. Hạ tung tăng mà đi, say mê mà đến. Không nhớ, không buồn...
Chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng khai gì với cơ quan công an?

Chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng khai gì với cơ quan công an?

(LĐTĐ) Tại cơ quan chức năng, chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng là bà Giáp Thị Song Hương cho rằng hành động bạo hành các cháu bé của bảo mẫu là bộc phát, bà Hương không biết và không chủ trương hành vi này.
Trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng được đưa về cơ sở bảo trợ xã hội công lập

Trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng được đưa về cơ sở bảo trợ xã hội công lập

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng tạm thời sẽ đưa tất cả các trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng về cơ sở bảo trợ xã hội công lập để chăm sóc theo diện khẩn cấp, sau đó tiến hành xác định nhân thân từng em để có phương án phù hợp.
Chiêu trò lừa đảo thu học phí tân sinh viên ngày càng tinh vi

Chiêu trò lừa đảo thu học phí tân sinh viên ngày càng tinh vi

(LĐTĐ) Lợi dụng thời điểm các sinh viên vừa trúng tuyển đang làm thủ tục nhập học, một số đối tượng đã giả mạo là đầu mối của một số trường đại học để lừa chuyển tiền học phí, lệ phí nhập học.
Chi tiết về thời hạn sử dụng thẻ Căn cước trẻ em

Chi tiết về thời hạn sử dụng thẻ Căn cước trẻ em

(LĐTĐ) Theo Luật Căn cước 2023, thẻ Căn cước trẻ em có thời hạn tùy theo độ tuổi: Cấp đổi khi 14, 25, 40, và 60 tuổi. Trẻ dưới 14 tuổi có thẻ sử dụng đến khi đủ 14 tuổi.
Chi tiết lịch bắn pháo hoa lễ Quốc khánh 2/9 trên cả nước

Chi tiết lịch bắn pháo hoa lễ Quốc khánh 2/9 trên cả nước

(LĐTĐ) Dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, những màn bắn pháo hoa đặc sắc sẽ diễn ra tại các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước, trong đó có hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Tháng 9 yêu thương

Tháng 9 yêu thương

(LĐTĐ) Tháng 9 yêu thương, thời khắc khi Hà Nội đắm chìm trong vẻ đẹp mùa thu, là chứng nhân cho tình yêu chân thành và nhớ nhung giữa chàng trai và cô gái.
Giáo viên, học viên của lớp tiếng Anh trực tuyến đồng loạt để hình nền cờ Tổ quốc chào mừng Quốc khánh (2/9)

Giáo viên, học viên của lớp tiếng Anh trực tuyến đồng loạt để hình nền cờ Tổ quốc chào mừng Quốc khánh (2/9)

(LĐTĐ) Mỗi dịp Quốc khánh (2/9), cả nước lại rộn ràng trong sắc đỏ của lá cờ Tổ quốc, biểu tượng thiêng liêng gắn liền với tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc của hàng triệu người dân Việt Nam. Năm nay, hưởng ứng tinh thần này, các thầy cô và học viên của SunUni Academy đã đồng loạt để hình nền cờ đỏ sao vàng trên các thiết bị cá nhân để chào mừng ngày lễ lớn của đất nước.
Phát huy tinh thần Xô Viết Nghệ Tĩnh: Xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp

Phát huy tinh thần Xô Viết Nghệ Tĩnh: Xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp

(LĐTĐ) Đã 94 năm đi qua với bao thăng trầm, cuộc sống của người dân trên vùng đất Xô viết Nghệ Tĩnh năm xưa giờ đã đổi thay, khởi sắc, khang trang. Tự hào về truyền thống vẻ vang, tiếp nối chí khí của cha ông, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nghệ An đã nỗ lực, chung sức, đồng lòng dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp.
Những ai không nên uống nước dừa?

Những ai không nên uống nước dừa?

(LĐTĐ) Nhiều người cho rằng uống nước dừa có tác dụng hơn uống nhiều loại thảo dược quý hiếm. Tuy vậy, theo các chuyên gia y tế, có 3 nhóm người nên hạn chế uống nước dừa để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Xem thêm
Phiên bản di động